Ra mắt trang tin điện tử về án lệ của TAND tối cao
Ngày 19/10, Tòa án nhân dân (TAND) tối cao chính thức ra mắt trang tin điện tử về án lệ tại địa chỉ http://anle.toaan.gov.vn.
Theo đó, sau một thời gian nghiên cứu, phát triển, án lệ được nhìn nhận là một trong những dấu ấn quan trọng của cải cách tư pháp trong thời gian qua. Xuất phát từ thực tế trên, ngày 18/10/2016, Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình đã ký quyết định thành lập trang tin điện tử về án lệ.
Lãnh đạo TAND tối cao bấm nút ra mắt trang tin điện tử về án lệ.
Trang tin điện tử về án lệ là nơi cung cấp các thông tin chính thức của TAND tối cao về hoạt động của án lệ; đồng thời, tạo ra một kênh thông tin phong phú, có khả năng phổ cập, tương tác rộng rãi với các đối tượng khác nhau như người dân, Thẩm phán… có nhu cầu tìm hiểu về án lệ.
Với việc đưa trang tin điện tử về án lệ vào hoạt động, TAND tối cao mong muốn sẽ cung cấp cho công chúng những thông tin mới nhất về án lệ như: các án lệ có hiệu lực, nguồn án lệ, án lệ đã bị hủy hoặc thay thế… Đặc biệt, người dùng có thể đưa ra các ý kiến bình luận, đóng góp tại chuyên mục “Bình luận” hoặc tại các phần bình luận trong mỗi chuyên mục.
Video đang HOT
Trên trang tin điện tử về án lệ, ngoài việc tra cứu thông tin điện tử về án lệ, người dân có thể tra cứu thông tin về Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao, Hội đồng soạn thảo án lệ, lý lịch của các thẩm phán… và các tin tức liên quan. Các thẩm phán có thể nhanh chóng tìm kiếm các văn bản quy phạm pháp luật mới về án lệ, án lệ vừa được công bố… để nghiên cứu, tham khảo, phục vụ công tác xét xử.
Tiến Nguyên
Theo Dantri
'Bản án phải làm tội phạm khuất phục, người dân khâm phục'
Chánh án TAND Tối cao cho rằng quy định hạn chế án bị hủy, sửa không phải vì đội ngũ thẩm phán mà là vì người dân. Làm sao mỗi bản án phải trở thành một áng văn giáo dục pháp luật, tội phạm thì khuất phục, nhân dân thì khâm phục.
Ngày 24-8, trong chuyến công tác tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ, Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình đã có buổi làm việc để lắng nghe ý kiến của lãnh đạo TAND hai cấp tại TP Cần Thơ.
Phát biểu tại buổi làm việc, Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình cho biết lãnh đạo TAND Tối cao tăng cường ban hành án lệ. Hiện nay đang có nguồn hơn 60 vụ nữa chuẩn bị ban hành án lệ và sẽ ưu tiên những vụ án lệ thuộc về đất đai, hành chính...
PLO lược ghi bài phát biểu của Chánh án Nguyễn Hòa Bình tới bạn đọc.
Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình phát biểu tại buổi làm việc với lãnh đạo và thẩm phán tòa án hai cấp tại TP Cần Thơ ngày 24-8. Ảnh: N.NAM
Hằng tháng tôi quy định một tuần để hội đồng thẩm phán TAND Tối cao làm ba việc ngoài xét xử là xây dựng án lệ, hướng dẫn pháp luật và ban hành các nghị quyết. Tôi vừa rồi cũng ký một số hướng dẫn giải quyết thắc mắc, có hỏi các đồng chí về tác động của án lệ đối với xét xử như thế nào thì cũng có một vài ý kiến đánh giá được, cũng có ý kiến nói phải bổ sung thêm.
Nhưng tôi cũng có cảm giác các đồng chí chưa đọc nghị quyết hướng dẫn. Đề nghị các đồng chí nghiên cứu cái đó, chúng tôi cũng thấy là thước đo của các hướng dẫn, các nghị quyết không phải ở văn hay chữ tốt khi mà chánh án ban hành mà chính là hướng dẫn đối với thực tế xét xử của các đồng chí có được hay không, có trúng hay không. Cái công bằng, lẽ phải được đo bằng chúng ta hướng dẫn những cái đó, trên cơ sở những hướng dẫn đó để áp dụng vào thực tế xét xử có đúng hay không, có thực sự là lẽ phải, công bằng hay không.
Có hai yêu cầu, một là các đồng chí vận dụng cái đấy, hai là các đồng chí phát hiện trong các hướng dẫn án lệ điều gì không hợp lý thì trao đổi lại với Tòa Tối cao. Nếu không hợp lý chúng ta phải sửa. Luật không hợp lý cũng phải sửa cơ mà...
Phó Chánh án TAND TP Cần Thơ Đặng Văn Hùng góp ý tại buổi làm việc với Chánh án TAND Tối cao ngày 24-8. Ảnh: N.NAM
Đòi hỏi của cuộc sống đối với công tác xét xử rất cao. Chúng ta hướng đến việc hoàn thành các chỉ tiêu Quốc hội giao cho chúng ta không được quá hạn, không được hủy sửa, không được kéo dài, tỉ lệ phải cao... Cao hơn thế chúng ta phải hướng đến chất lượng mỗi bản án. Làm sao mỗi bản án phải trở thành một áng văn giáo dục pháp luật, tội phạm thì khuất phục, nhân dân thì khâm phục.
Dân sự mà sai là lấy của người nọ cho người kia, cho nên không có cách nào khác là phải tuân thủ pháp luật, thượng tôn pháp luật. Trong khi tăng cường trách nhiệm của thẩm phán, tăng cường giáo dục đạo đức công vụ của thẩm phán thì chủ trương của lãnh đạo của TAND Tối cao là phải đề ra kỷ cương, kỷ luật. Các đồng chí phải tăng cường giám sát giữa các giai đoạn tố tụng, giữa các cơ quan tố tụng với nhau, trong nội bộ cấp trên - cấp dưới và giám sát của nhân dân, cơ quan dân cử với hoạt động của chúng ta...
Tôi đi nhiều địa phương, nhiều anh em băn khoăn về tỉ lệ hủy, sửa. Cái gốc là chúng ta phải làm một bản án trọn vẹn, làm cho người ta tâm phục khẩu phục, đúng đến mức không thể vin vào đâu để hủy, sửa được.
Còn băn khoăn về tỉ lệ, bây giờ phải nói nếu bản án đúng thì dân được nhờ, kỷ cương phép nước được tăng cường. Nếu bản án sai thì người gánh chịu là dân cho nên việc hạn chế án bị hủy, sửa không phải vì đội ngũ thẩm phán mà vì dân. Làm thế nào để không có án hủy là tốt nhưng nếu chúng ta du di với nhau rồi nới rộng ra 5% (tỉ lệ án bị hủy, sửa - NV) thì ai là người gánh chịu, dân chứ còn gì nữa! Cho nên phấn đấu của chúng ta là làm thế nào để dân không phải chịu bản án có sai sót.
NHẪN NAM ghi
Theo PLO
TAND Tối cao yêu cầu xem xét lại vụ 2 thiếu niên cướp bánh mì Cho rằng 2 thiếu niên cướp bánh mì lúc đói bị tuyên 8-10 tháng tù là quá nghiêm khắc, Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình chỉ đạo xem xét lại vụ án. Chánh án TAND Tối cao cùng đại diện Vụ giám đốc kiểm tra I vừa làm việc với lãnh đạo TAND TP HCM về vụ án Ôn Thành Tân...