Quyết liệt chống “tham nhũng vặt”: Củng cố niềm tin, thêm sự gắn kết
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy: “Chống tham ô lãng phí và bệnh quan liêu cũng quan trọng và cần kíp như việc đánh giặc trên mặt trận”. Nhìn từ những vấn đề cấp bách trong xây dựng Đảng hiện nay, trong đó có cả việc chống “ tham nhũng vặt”, có thể thấy, những hiệu quả thực tiễn đang mang lại niềm tin, gắn kết hơn khối đại đoàn kết giữa Đảng và dân.
Giải quyết thủ tục hành chính tại Sở LĐTB&XH Hà Nội. Ảnh: Quang Thái
Minh bạch để dân kiểm soát
Thực tế trong thời gian qua, “ tham nhũng vặt” có thế không tạo ra những hậu quả nhãn tiền như các vụ tham nhũng lớn, nhưng lại như những “ổ mối nhỏ ăn mòn con đê”, gây ra bức xúc cho người dân, làm ảnh hưởng đến niềm tin của dân với Đảng và hệ thống chính quyền. Bởi thế việc đấu tranh với “tham nhũng vặt”, nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc để vụ lợi cũng luôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong xây dựng Đảng, chống suy thoái đạo đức, lối sống của đội ngũ cán bộ.
Tại Hà Nội, thực hiện theo tư tưởng của Bác, việc chống “tham nhũng vặt” luôn được chú trọng. Trong đó, đã rà soát, hoàn thiện các cơ chế, chính sách, công khai minh bạch các hoạt động kinh tế – xã hội và công tác cán bộ; quy trình, thủ tục giải quyết công việc. Đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4; ngăn chặn biểu hiện “xin cho”, giảm tình trạng “tham nhũng vặt”. Hà Nội cũng chọn những lĩnh vực nhạy cảm để kiểm tra, giám sát thường xuyên. Kiên quyết xử lý các vi phạm, chuyển ngay sang cơ quan điều tra các vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật kinh tế, tham nhũng. Nổi bật là giai đoạn 2016 – 2019, TP chỉ đạo hơn 2.300 tổ chức, đơn vị triển khai kiểm tra việc thực hiện các quy định về công khai, minh bạch; kiểm tra hơn 1.800 cơ quan, đơn vị về thực hiện các quy tắc ứng xử; chuyển đổi vị trí công tác hơn 2.200 người trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp…
Đặc biệt, Hà Nội đã triển khai Đề án số 56 về “Đẩy mạnh công tác phát hiện, ngăn chặn, xử lý tình trạng tiêu cực, gây phiền hà, nhũng nhiễu người dân, DN trong giải quyết công việc trên địa bàn TP Hà Nội”. Nhiều giải pháp được nhấn mạnh, trong đó có xây dựng văn hóa không “phong bì” để phòng ngừa tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực; đề ra các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng “nhũng nhiễu”; gắn với việc thực hiện cải cách hành chính và công tác cán bộ. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thu, quản lý, sử dụng phí, lệ phí, quy trình giải quyết thủ tục hành chính để góp phần ngăn ngừa kịp thời phát hiện các hành vi nhũng nhiễu, “tham nhũng vặt” ở cơ sở…
Video đang HOT
Chấn chỉnh vi phạm, tăng sự hài lòng
Không chỉ ở cấp TP, tại các quận, huyện, việc ngăn chặn những hành vi “tham nhũng vặt” cũng trở thành một trong những nhiệm vụ trọng tâm… Tại quận Tây Hồ, để đẩy mạnh phòng ngừa, quận đã tăng cường công khai, minh bạch các cơ chế, chính sách, chế độ; công tác cán bộ, nhất là trong bổ nhiệm, tuyển dụng. Đồng thời, mọi hoạt động quản lý hành chính, đặc biệt là trong công tác thực hiện đầu tư; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cũng được công khai, cùng với tăng ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành, cải cách hành chính… đã tạo điều kiện cho người dân giám sát, phòng ngừa các vi phạm. Quận cũng tiến hành các đoàn kiểm tra đột xuất về quản lý đất đai, trật tự xây dựng… kịp thời phát hiện một số sai phạm, sơ hở trong quản lý để chấn chỉnh ngay.
