Quyết liệt thực hiện đường thông, hè thoáng
Tại hội nghị triển khai thực hiện Chỉ thị 14-CT/TU của Thành ủy Hà Nội về “Tiếp tục tăng cường, nâng cao hiệu quả các biện pháp đảm bảo TTATGT đường bộ, đường sắt, đường thủy và giảm ùn tắc giao thông, quản lý lòng đường, vỉa hè và bán hàng rong”, quận Hoàn Kiếm đã đề ra những biện pháp quyết liệt, chỉ đạo các cấp chính quyền cơ sở và các phòng, ban, ngành của quận nghiêm túc thực hiện.
Những tuyến phố văn minh đô thị sẽ làm Thủ đô thêm khang trang, sạch đẹp
Đối với 20 tuyến phố văn minh đô thị (Quang Trung, Bà Triệu, Phan Chu Trinh, Ngô Quyền, Lê Lai, Lê Thạch, Lý Thái Tổ, Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Hàng Trống, Trần Bình Trọng, Yết Kiêu, Đồng Xuân, Hàng Giấy, Hàng Cót, Hàng Gà, Hàng Điếu, Đường Thành, Nhà Chung) và các khu vực trọng điểm (Quảng trường 19-8, xung quanh khu vực trụ sở Thành ủy-HĐND-UBND thành phố và vườn hoa Lý Thái Tổ): Chỉ được để xe đạp, xe máy, ô tô tại những nơi qui định có thể tổ chức sắp xếp một số điểm giao thông tĩnh trật tự, gọn sạch đảm bảo tối thiểu 1,5m lối đi cho người đi bộ. Các tuyến phố cổ như Hàng Buồm, Hàng Giầy, Mã Mây, Lương Ngọc Quyến, Tạ Hiện sẽ tổ chức tuyến phố đi bộ nên việc tổ chức sắp xếp các hộ kinh doanh theo qui định của đề án mở rộng không gian đi bộ. Sắp xếp tạm thời một số hộ đang kinh doanh nhỏ lẻ như hàng quà, hàng nước (thuộc diện chính sách, hộ nghèo, khó khăn và là người dân sống trên địa bàn phường) tại các ngõ, thời gian bán hàng từ 5h đến 8h và từ 19h đến 24h.
Nguyên tắc tổ chức giao thông tĩnh cũng được quận Hoàn Kiếm qui định cụ thể. Đối với các tuyến phố có chiều rộng hè từ 3,5m đến 5,5 m, có thể tổ chức trông giữ phương tiện (1 hàng xe, chiều rộng tối đa 2m). Các phố có chiều rộng hè lớn hơn 5,5m, có thể tổ chức điểm trông giữ phương tiện (2 hàng xe, chiều rộng tối đa 4m). Các phố còn lại có chiều rộng hè nhỏ hơn 3,5m giao cho UBND phường kẻ vạch sơn, hướng dẫn nhân dân để xe theo qui định, đảm bảo lối đi cho người đi bộ tối thiểu là 1,5m. Các doanh nghiệp tham gia mô hình “khoán quản” là các đơn vị chủ yếu thực hiện việc trông giữ phương tiện tại các điểm được qui hoạch và cấp phép (thu phí trông giữ phương tiện theo qui định hiện hành) các đơn vị, doanh nghiệp được cấp phép trông giữ phương tiện cho cán bộ, công nhân viên và khách đến cơ quan thì nộp phí sử dụng hè phố theo qui định, không được phép thu tiền trông giữ phương tiện.
Để thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các tiêu chí, nguyên tắc trong quản lý TTATGT, TTĐT và VSMT trên địa bàn, chính quyền quận Hoàn Kiếm đã qui định rõ cơ chế trách nhiệm của các cấp lãnh đạo chính quyền từ quận đến phường trong đó Chủ tịch UBND quận, Trưởng CAQ chịu trách nhiệm trước Thành ủy, UBND thành phố và Quận ủy Hoàn Kiếm trong công tác chỉ đạo triển khai thực hiện Chủ tịch UBND phường, trưởng CAP chịu trách nhiệm trước quận ủy, UBND quận và Đảng ủy phường về công tác đảm bảo TTĐT, TTATGT, VSMT trên địa bàn phường. Nếu để xảy vi phạm các tiêu chí quản lý đã được xác định trên từng tuyến phố, từng địa bàn sẽ bị xử lý trách nhiệm theo qui định…
Theo ANTD
Tăng gấp đôi phí sử dụng hè, lòng đường trông giữ ô tô
Tại kỳ họp lần này, HĐND TP Hà Nội sẽ xem xét việc điều chỉnh tăng mức phí sử dụng hè, lề đường, bến bãi trông giữ ô tô. Theo đề nghị của UBND TP, mức phí này sẽ tăng gấp đôi so với hiện nay, ông Nguyễn Tuấn Thịnh, Phó trưởng Ban Kinh tế ngân sách - HĐND TP đã trao đổi với phóng viên ANTĐ xung quanh vấn đề này.
