Quyền lực ‘bá đạo’ của Mark Zuckerberg: Cắt quyền truy cập thông tin của cả nước Úc ngay trong đêm
Facebook ngang nhiên cắt quyền truy cập thông tin của cả nước Úc ngay trong đêm khuya.
Cắt quyền truy cập thông tin của cả nước Úc
Ngày 17/2, Facebook đã chặn tất cả người dùng Úc khỏi các nội dung tin tức, bao gồm cả nội dung từ Chính phủ trên nên tảng của mình. Động thái này diễn ra khi Quốc hội Úc dự kiến thông qua một dự luật truyền thông mới, yêu cầu các nền tảng trực tuyến như Google và Facebook phải chia sẻ lợi nhuận với các tập đoàn truyền thông nước này.
“Dự luật đã hiểu sai mối quan hệ giữa nền tảng của chúng tôi và các đơn vị xuất bản. Trái với suy nghĩ của vài người, Facebook không trộm tin tức, chính hãng tin mới là đơn vị muốn chia sẻ thông tin trên mạng xã hội này”, Campbell Brown, Phó chủ tịch mảng quan hệ tin tức quốc tế Facebook bày tỏ.
Với hành động có phần bất chấp của mình, hiện các nhà xuất bản tin tức của Úc sẽ bị hạn chế đăng tin tức của họ lên Facebook. Trong khi đó, người dùng Facebook ở Úc cũng sẽ không xem được tin bài từ các nhà xuất bản quốc tế. Người dùng Úc cũng không thể xem các bài báo mà người dùng Facebook trên toàn thế giới chia sẻ. Người dùng trên toàn cầu cũng không thể chia sẻ các tin bài của các nhà xuất bản Úc.
Chưa dừng lại ở đó, Facebook còn bị chỉ trích là “vô lương tâm” khi một số tài khoản mà chính phủ Úc hậu thuẫn cũng đã bị Facebook xóa sạch vào sáng 18/2. Trong số các trang của chính phủ Úc bị ảnh hưởng bao gồm cả những trang đưa ra lời khuyên cho người dân về đại dịch Covid-19 và các mối đe dọa liên quan tới cháy rừng.
Bộ trưởng Ngân khố Úc Josh Frydenberg cho rằng việc Facebook chặn người dùng Úc khỏi tất cả nội dung tin tức, bao gồm cả những nội dung từ Chính phủ trên nền tảng của họ là “sai lầm” và “không cần thiết”.
“Facebook đã sai. Các hành động của Facebook là không cần thiết. Họ đã quá tay và sẽ làm tổn hại chính danh tiếng của họ ở Úc”, ông Frydenberg cho biết trong tuyên bố ngày 18/2.
Những người ủng hộ nhân quyền cũng đã lên tiếng chỉ trích động thái của Facebook. Elaine Pearson, người đứng đầu tổ chức Theo dõi nhân quyền ở Úc, cho biết gã khổng lồ mạng xã hội đang hạn chế những thông tin quan trọng cập nhật như tình hình đại dịch Covid-19.
Video đang HOT
“Facebook đang hạn chế nghiêm trọng luồng thông tin đến người Úc. Đây là một diễn biến đáng báo động và nguy hiểm. Cắt quyền truy cập thông tin quan trọng của cả một quốc gia trong đêm khuya là hành động vô lương tâm”, bà Pearson nói thêm.
Sau đó, phía Facebook cũng đã thừa nhận hành động có phần “quá đà” của mình, nói rằng các trang của Chính phủ không nên bị ảnh hưởng bởi động thái mới nhất của họ. Theo Reuters, nhiều trang trong số những trang bị ảnh hưởng đã được khôi phục chiều 18/2 theo giờ địa phương.
“Kẻ bắt nạt” Facebook
Theo nguồn tin của tờ Bloomberg, phía chính phủ Úc sẽ sớm tổ chức các cuộc hội đàm với Giám đốc điều hành Facebook là Mark Zuckerberg. Đây được cho là nỗ lực tháo gỡ vấn đề sau khi gã khổng lồ công nghệ Mỹ khiến chính phủ nước này tức giận vì chặn mọi hành động xem, chia sẻ tin tức của người dân Úc trên nền tảng của họ.
“Chúng tôi sẽ xem xem liệu có có cách giải quyết nào tốt nhất hay không”, Bộ trưởng Frydenberg cho biết trong một cuộc phỏng vấn vào ngày thứ Sáu. Ông Frydenberg cũng nói thêm rằng sẽ nói chuyện với lãnh đạo công ty này vào cuối ngày sau khi liên hệ với Mark Zuckerberg bày tỏ sự không hài lòng với hành động “thái quá” của Facebook vào hôm thứ Năm.
Cuối cùng, Frydenberg nhấn mạnh rằng chính phủ Úc sẽ vẫn tiến hành đạo luật gây tranh cãi của mình buộc Facebook và Google phải chia sẻ lợi nhuận với các nhà xuất bản ở Úc về nội dung tin tức. Luật dự kiến sẽ được quốc hội thông qua vào tuần tới.
