Quyết tâm thay đổi ông chồng gia trưởng, lười biếng
Vài người nhận xét vợ anh Tùng chả ra gì khi lấy con ra trút giận. Đúng là trẻ con không có tội, 3 tuổi đã biết gì đâu. Nhưng tôi nghĩ rất nhiều phụ nữ áp dụng phương pháp này để thức tỉnh người đàn ông trong gia đình. Bản thân tôi không phải ngoại lệ.
Ảnh minh họa
Lúc tôi sinh đứa thứ 2, chồng tôi không còn quan tâm đỡ đần vợ như trước. Chồng tôi là người đàn ông biết việc nhà, một tay anh có thể quán xuyến chuyện chợ búa, cơm nước, tắm táp cho con, cho con ăn khi vợ đi làm ca kíp. Nhưng anh làm theo kiểu ban ơn, thích thì giúp, không thích thì ngó lơ. Anh còn cao giọng kể công với vợ, khi tôi ca thán việc nhà, việc chăm con ngập đầu cần được chồng chia sẻ thì anh dửng dưng, cãi vã một hồi thì chồng “mày -tao” luôn. Chồng tôi bảo “mày xem, quanh đây ai chăm vợ con như tao chưa, mày đòi hỏi quá đáng, tao phải bỏ mày”. Cái đòi hỏi này của tôi là gì?
Đứa bé thứ 2 hay ốm đau dặt dẹo, lúc đó kinh tế gia đình eo hẹp, bà nội lên trông đỡ vài tháng rồi về quê. Tôi không có tiền để thuê người bế con. Hai vợ chồng thống nhất đi làm chéo ca nhau, rồi thay nhau chăm nuôi con nhỏ. Con trai đầu, tôi gửi về quê ở với bà ngoại khoảng 1 năm, sau đó đón con lên học mẫu giáo lớn. Buổi chiều về đến nhà, cơ man là việc. Nào lo tắm rửa 2 đứa con, nào chợ búa cơm nước. Thằng con 5 tuổi nghịch như quỷ sứ, mẹ vẫn thường xuyên để mắt tới. Con gái bé mới hơn 1 tuổi, chậm đi, chậm nói. Tiền tiêu lúc nào cũng ki cóp, tằn tiện mới đủ. Tháng nào con cái đau ốm là mẹ quay chong chóng. Ấy vậy mà chồng tôi rất vô tư, cứ chiều chiều anh xách vợt đi cầu lông. Ban đầu tôi nhẹ nhàng tâm sự, bảo anh gác sở thích thể thao lại đôi năm để con bé lớn thêm chút nữa. Anh hằn học nói tôi không ra gì, chồng chỉ có niềm vui nhỏ cũng cấm đoán.
Hai vợ chồng tranh luận cãi cọ nhau tới bến, tôi nói anh đi giờ ấy là giờ nào, có hôm đi từ 5 giờ chiều đến 8 giờ tối mới về. Ba mẹ con đánh vật với một núi việc nhà. Nhớ dạo ngày 2/9, anh bảo về quê họp lớp cấp 2. Tôi nói, em ốm mấy hôm rồi, anh ở lại chăm con. Chồng tôi bảo bạn thân gọi cả chục cuộc không thể không đi. Chiều ấy chồng say biêng biêng cũng là lúc vợ tụt huyết áp ngất xỉu, phải nhập viện. Chồng tôi lúc đó cũng thoáng chút ân hận. Nhưng mọi việc vẫn chưa có gì tiến triển. Anh chồng mê thể thao vẫn có những lập luận rất đanh thép. Rằng sở thích này không tốn kém gì, tôi không rượu chè, cờ bạc, gái gú, cô còn chê bai gì tôi nữa? Tôi lấy vợ về để có người chăm chồng chăm con nhé, cô thích gì, không ở được với tôi thì biến.
Tôi khóc sướt mướt vì uất ức. Sau những trận cãi vã liên miên, tôi khùng lên bảo chồng con tôi cũng không cần thiết nữa. Giai đoạn khó khăn nhất cần chồng chung vai thì chồng mặc cả so đo như thế, tôi chả thiết cái gia đình này. Mặc con cái khóc mếu ngặt nghẽo, lòng dạ tôi như hóa đá. Tôi bảo tôi chán cuộc sống bức bối này quá rồi, tôi muốn ly dị. Nhìn gương mặt hốc hác, thất thần của tôi, anh chồng chở hai con thẳng về quê nội.
Video đang HOT
Chồng tôi muốn tôi phải xuống nước, xin lỗi chồng và vẫn yên tâm mà phục vụ chồng con như xưa. Kiểu gì thì đàn bà cũng yếu thế, kiểu gì đàn bà cũng xót con, không muốn mất con vì cái lý do giời ơi đất hỡi ấy. Lý do chồng không giúp đỡ việc nhà. Chồng và 2 con đi 5 ngày, tôi không màng đếm xỉa. Tôi tự đi chơi bời thăm thú bạn bè. Tôi nghĩ nếu không còn nghĩ cho nhau nữa thì giải thoát mà dựng xây cuộc đời mới đi cho nhẹ lòng. Tôi dù thương con cũng kìm lòng, không điện thoại hỏi han gì hết, mặc kệ ba bố con.
Hết ngày nghỉ, chồng tôi mang con về, nhìn vợ gườm gườm. Tôi cứ phớt đời như không. Thích thì tôi làm, không thích tôi nhảy đi chơi, buôn bán hàng xóm láng giềng tới tận tối mịt. Nhà cửa cứ ngập ngụa, quần áo, đồ chơi quăng mỗi chỗ một nơi, thức ăn thừa vương vãi, thùng rác bốc mùi, tôi cũng mặc.
