Ra mắt Dịch vụ tài chính Hino – Giải pháp cho nhà đầu tư vận tải
Từ ngày 1/10/2019, Công ty Liên doanh TNHH Hino Motors Việt Nam, kết hợp với Công ty tài chính Toyota Việt Nam (TFSVN) cho ra mắt Dịch vụ tài chính Hino – HFS (Hino Financial Services).
Với khẩu hiệu “Vay từ Hino, mua xe Hino”, Dịch vụ tài chính Hino hướng tới hỗ trợ các cá nhân cũng như doanh nghiệp có thể giải quyết được bài toán tài chính khi muốn đầu tư vào xe tải chất lượng cao, thương hiệu Nhật Bản.
Hiện nay, nhu cầu mua xe tải để kinh doanh đang rất lớn, nhưng do mức đầu tư ban đầu cao nên không phải cá nhân hay doanh nghiệp nào cũng có thể lập tức chi trả một lần để sở hữu một chiếc xe tải. Khi đó, mua xe trả góp là một giải pháp hợp lý, bởi không cần quá nhiều tiền đầu tư ban đầu, bạn vẫn có thể sở hữu một chiếc xe tải một cách nhanh chóng và tiện lợi để phục vụ cho công việc vận tải hoặc kinh doanh.
Tuy nhiên, khi mua xe trả góp, bạn sẽ phải trả một số tiền lớn hơn rất nhiều so với giá niêm yết và một số phí phát sinh khác cũng cao hơn khi mua xe có giá trị lớn hơn như tiền lãi, phí bảo hiểm tín dụng, phí quản lý tín dụng…
Hiểu được vấn đề đó, Hino Motors Việt Nam và TFSVN đã đưa ra giải pháp Dịch vụ tài chính Hino cho các nhà đầu tư vận tải với nhiều gói sản phẩm đa dạng, phù hợp cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp. Với giá trị vay cao lên tới 85% giá trị xe, thời gian vay linh hoạt đến 84 tháng, Dịch vụ Tài chính Hino còn cung cấp phương thức thanh toán tiện lợi – khách hàng có thể thanh toán sớm một phần hoặc toàn bộ khoản tín dụng trước hạn.
Video đang HOT
Một trong những ưu điểm của dịch vụ tài chính Hino còn là dịch vụ một cửa, khách hàng chỉ cần đến đại lý chính thức của Hino là có thể sử dụng tất cả các dịch vụ bao gồm cả dịch vụ tài chính. Điều này giúp tiết kiệm công sức và thời gian cho khách hàng khi làm việc với chỉ một đầu mối là Đại lý ủy quyền chính hãng của Hino Motors Việt Nam. Theo đó, khách hàng sẽ không phải chờ lâu để có thể có được khoản tín dụng cần thiết cho việc mua xe, nhanh chóng sở hữu xe với thủ tục hồ sơ đăng ký đơn giản, xét duyệt và giải ngân nhanh chóng.
Đặc biệt, từ tháng 10 đến hết 31/12/2019, khách hàng mua xe Hino được hưởng lãi suất khuyến mại chỉ còn từ 0% trong 6 tháng đầu.
Hino là một thành viên của tập đoàn Toyota toàn cầu, hoạt động, sản xuất và cung cấp dòng xe tải chất lượng cao Thương hiệu Nhật Bản cho thị trường Việt Nam từ năm 1996 đến nay. TFSVN là công ty thuộc tập đoàn Tài Chính Toyota Nhật Bản, cung cấp gói dịch vụ tài chính cho các khách hàng mua xe Toyota, nay mở rộng áp dụng cho các khách hàng mua xe tải Hino với tên gọi Dịch vụ tài chính Hino, nhằm đáp ứng đa dạng các nhu cầu tài chính của cá nhân hoặc doanh nghiệp vay mua xe với mục đích vận tải hoặc kinh doanh.
Bằng việc cho ra mắt Dịch vụ tài chính Hino – HFS, Hino Motors Việt Nam một lần nữa khẳng định vai trò là “Bạn đồng hành tin cậy” của tất cả các khách hàng, đối tác của mình.
