Ra mắt Lữ đoàn Tàu pháo – Tên lửa 167 hiện đại
Ngày 14/10, Lữ đoàn Tàu Pháo – Tên lửa 167 thuộc Vùng 2 Hải quân (tỉnh Đồng Nai) đã ra mắt tại tỉnh Đồng Nai nhằm góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo.
Lữ đoàn tàu Pháo – Tên lửa hiện đại chính thức ra mắt
Ngày 14/10, tại huyện Nhơn Trạch (tỉnh Đồng Nai), Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân thuộc Quân chủng Hải quân đã tổ chức lễ ra mắt Lữ đoàn Tàu pháo -Tên lửa 167.
Theo quyết định thành lập do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ký ngày 12/7/2013, chức năng của Lữ đoàn Tàu Pháo – Tên lửa 167 thuộc Vùng 2 Hải quân là đơn vị chiến thuật có thể độc lập hoặc hiệp đồng tác chiến với các lực lượng khác trong các chiến dịch của Quân chủng Hải quân và hiệp đồng quân binh chủng.
Đặc biệt, Lữ đoàn sẽ cùng các đơn vị của Vùng 2 Hải quân trong quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc và cơ động lực lượng chiến đấu theo yêu cầu nhiệm vụ.
Video đang HOT
Lữ đoàn tàu Pháo – Tên lửa góp phần bảo vệ vững chủ quyền biển, đảo và thềm lục địa của Tổ quốc
Phát biểu tại lễ ra mắt, Đô đốc Nguyễn Văn Hiến – Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tư lệnh Quân chủng Hải quân – khẳng định việc thành lập Lữ đoàn Tàu Pháo – Tên lửa 167 đánh dấu bước phát triển hiện đại của lực lượng Hải quân nhân dân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, hình thành lực lượng đa binh chủng hiệp đồng tác chiến trên biển.
Đô đốc Nguyễn Văn Hiến yêu cầu cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn Tàu Pháo – Tên lửa 167 không ngừng học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, làm chủ phương tiện kỹ thuật, phát huy tốt hiệu suất chiến đấu của các tàu, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của đơn vị.
Theo Xahoi
Nỗi lòng người mẹ xin cho kẻ giết 2 con nhỏ
Một năm sau thảm án "kẻ cuồng sát hút bồ đà dùng cuốc đoạt mạng cặp song sinh", những người thân trong gia đình hai bé chưa có lấy một phút nguôi ngoai. Chị Phạm Thị Thu Hà, mẹ của hai bé sơ sinh nhiều lúc như điên dại vì thương nhớ con. Kẻ sát nhân phải chịu án cao nhất của pháp luật, còn những phạm nhân ở lại phải chịu những nỗi đau không gì có thể bù đắp.
Vết thương lòng "vẫn còn rỉ máu"
Ngược dòng thời gian hơn một năm về trước, người dân tại ấp Bình Phú (xã Long Tân, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai) không thể quên được hình ảnh của Phan Văn Mạnh (23 tuổi, ngụ huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai), kẻ hút bồ đà gây ra vụ thảm sát chấn động. Trong cơn phê thuốc, Mạnh đã nhẫn tâm lấy con dao chặt đá chém điên cuồng những người có mặt xung quanh mình. Một số người dân xông vào ôm Mạnh, giật dao ném đi. Trong cơn mê, Mạnh tiếp tục chạy trên đường, nhặt một cái cuốc lao vào nhà bà Hồ Thị Phàm (73 tuổi) đánh bà Phàm, cháu Phạm Duy Cường (7 tuổi), hai cháu sinh đôi Nguyên Lan Phương và Nguyễn Phương Vy (mới một tuổi). Hậu quả, hai cháu Phương, Vy tủ vong, 6 người bị thương nặng phải đi cấp cứu. Kẻ gây ra tội ác sau đó phải nhận mức án cao nhất của pháp luật. Nhưng người phải gánh chịu sự đau đớn nhất trong vụ thảm án là chị Phạm Thị Thu Hà, ngụ ấp Bình Phú, xã Long Tân (huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai). Người mẹ tội nghiệp này chỉ trong thoáng chốc đã vĩnh viễn mất đi hai người con song sinh.
