Ra mắt bộ phụ kiện công nghệ năng lượng Mặt Trời hình phômai độc đáo
Yolk, một công ty năng lượng Mặt Trời khởi nghiệp nổi tiếng của Hàn Quốc mới đây đã tung ra dự án SunMade Cheese, bộ sản phẩm công nghệ độc đáo hình phômai dùng năng lượng Mặt Trời.
Yolk, một công ty năng lượng Mặt Trời khởi nghiệp của Hàn Quốc được biết đến với sản phẩm pin sạc năng lượng Mặt Trời Solar Paper mỏng như tờ giấy thu hút hàng triệu USD đầu tư trên trang gọi vốn đầu tư trực tuyến Kickstarter, mới đây đã tung ra dự án SunMade Cheese. SunMade Cheese là dự án phát triển bộ sạc pin bằng năng lượng Mặt Trời nhưng được thiết kế khá thú vị dưới hình dạng một tấm phômai và các phụ kiện năng lượng Mặt Trời thể hiện cách mọi người có thể kết hợp tuyệt vời năng lượng Mặt Trời vào cuộc sống hàng ngày. Tên sản phẩm nghe có vẻ kỳ quặc nhưng với Sunmade Cheese, Yolk đã tạo ra một dự án thú vị, kết hợp các tiện ích của tấm pin Mặt Trời với một trong những sản phẩm yêu thích có nguồn gốc từ bò là phômai.
Giám đốc điều hành Sen của Yolk cho biết dự án SunMade Cheese không chi mang đến sự tận hưởng những tính năng hữu ích của năng lượng Mặt Trời mà còn góp phần thúc đẩy tuyên truyền, nâng cao hiểu biết của mọi người về những tiện ích của công nghệ năng lượng Mặt Trời. “Tấm phômai” SunMade Cheese có hình bầu dục uốn cong nhẹ nhàng, đóng vai trò là một đế sạc năng lượng Mặt Trời cho chiếc pin sạc dự phòng đi kèm. Tấm đế sạc này có thể tạo ra dòng điện 5 volts ở mức 1,2 amps – đủ năng lượng để sạc điện thoại thông minh ở cùng tốc độ với bộ sạc thông thường. Phía trên cùng, ở mặt sau với bảng pin MặtTrời của SunMade Cheese có một miếng “phômai mềm” không thể tháo rời hình tam giác, được gọi là USBrie. Đó thực chất là hộp chứa cổng USB để kết nối với một bộ pin sạc dự phòng tùy biến. Bộ pin sạc dự phòng này có hình chai sữa được đặt tên là Solar Milk, kết nối trực tiếp với cổng USB bên trong miếng “phômai mềm.”
Video đang HOT
Solar Milk có thể lưu trữ lên đến 2900mAh điện, đủ để sạc đầy iPhone 8 Plus. Nó có công tắc bật-tắt giúp ngăn không cho rò rỉ năng lượng khi không sử dụng. Trên SunMade Cheese có các lỗ buộc dây ở hai đầu cho phép người dùng gắn nó vào cửa sổ hoặc túi xách để hấp thụ năng lượng Mặt Trời. Đi kèm SunMade Cheese, bên cạnh chiếc pin sạc dự phòng Solar Milk là một hệ thống các phụ kiện công nghệ độc đáo khác được lấy năng lượng từ Solar Milk. Đó là chiếc loa di động hình miếng phômai, có tên gọi Swiss Note Speaker. Chiếc loa này được khoét một lỗ tròn hình ống bên trong ruột để đút tấm pin sạc Solar Milk vào trong nhằm cung cấp năng lượng cho loa. Trên loa có các nút điều khiển âm lượng và nút dò sóng radio, bluetooth. Bên cạnh nguồn cấp năng lượng là chiếc Solar Milk, Swiss Note Speaker còn có thể hoạt động với nguồn cấp năng lượng là một tấm pin năng lượng Mặt Trời tùy chọn hoặc một máy phát điện quay tay. “Ngọn đuốc Ricotta” (Ricotta Torch): Với kết cấu và hình dạng ống loe, môđun này có thể biến thành đèn pin hoặc đèn lồng truyền thống khi kết hợp với pin sạc Solar Milk.
