Quyết không để ‘vỡ trận’ nếu dịch diện rộng
Hai BV đầu ngành trong điều trị các bệnh truyền nhiễm là BV Bệnh nhiệt đới Trung ương và BV Bệnh nhiệt đới TPHCM đã sẵn sàng về mọi mặt cho công tác thu dung và điều trị bệnh do nCoV gây ra, quyết tâm tuyệt đối không để bị “vỡ trận” khi dịch xảy ra trên diện rộng.
Một phòng cách ly điều trị tại Khoa Nhiễm D, BV Bệnh nhiệt đới TPHCM. Ảnh: Báo SK&ĐS
TS.BS. Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc BV Bệnh nhiệt đới TPHCM cho biết, công tác ứng phó khi bệnh lây lan đã được chuẩn bị sẵn sàng. Hiện tại, bệnh nhân khi được chuyển về BV sẽ được điều trị cách ly tại Khoa Nhiễm D với sức chứa 150 giường. BV cũng đã chuẩn bị dự phòng toàn bộ các khoa còn lại để tiếp nhận bệnh khi cần thiết.
Ngành y tế TPHCM quyết tâm tuyệt đối không để bị “vỡ trận” khi dịch bệnh xảy ra trên diện rộng. Và để làm được điều đó, điều đầu tiên là thực hiện việc phân luồng, phân tuyến rõ ràng với từng mức độ.
Hiện việc phân luồng, phân tuyến đã được tiến hành, đó là khi bệnh đã lan tràn trong cộng đồng, bệnh nhân sẽ không cần phải xét nghiệm xác định nCoV nữa, mà ưu tiên xét nghiệm ngẫu nhiên một số trường hợp. Các trường hợp xét nghiệm chỉ dành cho các ca viêm phổi nặng hoặc tử vong để xác định virus. Vấn đề lúc này là tự cách ly để không lây thêm cho những người khác và theo dõi điều trị tại chỗ.
Trường hợp nhẹ nhất, bệnh nhân sẽ đến các trạm y tế cơ sở để được hướng dẫn về nhà tự uống thuốc điều trị. Với những trường hợp bệnh nặng hơn thì tất cả các BV trong Thành phố sẽ tiếp nhận vào những khu cách ly. Chỉ những trường hợp bệnh nặng, bệnh nhân cần thở máy thì mới chuyển đến các BV tuyến cuối như BV Bệnh nhiệt đới, BV Nhân dân Gia Định, BV Nhân dân 115, BV Nguyễn Tri Phương, BV Chợ Rẫy.
Ở tình huống dịch bệnh lan rộng, BV Bệnh nhiệt đới sẽ là nơi điều phối, hướng dẫn cố vấn chuyên môn. Dù bệnh do nCoV, nhưng biến chứng chủ yếu là viêm phổi, nên các BV nội khoa tại TPHCM và các BV của các tỉnh, thành phố ở phía nam đều có thể tự điều trị hồi sức hô hấp.
“Hiện các BV tỉnh đã chuẩn bị sẵn tất cả nhân lực, vật lực để đón nhận nếu có bệnh nhân. Chúng tôi sẽ có buổi tập huấn chuyên môn với tất cả BV”, Giám đốc BV Bệnh nhiệt đới TPHCM cho biết.
Video đang HOT
Đoàn công tác của Cục Quản lý Khám chữa bệnh trao đổi về công tác điều trị, chăm sóc bệnh nhân với cán bộ y tế BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Báo SK&ĐS
Còn BV Bệnh nhiệt đới Trung ương đã huy động tất cả cán bộ y tế tham gia công tác chống dịch nCoV, trong đó có 60 cán bộ trực tiếp chăm sóc, điều trị người dương tính và theo dõi giám sát người nghi ngờ. BV thành lập 2 đội cấp cứu cơ động sẵn sàng hỗ trợ tuyến dưới.
Hiện BV có khả năng điều trị 1.000 người, trong đó 600 người giám sát, 400 ca điều trị và khoảng 50 giường điều trị tích cực và sẵn sàng cho BV dã chiến khi cần huy động.
BV hiện đang điều trị 3 ca dương tính, 1 ca đã có kết quả âm tính; các ca đã được điều trị có sức khoẻ ổn định và được tiếp tục theo dõi. BV đã bố trí 2 nơi cách ly cho người dương tính với nCoV và khu vực cách ly đối với ca giám sát, hiện là 57 ca.