Trời về chiều, chúng tôi tìm đến căn nhà nhỏ của chị Hà nằm sau những lùm cỏ rậm rạp bên vệ đường. Hàng xóm cho biết, từ sau ngày mất mát ấy, cánh cửa chính chưa bao giờ rộng mở đón khách. Gặp cháu Kiều Anh, con gái lớn của chị nơi bậc thềm, khi hỏi về mẹ, cháu bỗng rưng rưng nước mắt: "Mẹ cháu khổ lắm cô chú ạ, lúc các em cháu mới mất, ngày nào mẹ cũng như người điên dại, lúc nào cũng nói huyên thuyên gọi các em, lại còn cứ đòi ra mộ ở cùng". Câu chuyện của cháu Kiều Anh như chia sẻ thêm nỗi muộn phiền, đớn đau bấy lâu mà mẹ mình đang phải đương đầu. Câu chuyện của cháu Kiều anh như chia sẻ thêm nỗi muộn phiền, đớn đau bấy lâu mà mẹ mình đang phải đương đầu. Kiên nhẫn ngồi đợi đến 19h, có tiếng xe máy chạy vào nhà, Kiều Anh chỉ tay bảo chúng tôi mẹ đã về. Dõi theo cánh tay, chúng tôi thấy một người phụ nữ có đôi mắt thâm quầng, nét mặt có phần sợ sệt.
Biết phóng viên đến hỏi thăm, chị Hà nức nở ôm mặt khóc. Dường như đã lâu lắm, người phụ nữ bất hạnh mới được chia sẻ, được trút bầu tâm sự cho vơi nỗi buồn mất con lâu nay u uẩn trong lòng. Bên chén nước chè xanh thơm ngát, chị tâm sự, mình kết hôn từ năm 1995, với người chồng ở Bình Phước. Lúc đầu, cuộc sống gia đình cũng hạnh phúc và kết quả là hai cháu Kiều Anh và Duy Phong ra đời. Nhưng ngày vui chẳng kéo dài được bao lâu thì những mâu thuẫn cuộc sống ập đến, đẩy hai người xa rời nhau hơn. Chồng chị, những lúc giận hờn đã tìm đến người đàn bà khác để được vui vẻ, sau đó còn đưa đơn ly dị, đuổi chị ra khỏi nhà. Không thể níu kéo hôn nhân bên bờ vực thẳm, chị đành lòng khăn gói đồ đạc về ở với mẹ tại huyện Nhơn Trạch (tỉnh Đồng Nai). Qua một lần đổ vỡ, chị tưởng đã mất hết niềm tin vào đàn ông trên đời. Nhưng thời gian trôi như liều thuốc hàn gắn lại những vết thương rỉ máu, chị lại rung động trước người thanh niên làm cùng công ty, lại chấp nhận mở lòng xây dựng cuộc sống gia đình. Song cứ như một định mệnh, sau khi hai đứa trẻ chào đời, người chồng này cũng bỏ đi không một lời từ biệt.
Đau đớn, mẹ hai cháu bé sinh đôi (bên trái) ngất xỉu khi HĐXX tuyên án (ảnh: Người Lao Động).
Một lần nữa bị bỏ rơi, chị ôm hai con khóc ròng rồi gượng dậy vượt lên làm việc quần quật, vừa nuôi con, vừa quên đi nỗi đau. Vậy mà dường như, bi kịch vẫn chưa chịu buông tha cho người đàn bà trót lỡ vướng hai lần đò. Lúc đón nhận hung tin, nhìn thi thể hai đứa con, chị như người điên dại, gào khóc suốt ngày đêm. Suốt những ngày sau đó, chị cũng như người khùng điên. Cực chẳng đã, gia đình phải thuê căn nhà khác để chị thôi nghĩ ngợi và đón con gái cùng chồng cũ về sống chung. Nhờ sự thay đổi đó, nỗi đau trong lòng chị mới nguôi ngoai phần nào. Nhưng để quên hẳn những đứa con bị chết tức tưởi, thì chị không thể làm được. Vì thương nhớ, ngày nào chị cũng ra mộ thắp hương cho hai bé rồi lại lên chùa niệm kinh, mong con được siêu thoát.
Tâm sự tới đây, chị lại sụt sùi ôm cô con gái Kiều Anh vào lòng, như sợ điều gì đó bất chắc sẽ ập đến. Chị bảo, cả đời mình đã phải hứng chịu quá nhiều nỗi đau mà chưa một ai phải nếm trải. Những nỗi đau ấy không thể lành, chị mong sao nó không còn phải rỉ máu thêm nữa. Bởi có lẽ, thân xác và đôi mắt chị không còn máu và nước mắt để chảy nữa.