- PV: Ông có thể cho biết cụ thể hơn về việc điều chỉnh tăng mức phí?
- Ông Nguyễn Tuấn Thịnh: Có 3 loại phí, lệ phí mà HĐND TP sẽ bãi bỏ tại kỳ họp này là phí dự thi, dự tuyển phí thẩm định kết quả đấu thầu lệ phí cấp giấy đăng ký kinh doanh. Thực chất không phải là thành phố không thực hiện thu phí nữa mà ở đây chỉ là bãi bỏ quyết định của HĐND đã nêu trong các nghị quyết trước. Lý do vì trước đây những loại phí này do thẩm quyền của HĐND quyết định, còn hiện nay do Bộ Tài chính quyết định nên HĐND không quyết lại nữa mà sẽ áp dụng theo quyết định của trung ương.
Chỉ có phí sử dụng hè, lề đường liên quan tới trông giữ ô tô lần này sẽ điều chỉnh tăng. Theo đề xuất của UBND TP, mức phí sử dụng hè, lề đường, bến bãi để trông giữ xe ô tô tại các tuyến phố lớn quanh khu vực hồ Hoàn Kiếm tăng từ 45.000 đồng/m2/tháng lên 80.000 đồng/m2/tháng.
Các tuyến phố trên đường vành đai 1 và phía trong đường vành đai 1 (trừ quận Hoàn Kiếm) điều chỉnh tăng mức thu lên 60.000 đồng/m 2/tháng...
Việc tăng phí này không phải thực hiện theo quy định tăng xử phạt hành chính trong 3 lĩnh vực được quy định tại Luật Thủ đô. Lý do tăng vì trước đó, HĐND TP đã có quyết định tăng phí trông giữ ô tô nên tương ứng sẽ tăng phí sử dụng hè, lề đường để trông giữ ô tô, nhằm đảm bảo việc này phù hợp và tránh thất thu ngân sách Nhà nước. Hơn nữa, đây cũng là một giải pháp nhằm hạn chế phương tiện giao thông đi vào nội đô, giảm ùn tắc giao thông trong nội thành.
Ngoài ra, kỳ họp này HĐND cũng sẽ bổ sung, điều chỉnh mức thu với các loại phí: bảo vệ môi trường, khai thác khoáng sản tham gia đấu giá tài sản phí tham quan khu trung tâm Hoàng Thành Thăng Long theo đề xuất của UBND TP. Còn các phí khác cơ bản chỉ áp dụng theo chính sách mới của Nhà nước, trong đó TP Hà Nội sẽ áp dụng mức khung tối đa.
- Có nhiều ý kiến lo ngại rằng, khi phí sử dụng lòng đường, vỉa hè tăng lên gần gấp đôi thì các đơn vị khai thác cũng sẽ tăng phí trông giữ xe ô tô, trong khi mức phí hiện tại đã khá cao?
- Với mức phí trông giữ xe ô tô, HĐND TP đã có quyết định về điều này, trong đó đã tăng mức thu. Vì vậy các đơn vị khai thác vỉa hè, lòng đường để trông giữ ô tô sẽ phải áp dụng nghiêm theo mức thu mà HĐND TP đã quyết định. Tất nhiên để hạn chế việc lách luật, thu cao hơn quy định thì cần có sự giám sát và xử phạt nghiêm, kịp thời.
- Cảm ơn ông!
Theo ANTD
Chính phủ chỉ đạo giải quyết chế độ cho thuyền viên tàu BTT-07 bị mất tích Sau khi Báo An ninh Thủ đô đã có bài phản ánh "Cần sớm chi trả chế độ cho thân nhân tàu BTT-07", mới đây, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản số 2951/VPCP-KGVX về việc giải quyết chế độ lao động cho 8 thuyền viên tàu BTT - 07. Theo Công văn, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đồng ý với...