Ra biển thấy con đặc sản nổi lập lờ, ngư dân Hà Tĩnh vớt lên chưa vô bờ đã biết có ngay tiền triệu
Thời điểm này, con sứa xuất hiện nhiều ở khu vực ven biển tại tỉnh Hà Tĩnh. Ngư dân hối hả đi vớt sứa, vui mừng phấn khởi khi bán được giá cao.
Sau mỗi chuyến ra khơi vớt sứa, bà con thu về hàng triệu đồng.
Vào khoảng từ tháng 1-4 (AL) hàng năm, ngư dân ven biển các địa phương như: Nghi Xuân, Lộc Hà, Thạch Hà, Kỳ Anh… (Hà Tĩnh), lại bận rộn bước vào mùa thu hoạch sứa biển. Dù chỉ kéo dài khoảng 4 tháng nhưng mỗi vụ có thể đem về cho ngư dân hàng chục triệu đồng.
Ngư dân Hà Tĩnh bước vào vụ đánh bắt sứa và chế biến sứa biển. Ảnh: PV
Không cần đầu tư nhiều chi phí, ngư cụ như đánh bắt các loại hải sản khác, sứa biển được đánh bắt gần bờ, đầu tư ngư cụ ít, quá trình đánh bắt đơn giản nhưng đem lại hiệu quả kinh tế cao, ngư dân có thể bỏ túi từ 2-5 triệu đồng sau mỗi chuyến ra khơi.
Ngư dân Hà Tĩnh trúng đậm mùa sứa đầu năm. Ảnh: PV
Tại xã Kỳ Ninh, huyện Kỳ Anh có khoảng 300/2.000 hộ làm nghề thu hoạch sứa biển, năng suất từ đầu mùa đến nay đạt khoảng 300 tấn, mang về nguồn thu nhập khá cho bà con đi biển.
Con sứa biển được đánh bắt gần bờ, đầu tư ngư cụ ít, quá trình đánh bắt đơn giản. Ảnh: PV
Đang bận rộn thu hoạch sứa, ông Đặng Văn Hà trú tại Kỳ Ninh, cho biết: “Gia đình tôi có nhiều năm làm nghề đánh bắt thuỷ sản, cứ mỗi mùa chúng tôi lại đánh bắt mỗi loại thuỷ sản khác nhau. Thời điểm hiện tại đang là lúc thu hoạch sứa chính vụ, gia đình chúng tôi có 4 người thì được huy động để đánh bắt, chế biến sứa biển để phục vụ nhu cầu thị trường.
Video đang HOT
Theo ông Đặng Văn Hà trú tại Kỳ Ninh, một ngày đánh bắt 5 chuyến, thu về khoảng 3, 5 tấn sứa. Ảnh: PV
Nếu thời tiết thuận lợi, mỗi ngày chúng tôi ra biển khoảng 5 chuyến/ngày, đánh bắt được 3-5 tấn sứa, sau khi chế biến sứa thành phẩm bán ra thị trường khoảng 50.000-100.000đồng, cho thu nhập từ 5-7 triệu/ngày”.
Sứa được sơ chế tại bãi biển. Ảnh: PV
Bà Lê Thị Hồng trú xã Kỳ Ninh, cho hay: “Cứ sau Tết Nguyên Đán hàng năm là đến mùa thu hoạch sứa biển, những chuyến ra khơi đầu năm thu hoạch sứa đã mang về cho gia đình chúng tôi hơn 30 triệu đồng”
Bà Hồng phấn khởi được mùa sứa, giá lại cao. Ảnh: PV
Theo bà Hồng, để đưa sứa thành phẩm đến tay người tiêu dùng phải rất nhiều công đoạn. Sứa biển sau khi được đánh bắt được người dân chế biến ngay trên bãi biển. Họ cắt phần thân, phần chân (phần ngon nhất của sứa biển) thành từng miếng nhỏ sau đó chà mạnh bằng cát biển để hết nhớt. Nếu làm không quen, người chế biến rất dễ bị ngứa, phồng rộp 2 tay vì trên cơ thể sứa biển chứa chất gây dị ứng và gây độc.
Sứa đánh bắt được người dân chế biến ngay bãi biển. Ảnh: PV
Sau khi đã chế biến sạch, sứa được ngâm trong nước lá dung, lá sim hoặc lá lấu. Ngâm ít nhất 2 ngày, mỗi ngày đều phải thay nước 1 lần mới đảm bảo an toàn.
Ngư dân mang dao ra xẻ thịt, loại bỏ những phần thịt mỏng, nhiều nhớt. Ảnh: PV
Sứa biển là loài nhuyễn thể thân mềm, là thực phẩm bổ mát giúp chữa chứng huyết, huyết ứ nhiệt nổi mụn, đau đầu chóng mặt tăng huyết áp…nên được nhiều thực khách lựa chọn là thức ăn để giải nhiệt vào những ngày hè oi bức.
