Quyết định “tiền hậu bất nhất” của TAND Tối cao có thể tạo ra tiền lệ xấu
Việc TAND Tối cao kháng nghị bản án số 58/2008/DSPT về vụ tranh chấp đất ở xã Đông Mỹ, Thanh Trì, Hà Nội khi người được thi hành án đã chết, còn bản án đã được thi hành sẽ đẩy người dân vào vòng kiện tụng phức tạp và tạo ra một tiền lệ xấu.
Như thông tin báo Dân tríđã phản ánh, sau 8 phiên xét xử và kéo dài suốt 10 năm Tòa án Nhân dân (TAND) TP. Hà Nội mới ra được bản án phúc thẩm số 58/2008/DSPT ngày 23/9/2008 với nội dung chấp nhận đơn yêu cầu đòi quyền sử dụng đất của cụ Triệu Thị Mão với ông Nguyễn Văn Tạo và Nguyễn Văn Chung đối với phần đất 1020m2 mà con trai út Nguyễn Văn Tạo tự ý chia tách, trước khi làm đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận QSDĐ (gọi tắt là sổ đỏ) trên phần đất mà gia đình cụ Trịnh Thị Mão sử dụng hơn 60 năm qua.
Bản án phúc thẩm số 58/2008/DSPT đã chấp nhận đơn khởi kiện của cụ Triệu Thị Mão
Ngày 14/1/2009, Cục Thi hành án dân sự TP. Hà Nội ký Quyết định số 632/QĐ-THA về việc thực thi bản án số 58/2008/DSPT ngày 23/9/2008 của TAND TP. Hà Nội, tiến hành cắm mốc giới trả lại cho cụ Mão 850 m2đất và tài sản trên đất. Cắm mốc giới cho ông Nguyễn Văn Chung sử dụng 170m2.
Toàn bộ quá trình thi hành án đều được thực hiện công khai, minh bạch, Cục Thi hành án dân sự TP. Hà Nội không nhận được đơn khiếu nại của người có quyền lợi liên quan, hoặc quyết định kháng nghị từ các cơ quan tố tụng. Cũng vào thời gian này, cụ Triệu Thị Mão đã phân chia tài sản thừa kế cho các con, trước khi qua đời vào tháng 4/2010.
Chưa kịp ổn định sau đám tang của cụ Mão, các thành viên trong gia đình lại nhận thêm cú “sốc” mới vào ngày 9/6/2010, khi ông Từ Văn Nhũ, Phó Chánh án TAND Tối cao ra Quyết định kháng nghị bản án phúc thẩm lần 3 số 58/2008/DSPT ngày 23/9/2008 của TAND TP. Hà Nội, đề nghị TAND Tối cao xét xử giám đốc thẩm.
Video đang HOT
Lý do để TAND Tối cao ra Quyết định kháng nghị bản án phúc thẩm lần 3 số 58/2008/DSPT là lời khai của một số nhân chứng cho rằng vào năm 1968, các ông Nguyễn Văn Kế, Nguyễn Văn Bốn (bố của ông Chung, bà Bình), Nguyễn Văn Sáu đã họp bàn phân chia phần diện tích 2036m2 do bố mẹ để lại. Tuy nhiên, có điều “tréo ngoe” là tại Quyết định giám đốc thẩm ngày 21/4/2008, chính TAND Tối cao đã bác lập luận này vì cho rằng không đủ chứng cứ.
Bản án phúc thẩm số 58/2008/DSPT đã được thi hành xong vào tháng 1/2009
Quyết định kháng nghị bản án số 58/2008/DSPT mà TAND Tối cao đưa ra dựa một phần lời khai của những nhân chứng liên quan gồm: bà Nguyễn Thị Mai, Nguyễn Văn Lợi, Nguyễn Văn Khải, Nguyễn Thị Thanh. Tuy nhiên, xét lại ngày tháng năm sinh có thể dễ dàng phát hiện ra những tình tiết mâu thuẫn khó lý giải. Có đến 2/4 nhân chứng sinh vào các năm năm 1968 (ông Nguyễn Văn Khải) và năm 1971 (bà Nguyễn Thị Mai) được TAND Tối cao ghi lời khai về cuộc họp phân chia tài sản vào năm 1968. Thử hỏi, một người vừa chào đời và một người chưa sinh ra có đủ điều kiện coi là nhân chứng thuyết phục liên quan đến cuộc họp bàn phân chia tài sản diễn ra năm 1968?.
Trước khi có bản án phúc thẩm lần 3 số 58/2008/DSPT, tại các phiên xét xử, Hội đồng xét xử đều khẳng định việc cấp 2 quyển sổ đỏ cho ông Nguyễn Tạo và Nguyễn Văn Chung là hành vi trái pháp luật và cần phải tiến hành thu hồi, bởi toàn bộ giấy tờ đều do một mình Tạo làm, UBND xã Đông Mỹ không tiến hành lập hồ sơ, đo đạc thực tế. Thậm chí lá đơn xin đăng ký quyền sử dụng đất của ông Nguyễn Văn Chung đề ngày 20/12/1993 còn không có cả chữ ký.
