Ra mắt Liên minh Thuốc thiết yếu của EU
Cơ quan Phản ứng và Chuẩn bị cho tình trạng khẩn cấp về sức khỏe của Ủy ban châu Âu (HERA), phối hợp cùng với Bỉ, nước hiện đảm nhiệm vị trí Chủ tịch luân phiên của Hội đồng Liên minh châu Âu (EU), ngày 24/4 đã chính thức ra mắt Liên minh Thuốc thiết yếu.
Từ trái qua: Bà Stella Kyriakides, Ủy viên y tế và an toàn thực phẩm EU; ông Frank Vandenbroucke, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Các vấn đề xã hội và y tế công cộng của Bỉ. Ảnh: TTXVN phát
Sự kiện này diễn ra bên lề cuộc họp không chính thức của Hội đồng Bộ trưởng Y tế EU ở thủ đô Brussels. Đây là một phần trong các hành động nhằm xây dựng một Liên minh Y tế châu Âu vững mạnh.
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, Liên minh Thuốc thiết yếu tập hợp các bên liên quan chủ chốt, bao gồm chính quyền quốc gia, ngành công nghiệp dược phẩm, tổ chức chăm sóc sức khỏe, đại diện xã hội dân sự, Ủy ban châu Âu (EC) và các cơ quan của EU, cùng nhau xác định các biện pháp tốt nhất để giải quyết và ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt thuốc quan trọng.
Video đang HOT
Được EC công bố lần đầu tiên vào tháng 10/2023, Liên minh sẽ tập trung vào chính sách công nghiệp và bổ sung cho việc cải cách luật dược phẩm của EU theo đề xuất của EC. Đây là phản ứng trực tiếp trước lời kêu gọi của hơn 23 quốc gia thành viên về tính tự chủ chiến lược hơn trong lĩnh vực này.
Liên minh Thuốc hiện có khoảng 250 thành viên đăng ký, bao gồm các bộ của các cơ quan chính phủ đại diện cho các quốc gia thành viên, các công ty hoặc tổ chức đại diện cho ngành công nghiệp và các tổ chức phi chính phủ.
Được thành lập như một cơ chế tham vấn toàn diện và minh bạch của các bên liên quan chính, Liên minh Thuốc thiết yếu sẽ tập trung nâng cao an ninh nguồn cung ứng thuốc; tăng cường khả năng cung cấp thuốc; giảm sự phụ thuộc của chuỗi cung ứng EU. Điều này sẽ góp phần vào một ngành dược phẩm linh hoạt và bền vững hơn ở châu Âu và nguồn cung cấp thuốc an toàn hơn cho người dân.
Phát biểu tại sự kiện này, bà Stella Kyriakides, Ủy viên y tế và an toàn thực phẩm EU, nhấn mạnh việc ra mắt Liên minh Thuốc thiết yếu là phản ứng mang tính hành động của EC để đảm bảo cho công dân luôn có quyền tiếp cận các loại thuốc họ cần. Ngoài ra, EC cũng tập trung vào giải quyết các lỗ hổng trong chuỗi cung ứng và đề xuất các lĩnh vực hành động ưu tiên, chẳng hạn như tăng cường năng lực sản xuất và đa dạng hóa chuỗi cung ứng quốc tế. Liên minh sẽ tập hợp nguồn lực và chuyên môn từ chính phủ, ngành công nghiệp, chuyên gia y tế, cùng nhau hướng tới mục tiêu chung – đảm bảo bệnh nhân được bảo vệ tốt hơn và có quyền tiếp cận bình đẳng hơn vào các loại thuốc họ cần.
Về phần mình, ông Frank Vandenbroucke, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Các vấn đề xã hội và y tế công cộng của Bỉ, cho rằng dịch COVID-19 đã chứng minh tầm quan trọng của hợp tác và đoàn kết châu Âu trong việc chống lại khủng hoảng y tế. Việc tạo điều kiện tiếp cận vaccine cho tất cả công dân châu Âu là một ví dụ điển hình. Liên minh thuốc thiết yếu là trụ cột công nghiệp mới cho Liên minh Y tế châu Âu.
