Quyết liệt phòng chống sốt xuất huyết trên địa bàn Hà Nội
Hiện nay, thời tiết miền Bắc đang là mùa hè, nắng nóng và mưa nhiều sẽ là điều kiện thuận lợi cho muỗi phát triển và truyền bệnh sốt xuất huyết (SXH).
Tính đến nay, Hà Nội nghi nhận 137 trường hợp mắc SXH, không có trường hợp nào tử vong, số ca mắc được phân bổ tại 23/30 quận huyện và 96/579 xã phường. Mặc dù số ca mắc giảm 44,6% so với cùng kỳ năm 2019, tuy nhiên, trong thời gian tới, số ca mắc SXH có thể gia tăng do điều kiện thời tiết thuận lợi cho véc-tơ truyền bệnh phát triển, hiện nay đang là giai đoạn gia tăng dịch hàng năm, đồng thời Hà Nội đã ghi nhận một số ổ dịch có nguy cơ gia tăng nhanh như xã Khánh Hà – Thường Tín, xã Thanh Thùy – Thanh Oai.
Để chủ động phòng chống dịch SXH, UBND thành phố xây dựng Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh SXH trên địa bàn Hà Nội năm 2020 nhằm giảm tỷ lệ mắc và tử vong do SXH, khống chế kịp thời không để dịch lớn xảy ra, góp phần bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân và phát triển kinh tế – xã hội.
Theo đó, Ban Chỉ đạo các cấp, các ngành của thành phố cần phối hợp chặt chẽ với ngành y tế trong triển khai phòng chống SXH. Trên cơ sở Đề án phòng chống SXH của địa phương, UBND các quận, huyện, thị xã khẩn trương xây dựng và triển khai Kế hoạch phòng chống SXH cụ thể của năm 2020. Thường xuyên cập nhật và ban hành các văn bản chỉ đạo về công tác phòng chống dịch phù hợp với tình hình dịch bệnh.
Phun hóa chất phòng chống sốt xuất huyết tại khu dân cư
UBND xã, phường, thị trấn thành lập các lực lượng cộng tác viên, tổ giám sát và đội xung kích diệt bọ gậy cùng với các ban, ngành đoàn thể trên địa bàn cùng thực hiện phòng chống SXH.
Video đang HOT
Cùng với đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức và hình thành thói quen chủ động áp dụng các biện pháp phòng chống SXH; khai báo cho cơ quan y tế địa phương khi mắc bệnh. Đa dạng hoá các hình thức truyền thông, nội dung và phương pháp tuyên truyền phong phú, ngắn gọn, cụ thể, súc tích, hấp dẫn để mọi người dân dễ hiểu và thực hiện. Thông tin kịp thời, chính xác diễn biến dịch bệnh cũng như cách phòng chống dịch của thành phố để người dân chủ động phòng dịch nhưng không hoang mang, lo lắng.
Tiếp tục củng cố, bố trí đủ, ổn định và nâng cao năng lực của các cán bộ y tế tham gia hệ thống giám sát dịch từ thành phố đến cơ sở với mục tiêu phát hiện sớm, đáp ứng kịp thời trước mọi diễn biến của bệnh dịch không để dịch lan rộng. Đảm bảo sẵn sàng trang thiết bị, vật tư, hóa chất xử lý ổ dịch.
Tăng cường giám sát dịch (giám sát bệnh nhân và giám sát véc-tơ) tại các cơ sở y tế và tại cộng đồng (lưu ý các khu vực nguy cơ và các ổ dịch cũ về SXH).
Phát huy hiệu quả hoạt động của mạng lưới y tế cơ sở, y tế tư nhân, y tế cơ quan, trường học, đặc biệt mạng lưới cộng tác viên, đội xung kích diệt bọ gậy trong việc phát hiện, thông tin, báo cáo kịp thời ca bệnh để tổ chức xử lý dịch triệt để và huy động cả cộng đồng tham gia phòng dịch.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giám sát, thu thập, quản lý, thống kê số liệu tình hình dịch bệnh.