Làm việc với BV Bệnh nhiệt đới Trung vào chiều 3/2, TS. Cao Hưng Thái, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh đề nghị BV tiếp tục thực hiện nghiêm những chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Y tế. Bên cạnh đó, lãnh đạo BV cũng quan tâm đến chế độ, chính sách và chăm sóc sức khoẻ cho cán bộ y tế trực tiếp điều trị cho bệnh nhân và tham gia công tác chống dịch nCoV.
Đoàn cũng đi thăm Khoa Cấp cứu, gặp và giải thích cho một trong những người đi từ vùng dịch về mức độ của bệnh và sự cần thiết phải cách ly người bệnh; kiểm tra khu vực đáp ứng hậu cần cho công tác chống dịch cho cán bộ y tế như khu vực nghỉ lại, khu vực phục vụ ăn uống, sinh hoạt…
CM (tổng hợp)
Theo baochinhphu
Phòng virus corona sao cho đúng?
Sáng 3-2, Báo Người Lao Động đã tổ chức giao lưu trực tuyến "Phòng virus corona sao cho đúng?" với sự tham gia của 6 chuyên gia y tế từ Hà Nội, TP HCM và Khánh Hòa
Theo các bác sĩ, ngăn chặn dịch không có nghĩa là đổ xô nhau đi xét nghiệm, mà là cách ly người nghi nhiễm đúng cách, đủ thời gian.
Cách ly: Rất quan trọng
ThS-BS Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM, khẳng định: "Cách ly đúng quy định là một trong những biện pháp hiệu quả để khống chế dịch bệnh lây truyền. Hiện nay, TP HCM đã chỉ đạo các trường hợp lao động đến từ Trung Quốc phải được cách ly đủ 14 ngày mới được vào làm việc".
BS Nguyễn Đình Anh, Vụ trưởng Vụ Truyền thông và Thi đua khen thưởng (Bộ Y tế), cho rằng, tùy theo tình hình sẽ có những biện pháp phòng ngừa, trong đó có việc cho học sinh (HS) nghỉ học. Với HS mẫu giáo, tiểu học, nhận thức về tự bảo vệ mình chưa nhiều, nếu mang khẩu trang trong lớp học cũng có nguy cơ lây cho bạn khác do vứt khẩu trang lung tung. Vì thế Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo, tùy tình hình cụ thể của từng địa phương mà chủ tịch UBND tỉnh quyết định cho HS nghỉ học.
BS Nguyễn Đình Anh cho biết với sự chỉ đạo của Ban Bí thư và Chính phủ, trong thời gian qua ngành y tế đã thường xuyên cung cấp thông tin về nguồn lây bệnh và các biện pháp phòng chống dịch bệnh trong cộng đồng. "Chúng tôi mong người dân hãy bình tĩnh và tìm hiểu các nguồn thông tin từ Chính phủ, từ Bộ Y tế và các cơ quan truyền thông đại chúng chính thống" - BS Đình Anh khuyến cáo.
Theo ThS-BS Nguyễn Vũ Quốc Bình, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới tỉnh Khánh Hòa, ngay từ khi Trung Quốc có thông báo về dịch bệnh do virus corona, từ cấp bộ, ngành trung ương đến địa phương đều tổ chức nhiều hoạt động tầm soát và khống chế bệnh dịch, như yêu cầu ngành y tế lắp đặt các máy tầm soát nhiệt ở sân bay, thành lập các khu cách ly ở các bệnh viện, lập các tổ phản ứng nhanh, tăng cường tuyên truyền...
ThS-BS Võ Ngọc Anh Thơ, Phó trưởng Khoa Bệnh nhiệt đới Bệnh viện Chợ Rẫy, tư vấn: "Khi nghi ngờ bị nhiễm nCoV với các triệu chứng như sốt, ho, khó thở sau khi có tiếp xúc gần với các trường hợp là ca xác định, nghi ngờ, có thể mắc bệnh nCoV, hoặc đã đi/đến/ở/về từ vùng dịch bệnh, cách tốt nhất là phải đi khám ngay tại các cơ sở y tế gần nhất để có biện pháp cách ly, điều trị phù hợp".
Cũng theo BS Anh Thơ, biện pháp phòng ngừa hiện nay là hạn chế đi đến nơi đông người; rửa tay với xà phòng; mang khẩu trang đúng cách khi đến nơi có nguy cơ hoặc khi tiếp xúc với đối tượng có nguy cơ ở cự ly gần (trong khoảng cách 2 m); tăng cường sức đề kháng cơ thể bằng cách ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt điều độ, tập thể dục đều đặn, tránh tiếp xúc gần với động vật; ăn các thức ăn đã nấu chín, giữ nơi ở và làm việc sạch sẽ, thông thoáng.