Các sản phẩm chế biến từ sứa như: nộm sứa, sứa ăn liền nên nghề đánh bắt và chế biến sứa phát triển mạnh. Ảnh: PV
Trao đổi với PV Dân Việt, ông Hoàng Trung Thông – Chủ tịch UBND xã Kỳ Ninh thông tin: “Kỳ Ninh là xã có lợi thế, tiềm năng về đánh bắt, chế biến thuỷ sản, cũng là nghề chủ lực để bà con phát triển kinh tế vùng nông thôn.
Được mùa sứa, ngư dân vùng ven biển Hà Tĩnh có nguồn thu nhập khá. Ảnh: PV
Hiện nay đang vào mùa thu hoạch sứa biển, với gần 300 hộ dân đánh bắt thì đầu mùa đến nay đã đạt sản lượng hơn 300 tấn. Những chuyến thu hoạch sứa biển trong tháng 1 Al, các hộ gia đình thu hoạch sứa mang về khoảng 15 triệu đồng”.
Ảnh: Người dân Hà Tĩnh đội đèn lên đồi hái sim lúc rạng sáng
Khoảng 4h30 sáng, hàng chục người dân bắt đầu í ới gọi nhau lên các ngọn đồi ở huyện Cẩm Xuyên, Thạch Hà, Lộc Hà,... để hái sim kiếm thêm thu nhập.
5h sáng, ngọn đồi gần 3 ha tại xã Việt Tiến (huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) được hàng chục người dân dùng đèn pin và đèn điện thoại soi sáng để hái các quả sim chín.
Để tránh nắng và hái được nhiều sim, bà Nguyễn Thị Liễu (xã Việt Tiến, huyện Thạch Hà) lên đồi từ lúc tờ mờ sáng: "Khoảng 4h30 chúng tôi bắt đầu đi hái, sim thường chín nhiều vào buổi sáng. Ban ngày nhiệt độ có thể lên đến 40℃ nên đi hái sim vào sáng sớm vừa giúp chúng tôi tránh nắng vừa có thời gian làm việc nhà", bà Liễu nói.
Theo bà Liễu, hái sim lúc rạng sáng sẽ có nhiều quả chín, nhưng cũng gặp rủi ro. Ong vò vẽ thường làm tổ dưới gốc sim, nhiều người không nhìn rõ đường dẫm vào tổ ong thì chúng sẽ đuổi cắn.
Nhiều cây sim cao hơn 2m, mọc xen lẫn giữa rừng bạch đàn nên người dân phải "căng mắt" để tìm trái chín.
"Hơn một tuần nay, em và các bạn khác lên đồi hái sim, mỗi ngày em có thể hái được từ 2-5kg, sau khi hái xong sẽ bán cho thương lái thu mua với giá 20-25 ngàn đồng/kg. Số tiền này em dành để vào năm học mới mua thêm sách vở", em Quang Huy (học sinh lớp 8, xã Thạch Ngọc) chia sẻ.
Những người đi hái sim thường đi thành từng nhóm (3-5 người), dụng cụ mang theo là các bao bì, rổ nhựa.
Những năm gần đây, nhu cầu sử dụng quả sim tăng cao, nhiều người dân tận dụng thời gian rảnh rỗi để lên rừng kiếm thêm thu nhập. Mỗi ngày, một người trưởng thành có thể hái từ 7-10kg sim chín, kiếm được từ 150-250 ngàn đồng/ngày.
Mùa sim bắt đầu từ tháng 6 cho đến hết tháng 8.
Thương lái tập trung ngay dưới chân đồi, hoặc tới tận nhà dân thu mua đem về nhập cho các nhà hàng, quán ăn để ngâm rượu.
8h sáng, khi mặt trời nhô lên hết cũng chính là lúc công việc hái sim kết thúc. Người dân bắt đầu rủ nhau ra về, trên tay ai nấy cũng có một túi đầy quả sim chín. (Ảnh TRỌNG TÙNG)
Vụ 14 ngư dân Hà Tĩnh rơi xuống biển trong thời tiết lạnh dưới 10 độ C, kết quả đáng mừng Trên đường vào bờ, 8 chiếc thuyền đánh cá với 14 ngư dân (cùng trú tại xã Thạch Lạc, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh) bị sóng lớn đánh chìm xuống biển. Ông Bùi Quốc Sơn - Chủ tịch UBND xã Thạch Lạc (H.Thạch Hà, Hà Tĩnh) xác nhận với PV Dân Việt: "Sáng ngày 24/2, 14 ngư dân xã Thạch Lạc đi...