Cảm biến thông minh trong Ricotta Torch sẽ phát hiện khi Solar Milk được đặt trên vành của nó và tự động chuyển đổi ánh sáng để khuếch tán nhẹ nhàng qua tay cầm. Caciocavallo Kindler: Phụ kiện này sẽ biến thành một vật dụng đánh lửa khi kết hợp với Solar Milk. Một trong những giá trị cốt lõi của Yolk là “năng lượng Mặt Trời cho mọi người.” Với triết lý đó, công ty khởi nghiệp này đã quảng bá cho dự án SunMade Cheese này bằng cách cung cấp và lắp đặt một khung sắt hình con bò sữa đặt tại một trường tiểu học ở Pokot, Kenya. Phía “dưới bụng con bò,” các kỹ thuật viên của Yolk lắp một đế sạc năng lượng Mặt Trời hình tròn cho các pin sạc dự phòng Solar Milk, tạo hình ảnh con bò sữa đang hàng ngày sản xuất ra những chai sữa năng lượng Mặt Trời.
Yolk phát cho các em học sinh các bộ pin sạc dự phòng Solar Milk, để các em mỗi sáng đến trường đặt pin vào đế sạc và cuối ngày tan trường ra về với “chai sữa” đầy ắp năng lượng Mặt Trời. Và những chai sữa này sẽ giúp gia đình các em có thêm nguồn sáng trong đêm tối nơi miền quê nghèo hẻo lánh cũng như giúp người thân tiết kiệm chi phí đi thuê sạc pin điện thoại – vốn rất phổ biến ở các khu vực hẻo lánh, khó khăn ở Kenya.
Các thành viên của Yolk hy vọng với việc làm trên, họ sẽ góp phần giúp những người dân ngèo ở Kenya nói riêng và châu Phi nói chung tiết kiệm được phần nào chi phí dành cho điện sinh hoạt để chuyển sang đầu tư cho con em đi học, qua đó chống lại tình trạng trẻ em phải đi lao động do thất học. Trong video mời chào đầu tư vào dự án SunMade Cheese, Yolk cho biết mỗi một quyết định đầu tư vào dự án, sẽ tương ứng với việc trao tặng ít nhất 1 bộ sạc pin dự phòng năng lượng Mặt Trời Solar Milk cho trẻ em ở Đông Phi. Dự án SunMade Cheese hiện đã có mặt trên Kickstarter./.
Theo Quanh Ta
ZTE sẽ ra mắt smartphone 5G đầu tiên của hãng vào nửa cuối năm 2019
Với hy vọng dẫn đầu thị trường khi chuyển sang công nghệ mạng 5G trong năm tới, ZTE đã phát triển công nghệ của riêng họ trong một thời gian dài. Vì vậy công ty khẳng định rằng hãng sẽ ra mắt smartphone 5G trong cuối năm nay, nhưng nó đã bị trì hoãn.
Mới đây, ZTE tuyên bố rằng smartphone 5G đầu tiên của hãng sẽ trình làng vào nửa cuối năm 2019. Như vậy, đó cũng là thời điểm phù hợp với 2 nhà sản xuất khác là Samsung và Huawei.
ZTE không nói rõ vì sao lại quyết định như vậy, nhưng sự chậm trễ có thể là do công ty phải đối mặt với những vấn đề không mong muốn khi phát triển thiết bị 5G. So với smartphone 4G hiện tại, điện thoại 5G yêu cầu nhiều ăng-ten phụ và phải có modem lớn hơn ở bên trong.
Ngoài ra, công nghệ 5G cũng đòi hỏi mức điện năng tiêu tốn nhiều hơn, mức nhiệt tỏa ra lớn hơn, những điều đó khiến thời lượng pin bị tiêu hao nhanh hơn, yêu cầu công nghệ tản nhiệt tốt hơn.
Nguồn: Phonearena
Ra mắt dòng máy tính trang bị nhân đồ họa rời mỏng nhất thế giới ASUS đã cho ra mắt dòng laptop ZenBook 13 (UX331UN) mới tại Việt Nam. Đây là chiếc laptop trang bị nhân đồ họa rời Geforce MX150 có thiết kế siêu mỏng chỉ 13.9mm, được xem là chiếc laptop tích hợp đồ họa rời mỏng nhất thế giới hiện nay. ZenBook 13 nổi bật với mặt lưng sơn phủ công nghệ "nano imprint lithography"...