Nguyễn Văn Tạo tự ý chia tách thửa đất và đề nghị cấp sổ đỏ từ năm 1994, nhưng gia đình cụ Triệu Thị Mão vẫn là người đứng ra đóng thuế toàn bộ diện tích 1020m2 cho nhà nước kể từ năm 1993 cho đến tận tháng 1/2009, thời điểm Cục Thi hành án dân sự TP. Hà Nội thực thi bản án số 58/2008/DSPT. Đây chính là một trong số những căn cứ quan trọng để TAND TP. Hà Nội chấp nhận đơn yêu cầu đòi quyền sử dụng đất của cụ Triệu Thị Mão với ông Nguyễn Văn Tạo và Nguyễn Văn Chung.
Quyết định kháng nghị bản án phúc thẩm số 58/2008/DSPT có thể tạo ra tiền lệ xấu
Sau khi nhận được Quyết định kháng nghị ngày 9/6/2010 của Tòa tối cao đối với bản án số 58/2008/DSPT, gia đình cụ Triệu Thị Mão đã nhiều lần gửi đơn khiếu nại gửi đến TAND Tối cao và các cơ quan chức năng đề nghị xem xét lại Quyết định kháng nghị ngày 9/6/2010, nhưng không được giải quyết.
Tại phiên xét xử giám đốc thẩm ngày 8/5/2012 đối với bản án số 58/2008/DSPT ngày 23/9/2008 của TAND TP. Hà Nội, Hội đồng xét xử vẫn chấp nhận kháng nghị số 402/2010/KN-DS ngày 9/6/2010 của Chánh án TAND Tối cao. Hủy toàn bộ án phúc thẩm số 58/2008/DSPT về vụ án “Tranh chấp quyền sử dụng đất” giữa cụ Triệu Thị Mão với ông Nguyễn Văn Tạo, Nguyễn Văn Chung do chị Nguyễn Thị Bình đại diện. Giao hồ sơ vụ án cho TAND TP. Hà Nội xét xử phúc thẩm lại.
Trong đơn trình bày gửi đến báo Dân trí, bà Nguyễn Thị Nhung (con gái cụ Triệu Thị Mão) và ông Nguyễn Văn Tạo (con trai út cụ Triệu Thị Mão) tiếp tục kiến nghị thu hồi, hoặc hủy bỏ 2 quyển sổ đỏ đã cấp trái pháp luật cho Tạo và Chung vào năm 1994, đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho người đã chết (cụ Triệu Thị Mão) và những thành viên trong gia đình cụ Mão.
Báo Dân trí sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc trên.
Theo Dantri
Ném mẩu gạch, chết một người
Do mâu thuẫn trong việc tranh chấp đất, Nguyễn Hữu Trường (SN 1988, trú tại xã Đông Phương Yên, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) đã lỡ tay gây ra án mạng trong cuộc đánh lộn với người hàng xóm.
19h 45 phút ngày 9-10-2011, anh Nguyễn Duy Chuyển (SN 1967, cùng xã Đông Phương Yên), ra sân bóng của xã gọi con về ăn cơm. Khi đến đầu xóm, anh Chuyển gặp Nguyễn Hữu Trường.
Nguyễn Hữu Trường bị HĐXX tuyên phạt 7 năm tù tại phiên sơ thẩm
Do có mâu thuẫn tranh chấp đất từ trước, anh Chuyển liền chửi bâng quơ (ý chửi Trường - PV), rồi hai bên lời qua tiếng lại. Tại đây, anh Chuyển lao vào bóp cổ, đẩy Trường ngã ngửa ra đường sau đó bỏ đi.
Bất ngờ, Trường nhặt mẩu gạch cạnh chỗ ngã, ném trúng đầu anh Chuyển khiến nạn nhân gục xuống đường. Đến ngày 13-10, anh Chuyển tử vong. Hành vi trên của Nguyễn Hữu Trường đã bị Viện KSND TP Hà Nội cáo buộc phạm tội "Giết người".
Sáng 13-3, TAND TP Hà Nội đưa vụ án ra xét xử và tuyên phạt Nguyễn Hữu Trường 7 năm tù về tội danh trên. Ngoài ra, HĐXX tuyên buộc bị cáo phải có trách nhiệm bồi thường dân sự cho phía bị hại theo quy định của pháp luật.
Theo ANTD
Nỗi bất hạnh của hoạn thư giữ chồng bằng... axit "Vừa mất tiền, vừa phải đi tù, có lúc nghĩ lại cháu chỉ muốn chết quách đi cho rảnh. Đời cháu đúng là chẳng ra cái gì". Nguyễn Thị Mai Vừa lau nước mắt, Nguyễn Thị Mai (SN 1968, ngụ thôn Đặng Xá, huyện Thạch Thất, Hà Nội) kể lể rất thật thà, quê mùa. Người đàn bà này phạm cái tội rất...