Quyết định thành lập 2 Tiểu ban của Ủy ban Quốc gia APEC 2017
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia APEC 2017 vừa ký các gồm: Tiểu ban Vật chất và Hậu cần; Tiểu ban An ninh và Y tế.
Theo đó, Tiểu ban Vật chất và Hậu cần có trách nhiệm chỉ đạo và bảo đảm hậu cần để tổ chức các hội nghị, sự kiện APEC 2017 tại Việt Nam gồm bảo đảm kinh phí tổ chức APEC 2017; bảo đảm toàn bộ phương tiện đi lại cho đại biểu và Ban Tổ chức, chịu trách nhiệm điều hành các phương tiện trong thời gian diễn ra APEC 2017; chuẩn bị hội trường, phòng họp thiết bị hội nghị cho tất cả các phiên họp theo chương trình các hội nghị SOM, hội nghị Bộ trưởng và Tuần lễ Cấp cao…
Trưởng Tiểu ban Vật chất và Hậu cần là Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Thành.
Tiểu ban An ninh và Y tế có nhiệm vụ chỉ đạo và tổ chức thực hiện các công việc nhằm bảo đảm an ninh, y tế của các hoạt động APEC 2017, đặc biệt là Tuần lễ Cấp cao; xử lý, giải quyết các công việc liên quan đến công tác nhập cảnh, xuất cảnh; bảo đảm y tế dự phòng, vệ sinh, an toàn thực phẩm, chăm sóc y tế phục vụ quá trình chuẩn bị, tổ chức và cho đến khi kết thúc các hội nghị; chuẩn bị các phương án phòng, chống biểu tình, bạo loạn, gây rối, phá hoại, khủng bố; các tình huống: Cháy, nổ, ùn tắc giao thông…
Trưởng Tiểu ban An ninh và Y tế là Thứ trưởng Bộ Công an Tô Lâm.
Trước đó, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia APEC 2017 cũng đã ký các Quyết định thành lập Ban Thư ký Quốc gia APEC 2017 và 3 Tiểu ban của Ủy ban gồm: Tiểu ban Nội dung; Tiểu ban Tuyên truyền và Văn hóa; Tiểu ban Lễ tân.
Theo Dantri
Video đang HOT
Chủ tịch nước: "Ngoại giao là tai mắt, là chiếc ăng-ten của Đảng, Nhà nước"
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh: "Ngoại giao là tai mắt, là chiếc ăng-ten của Đảng và Nhà nước. Ngày nay, cán bộ Ngoại giao là những chiến sĩ đi đầu trên mặt trận không tiếng súng".
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày thành lập ngành Ngoại giao Việt Nam Nam (28/8/1945-28/8/2015), chiều 20/8, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tiếp Đoàn cán bộ Bộ Ngoại giao tiêu biểu qua các thời kỳ.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chụp ảnh lưu niệm cùng các cán bộ lão thành ngoại giao
Cuộc tụ họp của các cán bộ lão thành ngoại giao
Cùng tham dự buổi gặp mặt có nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình, nữ Bộ trưởng Ngoại giao đầu tiên của Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam; Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh; các đồng chí nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao: Nguyễn Mạnh Cầm, Phạm Gia Khiêm; nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bắt tay Nguyên Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm
Các cựu cán bộ ngoại giao tay bắt mặt mừng, trao nhau những cái ôm thân mật, ôn lại kỷ niệm xưa khi còn công tác. Họ là những thế hệ cán bộ ngoại giao qua các thời kỳ đại diện cho hơn 2.000 cán bộ ngoại giao đã nghỉ hưu và 2.400 cán bộ ngoại giao hiện còn đang công tác.
Căn phòng khách tại Phủ Chủ tịch hôm nay tràn ngập một không khí cởi mở và thân mật, những tiếng trò chuyện vui vẻ, những lời thăm hỏi ân cần...
Phát biểu tại buổi gặp mặt, một số vị lão thành còn gọi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang với cái tên thân mật "đồng chí Tư Sang", và bày tỏ vui mừng trước sự quan tâm của lãnh đạo cấp cao tới ngành ngoại giao.
Nguyên Phó Thủ tướng, nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm; nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên và một số cán bộ ngoại giao lão thành đã xúc động khi nói về truyền thống của ngành ngoại giao trong 70 năm qua, về những thành tựu, những bài học cũng như truyền thống của ngành.
Ngoại giao là "tai mắt"
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhiệt liệt chúc mừng và biểu dương những thành tựu, đóng góp quan trọng của ngành Ngoại giao trong suốt chặng đường lịch sử 70 năm qua.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho rằng, Bộ Ngoại giao có vinh dự và may mắn mà không Bộ, ngành nào khác có được. Đó là ngay từ những ngày đầu thành lập Ngành đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh đích thân chỉ đạo, dìu dắt trên cương vị Bộ trưởng.
Trong giai đoạn đất nước ta gặp nhiều khó khăn, bị bao vây cấm vận, ngoại giao là lực lượng đi đầu trong việc vận động bạn bè thế giới hiểu rõ về chính nghĩa của Việt Nam, phá thế bao vây cô lập, đưa Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào khu vực và thế giới. Công cuộc Đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, tiến hành 30 năm qua đã giúp Ngoại giao Việt Nam thực sự cất cánh, Chủ tịch nước nói.
Chủ tịch nước tặng quà lưu niệm cho Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh
"Ngày nay, cán bộ Ngoại giao lại là những chiến sĩ đi đầu trên mặt trận không tiếng súng góp phần bảo vệ từ xa thành quả cách mạng, giữ nước từ khi nước còn chưa nguy", Chủ tịch nước nhấn mạnh.
Chủ tịch nước cũng đề cập đến thực tế tình hình thế giới và khu vực đang diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường. Là tai mắt, là chiếc ăng-ten của Đảng và Nhà nước, Ngoại giao có nhiệm vụ định vị Việt Nam một cách có lợi nhất trong cục diện khu vực và quốc tế, bảo vệ vững chắc các lợi ích an ninh quốc gia, công cuộc xây dựng và vị thế của đất nước.
"Để làm tròn sứ mệnh cao cả đó, việc xây dựng, đào tạo và rèn luyện đội ngũ cán bộ ngoại giao chuyên nghiệp, tinh thông về nghiệp vụ và ngoại ngữ, vững vàng về bản lĩnh chính trị có ý nghĩa sống còn. Đây không chỉ là trách nhiệm mà cũng là nghĩa vụ của các thế hệ cán bộ ngoại giao lão thành và các đồng chí đã nghỉ hưu", Chủ tịch nước nói.
Nam Hằng
Theo Dantri
"Hội nhập sâu nhưng không đổi mới quyết liệt, chúng ta sẽ tụt hậu" Tại cuộc hội thảo kỷ niệm 70 năm thành lập ngành Ngoại giao Việt Nam, nhiều đại biểu cho rằng, chưa bao giờ Việt Nam hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay, tuy nhiên, nếu mở cửa mạnh nhưng không chú trọng đổi mới quyết liệt từ bên trong, chúng ta sẽ tụt hậu. Hôm nay (12/8), Bộ Ngoại giao Việt...