Theo Trí Thức Trẻ
"Cỗ máy tìm kiếm" lớn nhất của Trung Quốc ra mắt dịch vụ robotaxi
Người dân ở Trường Sa, thủ phủ của tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc giờ đây có thể sử dụng dịch vụ đến "tương lai" - robotaxi được cung cấp bởi Baidu - "cỗ máy" tìm kiếm lớn nhất của Trung Quốc.
Dịch vụ robotaxi của Baidu bao gồm một đội xe có 45 chiếc ô tô tự lái, dự kiến ban đầu sẽ chạy trên những con đường mở dài 50 km trước khi mở rộng dần để bao phủ toàn bộ khu vực thí điểm Trường Sa thủ phủ của tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc rộng 70 km2, và sẽ trở thành địa điểm thí điểm lớn nhất của loại hình dịch vụ này, theo thông tin từ Baidu.
"Các hoạt động thử nghiệm ở Trường Sa chứng minh khả năng hoạt động của robot Apolloaxi và tạo bước đệm cho loại hình dịch vụ này chính thức ra mắt thị trường thực tế, đồng thời thu thấp ý kiến của những người trải nghiệm để hoàn thiện hơn", ông Li Zhenyu, phó chủ tịch và tổng giám đốc dự án robotaxi của Baidu cho biết.
Baidu ra mắt dịch vụ robotaxi tại Trường Sa, thủ phủ tỉnh Hồ Nam, với một đội xe gôm 45 chiếc ô tô tự lái.
Dịch vụ robotaxi được vận hành trên xe điện Hongqi, mẫu xe tự lái 4 cấp độ được hợp tác phát triển bởi nhà sản xuất xe hơi Trung Quốc FAW Group và Baidu, nhưng để đảm báo tính an toàn cũng như tuân thủ những quy định của Trung Quốc, mỗi chiếc xe vẫn bắt buộc phải có một tài xế ngồi bên trong.
Bên trong một chiếc robotaxi của Baidu tại Hồ Nam, Trung Quốc. Để đảm bảo tính an toàn cũng như tuân thủ các quy định trong quá trình thí điểm, bên trong mỗi chiếc xe bắt buộc phải có một tài xế ngồi bên trong để đề phòng những trường hợp không mong muốn.
Động thái này diễn ra khi các thành phố Trung Quốc đang cạnh tranh với nhau trong cuộc chạy đua về những dịch vụ di động "đến từ tương lai" với chi phí thấp nhưng đạt được hiệu quả hoạt động cao.
Các dự án tương tự cũng được khởi động tại những khu vực khác trên toàn Trung Quốc. Đầu tháng này, cả Didi Chuxing và start-up xe tự lại AutoX đều tuyên bố họ đang tìm cách triển khai dịch vụ taxi tự lái tại Thượng Hải vào cuối năm 2019 và đầu năm 2020.
Pony.ai và WeRide, hai công ty khởi nghiệp về xe tự lái có trụ sở tại Trung Quốc, cũng đã cung cấp các dịch vụ robotaxi thử nghiệm hạn chế quanh các cơ sở của họ trong vài năm trở lại đây.
Ý tưởng về một tương lai mà con người không cần phải trực tiếp lái xe, thay vào đó là trí tuệ nhân tạo đã thú hút được hàng tỷ USD đầu tư trên toàn thế với và đang trở thành một trong những lĩnh vực hàng đầu trong việc phát triển trí tuệ nhân tạo, đây cũng là ngành công nghiệp mà cả Trung Quốc và Mỹ đang chạy đua với nhau.
Trung Quốc hy vọng khoảng 90% đường cao tốc ở các thành phố lớn của quốc gia này sẽ hỗ trợ thông tin liên lạc giữa các phương tiện đến cơ sở hạ tầng vào năm 2020, trong đó các cảm biến trong xe tự lái có thể thu thập thông tin và gửi dữ liệu tới những nền tảng điện toán đám mây để đưa ra được những quyết định tức thì.
Theo Trí Thức Trẻ
Khách Việt: 'Dịch vụ hậu mãi xe hơi tại Việt Nam ngày càng tệ' Nghiên cứu cho thấy tỉ lệ khách hàng không hài lòng với các dịch vụ hậu mãi đang ngày càng tăng do các đại lý không cam kết được thời gian và chi phí dịch vụ theo kỳ vọng. Khách Việt ngày càng mất niềm tin vào dịch vụ hậu mãi của các hãng xe tại Việt Nam J-D.Power, công ty nghiên cứu...