Cụ thể, để chủ động phòng chống SXH, trong thời gian tới, Hà Nội tiếp tục triển khai tổ chức đợt cao điểm hưởng ứng Ngày ASEAN phòng chống SXH 15/6; tổ chức đợt chiến dịch diệt bọ gậy tại các xã, phường, phun hóa chất tại các khu vực nguy cơ cao. Tổ chức xử lý quyết liệt, triệt để các ổ dịch ngay khi phát hiện. Triển khai tập huấn phòng chống SXH cho các giáo viên trong trường học, cho cán bộ khám chữa bệnh để phát hiện và báo cáo sớm ca bệnh. Tăng cường kiểm tra, giám sát tại các khu vực có nhiều bệnh nhân, các ổ dịch kéo dài, kiểm tra các công trường xây dựng, chợ, trường học, khu công cộng, khu thuê trọ… nhằm xử lý kịp thời các ổ dịch, không để dịch lây lan trong cộng đồng.
TPHCM nỗ lực giải quyết tình trạng mức sinh thấp
UBND TPHCM vừa ban hành Kế hoạch số về hoạt động công tác dân số năm 2020 tại TP nhằm nỗ lực giải quyết tình trạng mức sinh thấp, kiểm soát tỷ số giới tính khi sinh, nâng cao chất lượng dân số và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của TP.
Bé trai chào đời tại Bệnh viện Hùng Vương
Theo đó, TP phấn đấu đạt tỷ lệ tăng dân số (chung, tự nhiên) là 1,14%; duy trì tỷ số giới tính khi sinh từ 103 đến 107 bé trai/100 bé gái (mức tăng tỷ số giới tính khi sinh không quá 0,4%); 80% bà mẹ mang thai được sàng lọc trước sinh.
80% trẻ sinh ra được sàng lọc sơ sinh; tăng 10% so với năm 2019 tỷ lệ người cao tuổi được khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1 lần/năm; 445.730 người mới sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại.
Bên cạnh đó, TPHCM cũng phấn đấu 90% tỷ lệ thanh niên nam, nữ chuẩn bị kết hôn được truyền thông - tư vấn về nội dung sức khỏe tiền hôn nhân; tăng 10% so với năm 2019 tỷ lệ cặp nam, nữ thanh niên được tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn.
Quản lý, cập nhật 100% số bà mẹ mang thai, số trẻ sơ sinh sống thực tế cư trú tại địa bàn.
Trên cơ sở chỉ tiêu đặt ra, kế hoạch tập trung vào 8 nội dung quan trọng. Trong đó, tăng cường tuyên truyền vận động người dân thực hiện thông điệp "mỗi cặp vợ chồng nên sinh đủ hai con".
Cung cấp đầy đủ, kịp thời các phương tiện tránh thai và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình an toàn, hiệu quả, đa dạng, thuận tiện với chất lượng ngày càng tốt hơn.
Triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm cải thiện rõ rệt tình trạng sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên.
Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc khám sức khỏe tiền hôn nhân cho các cặp nam, nữ thanh niên chuẩn bị kết hôn.
Cùng với đó, kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh; nâng cao chất lượng dân số; Đề án kiểm soát dân số vùng biển, đảo và ven biển.
TP cũng sẽ triển khai thực hiện chương trình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, chương trình truyền thông dân số và phát triển. Tổ chức bộ máy, thực hiện chính sách, đào tạo, tập huấn, kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện chương trình và thông tin số liệu, cơ sở dữ liệu điện tử chuyên ngành dân số.
Nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo thiên tai "Công tác dự báo, cảnh báo thiên tai đã đạt được nhiều tiến bộ đáng ghi nhận, chất lượng dự báo thời tiết, thiên tai được cải thiện rõ rệt với mức độ chính xác hơn, sát thực tế hơn và thường xuyên cập nhật để kịp thời phục vụ công tác chỉ đạo ứng phó, góp phần giảm nhẹ thiên tai, phát...