Quang cảnh buổi giao lưu trực tuyến tại Báo Người Lao Động - Ảnh: TẤN THẠNH
Biện pháp phòng bệnh tại gia đình
ThS-BS Nguyễn Trí Dũng lưu ý thêm điều quan trọng nhất là với các phụ huynh là cần theo sát diễn biến dịch, tuân thủ các hướng dẫn dự phòng để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình. Trong khi đó, BS Trương Hữu Khanh, Trưởng Phòng Công tác xã hội, kiêm điều hành Khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP HCM, khuyến cáo điều cần thiết là xác định HS nào đã đi Trung Quốc trong vòng 14 ngày phải bắt buộc mang khẩu trang đi học, nếu có dấu hiệu bệnh thì khám theo hướng dẫn. Tất cả HS cần thường xuyên rửa tay đúng cách.
Trả lời câu hỏi của bạn đọc về virus corona có thể lây qua đường tiêu hóa hay không, TS-BS Phạm Quang Thái, Phó trưởng Khoa Kiểm soát Bệnh truyền nhiễm, Viện Vệ sinh Dịch tễ trung ương, cho biết đường lây này hiện chưa được xác định, bởi các nghiên cứu gần đây mới chỉ tập trung vào lây nhiễm qua đường hô hấp (qua giọt bắn từ đường hô hấp người bệnh đến đường hô hấp người lành hoặc tiếp xúc gần, bắt tay, hoặc chạm vào các bề mặt có bám virus).
"Bởi lo ngại khả năng lây nhiễm qua các đường khác, Viện Vệ sinh Dịch tễ trung ương hiện đã tiến hành xét nghiệm cả những mẫu nước tiểu và mẫu phân của bệnh nhân nhằm bảo đảm người bệnh phải sạch hoàn toàn virus mới được coi là người hồi phục và có thể xuất viện" - BS Phạm Quang Thái nói.
Khuyến cáo về các biện pháp phòng bệnh tại gia đình, BS Phạm Quang Thái thông tin virus tồn tại khá yếu ngoài môi trường và bị tiêu diệt dễ dàng bởi các chất sát trùng thông thường như cồn 70 độ, cloramin B 0,5%, xà phòng... Vì vậy, làm sạch nhà cửa bằng các chất rửa tẩy, sát khuẩn thông thường là cần thiết để bảo vệ gia đình trước nhiều tác nhân nhiễm trùng, không riêng gì nCoV.
Khi đi lại bằng phương tiện công cộng, cần mang khẩu trang, kính và tránh cầm nắm vào các vị trí như tay vịn, thành ghế. Trường hợp phải chạm vào các vị trí này, tránh tuyệt đối không để tay chạm vào khu vực mắt, mũi, miệng. Sau khi ra khỏi xe, cởi bỏ khẩu trang, rửa tay thật sạch với xà phòng và nước hoặc có thể dùng dung dịch sát khuẩn để vệ sinh tay.
BS Trương Hữu Khanh cung cấp thêm thông tin, các yếu tố môi trường có thể ảnh hưởng đến sức mạnh của virus corona, nên tốt nhất là ở trong môi trường có nhiệt độ trên 25 độ C, độ ẩm 50% trở lên và thông thoáng. Chẳng hạn một lớp học, hay văn phòng làm việc nên để nhiệt độ máy lạnh trên 25 độ C, nếu có thể thì thay máy lạnh bằng quạt máy, mở cửa cho thông thoáng.
Khó phân biệt sốt do virus corona và sốt thông thường
BS Phạm Quang Thái cho biết cảm lạnh, cảm cúm, viêm phổi thông thường và bị nhiễm virus corona không thể phân biệt nếu chỉ căn cứ vào các biểu hiện triệu chứng bệnh. Chỉ có thể xác định thông qua xét nghiệm, cộng thêm những yếu tố như đối tượng có nguy cơ (đã đến khu vực có dịch, hoặc tiếp xúc với người bệnh nghi ngờ/xác định nhiễm corona).
NGỌC DUNG - ANH THƯ
Theo nguoilaodong
Bệnh viện thực hiện nghiêm ngặt việc cách ly, điều trị Để ứng phó với bệnh viêm phổi cấp do chủng mới của virus corona (nCoV), nhiều biện pháp đã được Bộ Y tế đưa ra. Đặc biệt, việc thực hiện cách ly, điều trị tại các bệnh viện (BV) được Bộ Y tế chỉ đạo rất sát sao. Ảnh minh họa Theo yêu cầu của Bộ Y tế, khi có người bệnh nghi...