Ra bãi Mũi Rồng săn con đặc sản mỗi tháng chỉ có một lần
Cứ vào đầu tháng, khoảng mồng 4 và 5 theo lịch âm hàng tháng, thủy triều ở vùng biển Nghi Thiết – Nghi Lộc (Nghệ An) rút mạnh nhất, người dân địa phương gọi là “rút rặc”, vùng Mũi Rồng có nhiều hải sản mắc lại trên bãi đá. Mỗi tháng 1 lần, nhằm vào lúc này, người dân Nghi Thiết tổ chức ra bãi Mũi Rồng săn đặc sản.
Mỗi tháng 1 lần, người dân Nghi Thiết lại ra Mũi Rồng săn đặc sản mắc lại trên bãi đá, sau khi nước biển “rút rặc”. Ảnh: Nguyên Nguyên
Vùng biển Mũi Rồng có nhiều nhất các loại ốc mà các vùng khác hiếm có, như: ốc trăng, ốc định, ốc sáo, ốc cay, ốc voi… Chúng bị mắc lại ở các vũng nước trên bãi đá sau khi nước biển rút. Ảnh: Nguyên Nguyên
Từ sáng sớm ngày mồng 5 (ÂL) hàng tháng, người dân Nghi Thiết ra vùng bãi đá Mũi Rồng để bắt ốc, cua mắc cạn. Ảnh: Nguyên Nguyên
Loại ốc trăng có nhiều ở biển Mũi Rồng (Nghi Thiết) và mỗi tháng chỉ săn được 1 lần khi thủy triều rút rặc. Ảnh: Nguyên Nguyên
Video đang HOT
Nhiều người còn bắt được cua đá, khi chúng chưa kịp thoát khỏi bãi đá. Ảnh: Nguyên Nguyên
Có cả những chú cá mắc kẹt ở Mũi Rồng. Ảnh: Nguyên Nguyên
Đầu tháng theo lịch âm, bãi đá Mũi Rồng luôn có đông người tìm đặc sản. Ảnh: Nguyên Nguyên
Nhiều người chuyên nghiệp còn dùng một mũi sắt nhọn để cạy những con ốc, hàu bám chặt vào đá. Ảnh: Nguyên Nguyên
Ốc đinh có nhiều nhất ở bãi đá Mũi Rồng. Ảnh: Nguyên Nguyên
Người dân phải đi từ sáng sớm đến khoảng 9h, trước khi các loại ốc, cua chưa kịp thoát cạn hoặc bị chết do nắng nóng. Ảnh: Nguyên Nguyên
Những đặc sản này chỉ có ở Mũi Rồng vào dịp đầu tháng theo lịch âm. Bởi vậy, nhiều người đón mua ngay khi bà con vừa rời bãi đá, vì thế những đặc sản này hiếm khi có bán ở các chợ. Ảnh: Nguyên Nguyên
Theo Nguyên Nguyên (Báo Nghệ An)
Công phu săn "xe tăng lội nước" - loài hải sản không dễ đánh bắt
Hương vị thơm ngon và sự bổ dưỡng của bọ bọ biển thì có thể nhiều người đã biết, thế nhưng không phải ai cũng biết loài hải sản này sống ở vùng biển xa gần, cách đánh bắt được nó thế nào và vì sao ngư dân lại đặt tên là "xe tăng lội nước"...
Với thâm niên gần 10 năm đánh bắt bọ bọ biển - loại hải sản trông thì ghê nhưng thịt ngon miễn chê, ngư dân Nguyễn Sơn (44 tuổi, ở xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi) cho biết: "Bọ bọ biển cùng họ với tôm, nhưng vỏ lưng có màu xám bạc và nhìn từ phía sau hình dáng của nó giống như "xe tăng lội nước". Cho nên không ít người còn gọi nó với cái tên như vậy".
Không như cùng họ hàng nhà tôm và nhiều loại cá khác, bọ bọ biển sống ở vùng biển sâu, nằm cách bờ hàng trăm hải lý. Riêng ở Phổ Thạnh, để ra đến vị trí đánh bắt bọ bọ biển phải chạy tàu với thời gian mất gần 1 ngày.
Bọ bọ biển sống ở mực nước tính bằng con số cả trăm sải tay (khoảng 150m) trở lên so với mặt biển. Và ở độ sâu này thì cách đánh bắt gần như duy nhất là bằng lưới giã cào tôm càng, với kích cỡ mắt lưới ở phần đáy chỉ nhỏ hơn ngón chân cái người lớn.
Bọ bọ biển - loại hải sản được ví là "xe tăng lội nước"
Theo lời một số ngư dân Phổ Thạnh thì bọ bọ biển sống ở khu vực đá ngầm. Để kiếm thức ăn là các loài rong tảo, bọ bọ biển thường bò ra khu vực phía ngoài rạng nên mới bị cào bắt chung với tôm càng.
Là loài sinh sản, phát triển chậm và phần lớn thời gian trong ngày sống chủ yếu trong rạng đá ngầm sâu, cho nên việc bắt được bọ bọ biển chủ yếu là nhờ may mắn. Bên cạnh đó thời gian đánh bắt bọ bọ biển hàng năm ở vùng biển Quảng Ngãi diễn ra khá ngắn, thường từ tháng 1 đến tháng 4 Âm lịch, trong đó nhiều nhất là tầm từ tháng 2 đến tháng 3 Âm lịch. Vậy nên số lượng khai thác trung bình chỉ từ vài chục đến 100 kg/tàu/chuyến. Tuy nhiên không ít lúc gặp may có tàu bắt được vài tạ/chuyến.
Bọ bọ biển hiện không dễ để tìm mua
Cùng với giá trị bổ dưỡng cao, thịt bọ bọ biển được đánh giá có hương vị thơm ngon hơn cả tôm hùm, vốn được ví là "vua hải sản", nên hiện có giá bán từ 1,2-1,5 triệu đồng/kg.
Tuy nhiên sau này khi một số người ăn và cảm nhận được hương vị thơm ngon đặc biệt của nó nên tiếng đồn vang xa, dẫn đến giá của bọ bọ biển tăng lên nhanh chóng, với mức đắt đỏ như bây giờ.Và điều khá bất ngờ mà theo lời ngư dân Phổ Thạnh thì cách đây chừng 5-7 năm trước, bọ bọ biển do có hình thù khá xấu xí lại được cho rằng là loài sống bám, kí sinh vào một số loài cá nên chẳng mấy ai để ý. Vì vậy khi đánh bắt được bọ bọ biển, ngư dân Phổ Thạnh thường bán luôn với cá tạp để làm thức ăn cho gia súc, hoặc mang cho không. Và dù nếu có bán riêng thì giá vô cùng rẻ.
Theo Danviet
Đặc sản tôm càng biển: Tươi sống vẫn đỏ au như luộc Với mức giá chưa đầy trăm nghìn mỗi kg, thế nhưng chất lượng và độ ngon của thịt tôm càng biển được giới sành ăn Quảng Ngãi nhận định không thua kém gì tôm hùm. Theo nhiều ngư dân Quảng Ngãi thì ở vùng biển nước ta, tôm càng biển hiện chỉ đánh bắt được ở một số tỉnh, thành miền Trung như:...