Chồng tôi đi làm về phải xắn tay vào làm, tôi cũng không thèm hỏi han, cười nói như trước.
Cuộc chiến âm thầm diễn ra khoảng 10 ngày trong bầu không khí im lìm, chồng tôi sau đó tự ra bắt chuyện làm lành. Tôi mặc dù rất cay cú cũng xuống thang dần, tôi quên luôn trận khẩu chiến kịch liệt vừa trải qua. Tôi giao việc dứt khoát cho chồng, anh cần giúp vợ những việc gì. Tôi cũng nói thẳng quan điểm sống của mình: Lương 2 vợ chồng xấp xỉ nhau, cớ sao vợ phải làm toàn bộ việc nhà, chồng chỉ nhúng tay tí chút. Giờ khác rồi, ngày nào vợ đi làm, chồng phải đảm đương gần hết việc nhà. Vợ giúp cho việc đi chợ, tắm cho con còn chồng nấu nướng, dọn dẹp, cho con cái ăn uống. Vợ thanh thản đi làm chứ không phải lấm lét mắt trước mắt sau trốn sếp chạy về nhà như trước. Hôm nào 2 vợ chồng cùng nghỉ thì chồng chơi thể thao buổi chiều, buổi tối sau giờ cơm đến phiên vợ đi bộ tán gẫu với mấy chị hàng xóm.
Con cái chả có tội gì mà mình đánh đập. Quan trọng là người vợ phải quyết tâm thay đổi ông chồng lười biếng và gia trưởng. Tôi không sợ xóm giềng chê tôi nanh nọc, đanh đá. Tôi làm thế để gia đình tôi tồn tại một cách vững chắc và hạnh phúc.
Theo Dân Trí
Đàn ông sợ vợ thường thành công
Đàn ông thường cảm thấy xấu hổ khi bị cho là sợ vợ. Thế nhưng, trong thực tế, những người đàn ông này lại thường đạt được thành công trong công việc lẫn cuộc sống và được không ít người ngưỡng mộ.
Dưới đây là những lý do khiến các anh chồng sợ vợ lại thành công, chị em cùng tham khảo nhé:
1. Cuộc sống gia đình luôn hạnh phúc
Các anh chồng nếu muốn gia đình êm ấm, hạnh phúc và có thể tập trung cho công việc thì thường chọn cách nhường nhịn vợ. Họ biết rằng gia đình phải hòa thuận, bình yên thì mới có thể trở thành hậu phương vững chắc để vượt qua những sóng gió bên ngoài.
Thậm chí, hình tượng một gia đình hạnh phúc luôn được nhiều người ngưỡng mộ, giúp tạo được uy tín trong công việc cho người đàn ông hơn.
2. Sống lành mạnh hơn
Từ khi có vợ, người đàn ông sẽ bớt hút thuốc, không còn tụ tập, nhậu nhẹt với bạn bè đến sáng như trước đây. Họ buộc phải sống lành mạnh và quan tâm đến sức khỏe của mình hơn.
Bên cạnh đó, vì họ luôn chiều ý vợ nên gia đình ít xảy ra tranh cãi, không phải lo âu về mọi thứ và cuộc sống cũng ít áp lực hơn giúp tinh thần luôn thoải mái và có thể tập trung vào công việc.
Ảnh minh họa
3. Rèn luyện được nhiều đức tính tốt
Đàn ông thường lười biếng, cẩu thả và thiếu tinh tế. Vì vậy, khi lấy vợ, các anh sẽ được cải tạo các tính xấu này bởi nếu khong muốn nghe vợ cằn nhằn thì các anh bắt buộc phải siêng làm việc, cẩn thận hơn và tinh tế hơn để nhớ những ngày kỷ niệm của hai vợ chồng, ngày đặc biệt trong tháng... nếu không muốn bị vợ giận.
Những đức tính tốt khác sẽ dần được hình thành như biết nhường nhịn, đúng giờ, biết quan tâm, chia sẻ... Những đức tính tốt đẹp này còn giúp các anh chồng trở thành người hoàn hảo, được nhiều người thích và dễ dàng gặt hái được thành công trong công việc.
4. Có tài chính vững chắc
Nếu như trước khi lấy vợ, tiền lương mỗi tháng lĩnh được đàn ông thường tiêu sạch, thì sau khi có vợ họ lại có tiền để dành ngày càng nhiều. Vì nể vợ nên không còn những thói hư tật xấu như: thường xuyên nhậu nhẹt, cờ bạc, bồ bịch hay chi tiêu không kiểm soát.
Đồng thời, vợ là người tính toán việc chi tiêu và giữ tiền cho gia đình nên sẽ giúp các anh chồng biết được cách chi tiêu thế nào tiết kiệm, hợp lý. Nhờ đó mà kinh tế của gia đình cũng được cải thiện đáng kể và họ có kinh tế vững chắc hơn.
Theo Phunuvagiadinh
Chồng cộc cằn gia trưởng, em chỉ muốn ly hôn Khi em nghỉ ở nhà chăm con thì anh coi thường em không kiếm ra tiền. Đến khi em quyết tâm đi làm thì chồng lại bắt em nghỉ ở nhà vì thói ghen tuông bóng gió. Anh còn chửi bới, lăng mạ em vì nghi ngờ em có quan hệ với người yêu cũ... Chào các anh chị, em thực sự cảm...