Ở cấp phường, thể hiện quyết tâm chung tay cùng TP trong nhiệm vụ này, Đảng ủy phường Yên Phụ (quận Tây Hồ) đã chỉ đạo toàn thể cán bộ, công chức, người lao động phải thực thi công vụ trên nguyên tắc “Kỷ cương – Trách nhiệm – Tận tình – Thân thiện”; kịp thời chấn chỉnh các vi phạm trong thực hiện quy tắc ứng xử. Tại phường Đại Mỗ (quận Nam Từ Liêm), phường đã tập trung xây dựng mô hình chính quyền thân thiện, với quan niệm làm cán bộ tiếp xúc với dân phải có cảm xúc sẻ chia.
Bằng kinh nghiệm nhiều năm qua và kết quả đã có, Hà Nội đang tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn “tham nhũng vặt”. Tại nhiều địa phương, các giải pháp đã được áp dụng đại trà, tạo chuyển biến rõ nét trong mối quan hệ giữa chính quyền với người dân, từ đó loại trừ mối nguy hại từ “tệ nạn” này gây ra, củng cố thêm niềm tin, tăng thêm sự gắn kết.
TRẦN HÀ
TPHCM: Phòng, chống "tham nhũng vặt" trong giáo dục
Sở GD-ĐT TPHCM vừa triển khai công tác phòng, chống tham nhũng năm học 2019-2020. Trong đó, nhấn mạnh việc phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi tham nhũng, nhất là các hành vi "tham nhũng vặt".
Cụ thể, đối với công tác này, Sở GD-ĐT TPHCM yêu cầu tăng cường phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi tham nhũng, nhất là các hành vi "tham nhũng vặt" của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức khi thực thi nhiệm vụ, chức trách được giao, đảm bảo mọi hoạt động của đơn vị đều công khai, minh bạch.
Kiểm tra công tác thu cho trong trường học ở TPHCM (Ảnh minh họa)
Tăng cường sự lãnh đạo, nâng cao nhận thức vai trò của người đứng đầu đơn vị trong công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
Thực hiện việc thanh tra, kiểm tra thực hiện quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng, trong đó tập trung vào: đầu tư xây dựng thu, chi ngân sách, tài chính, quản lý, sử dụng tài sản công, kịp thời xử lý nghiêm minh đúng pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân có vi phạm.
Đối với việc thực hiện, Sở giao nhiều bộ phận. Đặc biệt, Thanh tra Sở tăng cường công tác phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan nắm thông tin, tình hình.
Kịp thời đề xuất các cuộc thanh tra đột xuất khi phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật những vụ việc có dấu hiệu bổ nhiệm, luân chuyển, khen thưởng, cho thôi việc, miễn nhiệm bãi nhiệm, kỷ luật... đối với cán bộ, công viên chức và người lao động có nhiều dư luận về tham nhũng, lãng phí.
Học sinh TPHCM học phòng chống tham nhũng
Năm học 2019-2020, UBND TPHCM công bố nội dung, thực hiện quy định của Thủ tướng Chính phủ sẽ đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào giảng dạy ở trường học.
Theo đó, nội dung phòng chống tham nhũng sẽ được tích hợp, lồng ghép vào môn giáo dục công dân với thời lượng 6 tiết/năm học. Ngoài ra, trong các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, các trường, các giáo viên đều có thể tích hợp nội dung này để tuyên truyền, giáo dục đối với học sinh.
Hoài Nam
Theo Dân trí
Tiền hỗ trợ dân do Covid-19 đừng để "dê nhầm nhà, gà đi lạc" Tiền hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 không được phép "đi lạc đường". Tham nhũng, trục lợi giữa mùa dịch chẳng khác gì tội ác. Dịch Covid-19 đang ảnh hưởng toàn diện đến đất nước. Trong quý I đã có 153.000 người nộp hồ sơ hưởng chính sách thất nghiệp. Đời sống người lao động, nhất là khu vực...