Ra mắt hình ảnh mới của phi công, tiếp viên Vietnam Airlines
Vietnam Airlines sẽ thay đổi đồng loạt trang phục của đội ngũ phi công, tiếp viên dựa trên những tiêu chuẩn của hãng hàng không quốc tế 5 sao, với hình ảnh hoa sen cách điệu – biểu trưng của sức sống mãnh liệt và sự thanh cao, kiểu dáng kết hợp truyền thống và tính thời đại.
Đây là một trong những mục tiêu quan trọng của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) nhằm tạo ra một diện mạo mớitrong bối cảnh phát triển mới.
Hãng hàng không quốc gia xác định, mức độ quan trọng và đầu tư làm mới thương hiệu, xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu để phù hợp với chiến lược phát triển kinh doanh chung là rất cấp thiết, trong đó có sự nhận diện bản sắc mang tính quyết định đối với thế giới phẳng hiện nay. Tới đây, Vietnam Airlines sẽ xuất hiện với nhiều hình ảnh mới mẻ và “màn” mở đầu là việc “trình làng” đồng phục mới của đội ngũ phi công, tiếp viên trên một số chuyến bay quốc tế từ ngày hôm nay (3/3).
Đồng phục mới của tiếp viên Vietnam Airlines ra mắt bắt đầu ra mắt từ hôm nay (3/3)
Trên thực tế, đồng phục của một hãng hàng không luôn được chú trọng đặc biệt, đồng phục được dựa trên sự phát triển của các hãng hàng không các nước. Hình ảnh đồng phục cho một hãng hàng không quốc gia của một đất nước cũng chính là cầu nối và cảm xúc đầu tiên về đất nước này khi hành khách bước lên máy bay. Nhiều hãng hàng không trên thế giới đã chọn một nhà thiết kế, nhãn hiệu nổi tiếng thiết kế ra những mẫu riêng cho các hãng hàng không, đơn cử như: Hãng hàng không Air France do Christian Lacroix thiết kế; Qatas do Martin Grant thiết kế (một trong 10 nhà thiết kế giỏi nhất Úc); Banana Republic thiết kế cho Virgin America; GianFranco Ferre tài hoa đã thiết kế đồng phục cho Korean Air; Pierre Balmain thiết kế cho Singapore Airlines…
Với hãng hàng không quốc gia, đồng phục không chỉ thể hiện sự phát triển mà còn thể hiện tầm quan trọng là hình ảnh đại diện cho quốc gia, vì vậy đại diện Vietnam Airlines cho hay, hãng đã nghiên cứu rất kỹ để cố gắng lựa chọn ra mẫu thiết kế đẹp mắt nhất, phù hợp nhất, hội tụ đầy đủ những yếu tố truyền thống, vai trò hàng không chủ đạo và xu hướng phát triển của thời đại.
Video đang HOT
Phi công Vietnam Airlines trong đồng phục mới
“Xuất phát từ thực tế bộ đồng phục cũ (áo dài đỏ của tiếp viên nữ sơ-mi trắng và veston xanh cho phi công và tiếp viên nam) đã sử dụng rất hiệu quả gần 15 năm nay. Hình ảnh chiếc áo dài đã gắn liền với biểu trưng của hãng hàng không quốc gia, lãnh đạo Vietnam Airlines quyết định giữ ấn tượng của chiếc áo dài và linh động nhanh chóng thích nghi với những yêu cầu của thời đại mà vẫn giữ được bản sắc độc đáo của văn hóa Việt.
Điều đáng quan tâm là tất cả những thiết kế, sản phẩm đều phải là “Made in Vietnam”, đó cũng chính là quan điểm xuyên suốt của lãnh đạo Vietnam Airlines. Đây cũng chính là chiến lược phát triển mang tính bền vững dựa vào chính nội lực của đất nước” – đại diện Vietnam Airlines cho biết.
Đồng phục mới của phi công, tiếp viên Vietnam Airlines do nhà thiết kế Minh Hạnh chủ trì thiết kế
Được biết, Vietnam Airlines đã lựa chọn Công ty tư vấn thiết kế của Mỹ là Kubo Design để tư vấn thực hiện kế hoạch nhận diện mới của Vietnam Airlines trong nhiều năm qua. Kubo Design đã khảo sát trong 2 năm với những nhà thiết kế và các đơn vị cung cấp tại Việt nam. Theo đó, chủ trì thiết kế đồng phục của Vietnam Airlines là nhà thiết kế Minh Hạnh, thực hiện các sản phẩm dành cho phi công, tiếp viên nam là May Đức Giang, May 10; riêng áo dài và tất cả những trang phục dành cho tiếp viên nữ do công ty May Tiền Tiến thực hiện.
Đồng phục dành cho phi công và nam tiếp viên là hình tượng hoa sen của logo Vietnam Airlines và hình triện chữ Vạn – tượng trưng cho bình an, may mắn, tốt lành. Với nữ tiếp viên, hoa văn trên đồng phục là mô típ hoa sen cách điệu – tượng trưng cho sức sống mãnh liệt và sự thanh cao.