Người mẹ bao dung
Mới đây, TAND tỉnh Đồng Nai xử sơ thẩm đối tượng Phan Văn Mạnh (23 tuổi, ngụ huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai). Chị Hà khi có mặt tham dự phiên tòa đã cố nén nỗi đau, run run trình bày: "Từ ngày con mất, gia đình bị cáo không hỏi thăm cũng không chia sẻ điều gì với gia đình chúng tôi. Tôi buồn lắm. Nhưng vì tình người mà tôi đến đây. Người ta mất một đứa con đã đàu, đằng này, tôi mất đến hai đứa. Ai làm mẹ cũng đau xót trước sinh mạng của con mình, mẹ bị cáo cũng vậy. Thời gian qua, chứng kiến nỗi đau gia đình bị cáo đang nếm trải, tôi rất xót xa. Cúi xin quý tòa tha cho bị cáo thoát án tử hình". Theo chị, từ trước đến nay, Mạnh là người hiền lành. Chỉ vì nghiện ngập, Mạnh mới mất đi lý trí, không làm chủ được bản thân... Mạnh mồ côi cha từ khi 6 tuổi, gia đình khó khăn nên ít được quan tâm, giáo dục... Nghe những lời đầy bao dung của đại diện hợp pháp bị hại, cả phòng xử lặng đi. Còn Mạnh, đôi vai run run, nước mắt lã chã.
Phê thuốc, Mạnh đã gây nên cái chết oan ức cho hai bé sinh đôi chưa tròn 1 tuổi (ảnh: Người Lao Động)
Giờ nghị án, người mẹ trẻ đứng lặng buồn bên khung cửa sổ. Có người đến bắt chuyện, chị bật khóc nức nở. "Hai đứa trẻ sinh ra được 1 tháng 13 ngày thì chồng tôi bỏ đi biền biệt. Cái chết của hai con khiến tôi suy sụp, đến bây giờ vẫn chưa hết ám ảnh. Đi làm, mỗi khi nhớ đến con, tôi lại xỉu lên, xỉu xuống nên người ta cho nghỉ việc. Không gì có thể bù đắp nỗi đau mắt con của tôi, nhưng ai làm mẹ cũng đau xót trước sinh mạng của con mình, mẹ bị cáo cũng vậy. Bây giờ, tôi không còn gì nữa, thôi thì xin giảm án cho Mạnh, để lại chút tình người cho con tôi...", giọng chị nghẹn ứ. Lời tha thứ của chị Hà ngay tại phiên tòa khiến bất cứ ai có mặt tham dự cũng bất ngờ. Người dự khán không thể tin, trước những mất mát quá lớn đã từng xảy ra, chị lại đủ lòng nhân hậu để mong cho hung thủ thoát khỏi mức án cao nhất.
Bà Hồ Thị Phàm (76 tuổi), mẹ của chị Hà nói về hành động của con gái khi chấp nhận bỏ qua cho kẻ thủ ác: "Số nó khổ, hai lần lấy chồng mà cũng không được chọn hạnh phúc. Nó sống hiền lành chẳng mất lòng ai. Ngày chuẩn bị đưa vụ án ra xét xửa, nó thấy người nhà hung thủ đến quỳ xin dù đau đớn tột cùng nhưng nó cũng chấp nhận bỏ qua, cũng chỉ mong Mạnh sẽ nhìn nhận sai lầm của mình để sống ý nghĩa nốt phần còn lại của cuộc đời...". Nhìn khuôn mặt bà trĩu nặng, hai dòng nước mắt khó nhọc lăn dài trên gò má hao gầy khiến ai cũng xao lòng. Giờ đây khi mọi thứ đã lùi vào quá khứ nhưng đó vẫn mãi là nỗi đau không thể nào phai mờ với một người đã phải tận mắt chứng kiến thảm án như bà Phàm.
Tuy nhiên, dù bị cáo có một số tình tiết giảm nhẹ, đại diện hợp pháp của người bị hại xin giảm án nhưng mức độ phạm tội của bị cáo đặc biệt nghiêm trọng, cấp phúc thẩm đã tuyên Phan Văn Mạnh mức án tử hình,
Tên nhân vật đã được thay đổi.
Theo Minh Tuấn (Theo Đời sống & Hôn nhân)
Những hình ảnh nhói lòng của PGĐ sở bị lũ cuốn ở Nghệ An Bế cháu nội, trồng cây, sửa mái nhà, chơi bóng đá, nuôi chim.... là những khoảnh khắc rất đời thường, giản dị của PGĐ sở Công Thương Nghệ An Nguyễn Tài Dũng. Trong con mắt bạn bè, người thân của PGĐ Sở Công thương Nghệ An Nguyễn Tài Dũng hy sinh tính mạng trên đường mang mỳ tôm cứu dân vùng lũ, ông...