“Thị trường quảng cáo trực tuyến trị giá 9 tỷ đôla Úc (7 tỷ USD Mỹ) hoàn toàn do Google và Facebook thống trị và chúng tôi chỉ đang cố gắng tạo ra một sân chơi bình đẳng”.
“Mục đích của bộ quy tắc là giải quyết tình trạng thương lượng không đồng đều giữa các doanh nghiệp truyền thông báo chí của Australia với các nền tảng trực tuyến lớn, vốn là những người có sức mạnh thị trường rõ ràng”, Rod Slims, Chủ tịch cơ quan quản lý bảo vệ người tiêu dùng của Úc, giải thích thêm.
Nhận định về tình huống đang diễn ra, nghị sĩ đảng bảo thủ, kiêm Chủ tịch Uỷ ban truyền thông Commons của Anh là Julian Knight đã gọi hành động mới nhất của Facebook ở Úc là “bắt nạt” và “kiểu văn hóa doanh nghiệp cực kỳ tồi tệ”.
Nước Úc nổi giận
Trước hành động ngang ngược của Facebook, Thủ tướng Australia Scott Morrison cho rằng việc mạng xã hội này thể hiện sức mạnh của mình chỉ càng cho thấy rõ “lo ngại của nhiều quốc gia rằng các công ty Big Tech đang quyền lực hơn cả chính phủ và các quy tắc không thể được áp dụng lên họ”.
“Hành động hủy kết bạn với nước Úc ngày hôm nay của Facebook bao gồm việc cắt đứt các dịch vụ thông tin thiết yếu về y tế và dịch vụ khẩn cấp cho thấy họ vừa ngạo mạn vừa đáng thất vọng. Tôi thường xuyên liên lạc với các nhà lãnh đạo của các quốc gia khác về những vấn đề này. Những hành động như vậy sẽ chỉ cho thấy rõ những lo ngại mà ngày càng nhiều quốc gia bày tỏ về hành vi của các công ty BigTech, những người cho rằng họ quyền lực hơn cả các chính phủ và rằng các quy định không nên áp dụng cho họ.
Những công ty như vậy có thể đang thay đổi thế giới, nhưng điều đó không có nghĩa là họ điều hành thế giới. Chúng tôi sẽ không bị đe dọa bởi BigTech và vẫn sẽ trình Quốc hội bỏ phiếu cho Bộ luật News Media Bargaining quan trọng của chúng tôi”, Thủ tướng Morrison viết trên trang Facebook cá nhân.
Chia sẻ của ông Morrison ngay lập tức đã nhận được hàng chục nghìn lượt like, share và bình luận.
Facebook, Google chấp nhận thua trận đánh ở Australia để giành chiến thắng trong cả cuộc chiến
Bằng cách bỏ qua một số vị trí thống trị ở Australia, Facebook và Google đang nỗ lực duy trì vị thế của mình ở phần còn lại của thế giới hay ít nhất là kéo dài nó tới khi nào có thể.
Khi các nhà thăm dò phát hiện ra lượng dầu lớn tại giếng dầu Spindletop của Texas vào năm 1901, nhà độc quyền dầu hàng đầu thế giới đã vắng bóng trong cuộc đua sở hữu này. Một thập kỷ trước khi bị chia tách trong vụ kiện chống độc quyền, Standard Oil Co., công ty dầu mỏ lớn nhất thời kỳ đó, đã bằng lòng ngồi lại và các đối thủ bản địa nhỏ hơn để cùng hợp tác.
Câu chuyện đó có vẻ tương đồng với những gì mà Google đang làm ở Australia trước thời điểm Quốc hội nước này thông qua một đạo luật mới liên quan đến thông tin trên Internet. Alphabet, công ty mẹ của Google, đã đạt thỏa thuận với News Corp, công ty truyền thông Australia, về việc chia sẻ doanh thu.
Trong khi đó, Facebook lại đang thực hiện một cách tiếp cận cực đoan hơn. Trong tuyên bố ngày 18/2, Facebook đã quyết định ngừng phân phối tin tức từ các nhà xuất bản Australia đồng thời ngăn chặn người dân nước này chia sẻ thông tin trên truyền thông trong và người nước. Thậm chí, nhiều trang của chính phủ cũng bị xóa bỏ.
Trở lại với câu chuyện của hơn 120 năm trước, John D. Rockefeller - nhà sáng lập Standard Oil đồng thời là người đàn ông được cho là giàu nhất lịch sử hiện đại của nước Mỹ - không quan tâm ai là người sản xuất dầu ở Mỹ. Miễn là ông có đường ống, các nhà máy tinh chế và hệ thống phân phối dầu để cầm trịch ngành công nghiệp này.