Tiếp viên phục vụ khoang khách hạng thương gia mặc áo dài màu vàng nhẹ
Áo dài màu xanh lam dành cho tiếp viên phục vụ hành khách hạng thường
Đồng phục của phi công và nam tiếp viên là sơ-mi trắng có hình tượng hoa sen. Đồng phục của nữ tiếp viên có 2 loại, với tiếp viên phục vụ ở khoang hạng thương gia (hạng C) sẽ là áo dài màu vàng nhẹ, tiếp viên phục vụ ở khoang khách thường (hạng Y) là áo dài màu xanh lam.
Theo các nhà thiết kế, bộ đồng phục áo dài Vietnam Airlines ra mắt lần này có thể nói là cuộc cách mạng về kỹ thuật và công nghệ dành cho áo dài, bởi đây là lần đầu tiên áo dài Việt Nam được may trên dây chuyền công nghiệp và may theo size, điều trái ngược hoàn toàn từ trước là áo dài chỉ may đo theo từng người.
Vietnam Airlines đặt ra tham vọng trở thành hãng hàng không 4 saovào năm 2015 và là hãng hàng không thuộc nhóm đứng đầu khu vực Đông Nam Á, được ưa chuộng ở châu Á về chất lượng dịch vụ trên không và mặt đất vào năm 2020. Đó là cơ sở để hãng hàng không quốc gia liên tục mở rộng mạng bay, đầu tư đội máy bay công nghệ mới, nâng cao chất lượng dịch vụ và vị thế trong khu vực cũng như trên thế giới.
Nhật Minh
Theo Dantri
Bồi đắp đảo nhân tạo tại Trường Sa: Ba ý đồ của Trung Quốc
Theo đài RFI tối 26/2, từ những hình ảnh mới thu được từ vệ tinh của Phương Tây, bất chấp các tuyên bố mang tính trấn an của giới lãnh đạo, Trung Quốc vẫn đang tiếp tục thực hiện ý đồ khống chế Biển Đông, đó là thiết lập chuỗi đảo nhân tạo tại khu vực quần đảo Trường Sa, làm căn cứ đồn trú binh lính nhằm kiểm soát toàn bộ vùng biển này.
Một hòn đảo ở Trường Sa bị Trung Quốc chiếm giữ trái phép và xây dựng kiên cố (Ảnh: bpr.berkeley.edu)
Ngay sau khi chuyên san quốc phòng "Jane's Defense" công bố loạt ảnh mới về các công trình xây dựng của Trung Quốc tại Trường Sa hôm 15/2 vừa qua, giới chuyên gia quốc tế đều đồng loạt nêu rõ các ý đồ bành trướng của Bắc Kinh.
Ý đồ đầu tiên được cho là liên quan đến lĩnh vực quân sự. Một chuyên gia phân tích đã không ngần ngại gọi mỗi đảo nhân tạo là một "tàu sân bay không thể đánh chìm". Theo chuyên gia Carl Thayer, thuộc Học viện Quốc phòng Australia, đảo nhân tạo tại Biển Đông sẽ không chỉ là kho tiếp liệu cho các chiến hạm Trung Quốc mà còn là nơi cung cấp hậu cần và điểm dừng cho các tàu đánh cá hay tàu cảnh sát biển Trung Quốc.
Ngay cả khi không sử dụng các đảo nhân tạo này vào mục tiêu quân sự chính thống, thì Bắc Kinh cũng có thể dùng chúng làm chỗ dựa cho lực lượng tàu bán quân sự và tàu dân sự từng được Trung Quốc dùng làm phương tiện áp đặt chủ quyền trên Biển Đông.
Ý đồ thứ 3 được các chuyên gia đề cập đến là khả năng Trung Quốc sẽ tuyên bố Vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông sau khi các cơ sở quân sự, đặc biệt là đường băng và radar trên các đảo nhân tạo này được hoàn tất và đi vào hoạt động.
Hiện với các công trình sắp được hoàn thành tại nơi trước đây là bãi ngầm Đá Tư Nghĩa (Hughes Reef), Trung Quốc cũng đã bồi đắp, cải tạo và mở rộng các "đảo" như Đá Gạc Ma (Johnson South Reef), Đá Ga Ven (Gaven Reef), Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef), Đá Châu Viên (Cuarteron Reef), Đá Én Đất (Eldad Reef) và Đá Vành khăn (Mischief Reef)./.
Theo (Vietnam )
Hình ảnh mới tại bùng binh Quách Thị Trang Công trình trang trí tại bùng binh Quách Thị Trang (trước vòng xoay chợ Bến Thành, Q.1, TP.HCM) vừa hoàn thành thi công, đưa vào phục vụ trong dịp tết Dương lịch 2015 và chào mừng 40 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Công trình trang trí ánh sáng tại bùng binh Quách Thị Trang (trước vòng xoay chợ...