Để tăng cường an ninh nguồn cung ứng, Liên minh Thuốc sẽ xây dựng các khuyến nghị chiến lược để giải quyết và tránh tình trạng thiếu hụt thuốc. Các yếu tố chính được phân tích bao gồm sự phụ thuộc quá mức vào một số ít nhà cung cấp bên ngoài, khả năng đa dạng hóa và năng lực sản xuất hạn chế. Hoạt động này sẽ dựa trên phân tích của EC về lỗ hổng chuỗi cung ứng của các loại thuốc quan trọng trong danh sách thuốc thiết yếu của EU. Các khuyến nghị sẽ tạo thành một kế hoạch chiến lược nhiều năm, gồm các cột mốc và thời hạn tương ứng cho việc thực hiện. Liên minh Thuốc cũng sẽ xem xét khả năng mở rộng các hợp đồng dự trữ năng lực và mua sắm chung, có thể được sử dụng để tăng cường an ninh nguồn cung ứng thuốc thiết yếu. Bên cạnh đó, Liên minh sẽ có cái nhìn toàn diện về chuỗi cung ứng, và các thành viên có thể xác định những mối quan hệ cộng hưởng mới để hợp tác hiệu quả hơn, bao gồm cả việc tạo ra các đối tác mới.
Tình trạng thiếu hụt thuốc thiết yếu gần đây đã nhấn mạnh tầm quan trọng của an ninh nguồn cung ứng trong và trên khắp EU. EC nhận thức rõ sự cần thiết phải chủ động trong việc đảm bảo an ninh nguồn cung ứng thuốc thiết yếu cho công dân EU. Trước mắt, Liên minh Thuốc thiết yếu sẽ hoạt động trong 5 năm và công bố các khuyến nghị đầu tiên về các hành động cần thực hiện để cải thiện nguồn cung cấp thuốc thiết yếu dự kiến vào cuối năm. Sự ra đời của Liên minh Thuốc thiết yếu là một bước tiến quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của người dân châu Âu. Liên minh này thể hiện cam kết mạnh mẽ của khối trong việc đảm bảo khả năng tiếp cận các loại thuốc thiết yếu cho tất cả mọi người.
EU công bố danh sách các loại thuốc quan trọng
Ngày 12/12, Cơ quan quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) đã công bố danh sách đầu tiên các loại dược phẩm quan trọng nhằm hỗ trợ Ủy ban châu Âu (EC) hoàn thiện Đạo luật quản lý ngành dược phẩm của khối nhằm tránh tình trạng thiếu thuốc tương lai.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em tại Berlin, Đức. Ảnh (tư liệu) minh họa: AFP/TTXVN
Đây là sự thay đổi lớn nhất đối với luật y tế châu Âu áp dụng trong 20 năm qua. Các quy định mới được xây dựng nhằm đảm bảo tất cả các nước châu Âu được tiếp cận các loại thuốc và phương pháp điều trị mới, chấm dứt tình trạng chệnh lệch về khả năng tiếp cận với thuốc và giá thuốc giữa các nước thành viên.
Tuyên bố của EC nêu rõ danh sách các loại thuốc quan trọng mà EMA công bố không phản ánh loại thuốc đó có thể khan hiếm trong tương lai gần, mà chỉ biểu thị tầm quan trọng của việc ngăn chặn tình trạng thiếu hụt các loại thuốc cụ thể này.
Danh sách bao gồm nhiều loại thuốc thiết yếu, thuốc gốc từ kháng sinh như amoxicillin, giảm đau như paracetamol và morphin hay insulin dùng để điều trị bệnh tiểu đường. Danh sách này cũng có một số loại vaccine phòng sởi, viêm gan B và uốn ván...
Việc soạn thảo danh sách được thực hiện theo từng giai đoạn và với danh sách đầu tiên này, EU đã hoàn thành giai đoạn 1 kế hoạch hoàn thiện quy định pháp luật về quản lý thuốc.
Năm 2024, EC sẽ tiếp tục đánh giá, xem xét các loại thuốc đã được cấp phép lưu hành tại châu Âu, song chưa có tên trong danh sách đầu tiên trên.
Sau đại dịch COVID-19 và tình trạng thiếu thuốc do nguồn cung ứng đứt gãy, tháng 4 năm nay, EC lần đầu đề xuất sửa đổi lớn các quy định mới bảo vệ ngành dược phẩm có giá trị 136 tỷ euro này, đồng thời kỳ vọng thiết lập một liên minh y tế chặt chẽ hơn. Hồi cuối tháng 10, EC đã bắt đầu triển khai thực hiện một số biện pháp ngắn hạn nhằm ngăn chặn tình trạng khan hiếm dược phẩm trong mùa đông năm nay và năm tới.
Hội nghị bất thường và những thách thức chiến lược Diễn ra trong ngày 17 và 18/4, Hội nghị Thượng đỉnh bất thường của các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) tại thủ đô Brussels (Bỉ) hướng đến mục tiêu đạt được sự nhất trí, trong việc đối phó với những thách thức hiện tại. Tuy nhiên, có vẻ như kể cả với hàng loạt thông điệp mang tính đồng thuận...