Google có một chút khác biệt. Bằng cách mang lại lợi ích cho các nhà xuất bản, những đối thủ hàng đầu của họ trong ngành quảng cáo trực tuyến, họ hy vọng sẽ nắm trong tay phần thưởng lớn hơn, việc kiểm soát và phân phối thông tin trực tuyến toàn cầu. Facebook, bằng cách từ chối thỏa hiệp ở Australia, cũng đang hướng tới mục tiêu tương tự.
Những con số chưa được xác nhận cho thấy con số 30 triệu đô la Australia sẽ là số tiền mà các nhà xuất bản nước này được nhận sau thỏa thuận với gã khổng lồ công nghệ. Nó quá nhỏ bé trong thị trường quảng cáo số trị giá 10 tỷ đô la Australia của quốc gia châu Đại dương này. Nó sẽ chẳng đáng gì so với doanh thu 183 tỷ USD của Alphabet và 86 tỷ USD của Facebook mỗi năm.
Cốt lõi của vấn đề, có lẽ cơ quan quản lý chống độc quyền của Úc muốn một sân chơi bình đẳng. Google và Facebook không chỉ là đối thủ cạnh tranh với mảng kinh doanh tin tức trên thị trường quảng cáo trực tuyến mà họ còn phải là những nhà phân phối quan trọng, chia sẻ doanh thu với các nhà xuất bản.
Không chỉ ở Australia, các vụ kiện chống độc quyền cũng đã được nhằm vào Google và Facebook trên toàn thế giới. Tiền phạt mà Liên minh châu Âu (EU) dành cho Google từ năm 2017 tới nay là 10 tỷ USD vì các hành vi phản cạnh tranh.
Google và Facebook đang nuốt chửng phần lớn ngân sách quảng cáo trực tuyến toàn cầu. Họ thu thập giữa liệu người dùng để phân phối những quảng cáo này tới đúng đối tượng. Những số liệu này là thứ mà những công ty mua quảng cáo hay cả những nhà xuất bản tin tức đều muốn có được. Luật sắp được thông qua ở Australia tạo ra một tiền lệ để mong muốn này trở thành hiện thực.
Bên cạnh đó, theo luật mới, các nhà xuất bản sẽ được phép thương lượng với tư cách là một nhóm với các nền tảng kỹ thuật số như Facebook hay Gooogle thay vì thương lượng riêng lẻ. Nếu không đạt được thỏa thuận chung, họ sẽ gửi kế hoạch của mình tới 1 ủy ban độc lập để phán quyết cuối cùng sẽ được đưa ra.
Kịch bản cuối cùng quá rủi ro để bất cứ bên nào lựa chọn. Cách để giành chiến thắng trong cuộc đàm phán chính là cởi mở và trung thực về việc mô hình kinh doanh đó đáng giá như thế nào. Tuy nhiên, điều này tạo ra mối đe dọa với Google và Facebook lớn đến mức gã khổng lồ mạng xã hội rút hoàn toàn khỏi mảng tin tức ở Australia. Google, sau khi đe dọa tiến hành động thái tương tự và tắt công cụ tìm kiếm của họ ở Australia, một biện pháp tốt hơn đã được lựa chọn.
Khi luật còn chưa được thông qua, Google đã tìm cách thỏa thuận với từng nhà xuất bản, trong đó News Corp là cái tên đầu tiên. Đổi lại, gã khổng lồ trong lĩnh vực tìm kiếm chỉ phải trả một số tiền nhỏ. Những thỏa thuận như thế này đảm bảo rằng Google sẽ không bao giờ phải tham gia một cuộc đàm phán nghiêm túc với một đối thủ ngang ngửa hoặc phải tuân thủ thỏa thuận với mức giá không hề rẻ.
Chấp nhận thua trận đánh ở Australia, Facebook và Google dường như đang tính các bước đi khác để bảo vệ vị thế của họ ở những nơi khác trên toàn thế giới.
Bằng cách hy sinh một quân cờ ở Texas, Standard Oil đã có thể giữ bị trí độc quyền của mình trong một phần ngành công nghiệp dầu mỏ cả một thập kỷ. Bằng cách từ bỏ cuộc chiến tin tức ở Australia, Google và Facebook có thể tập trung nỗ lực vào việc duy trì vị thế độc quyền của họ tại các thị trường lớn hơn nhiều về thông tin trực tuyến và dữ liệu.
Tuy nhiên, thành công của nỗ lực này vẫn là một ẩn số. Trong quá khứ, Tòa Tối cao của Mỹ đã phá bỏ đế chế của ông trùm John D. Rockefeller (phán quyết vào năm 1911 yêu cầu Standard Oil phải giải thể). Các nền tảng kỹ thuật số này hy vọng họ có thể tránh được một kết cục tương tự. Tuy nhiên, với nhận thức chống độc quyền trong thế giới số ngày càng gia tăng mạnh mẽ trên quy mô toàn cầu, những ngày tháng êm đềm của Google và Facebook có lẽ đã qua.
Canada sẽ nối gót Úc 'tuyên chiến' với Facebook Đến lượt Canada tuyên bố sẽ yêu cầu Facebook trả tiền cho nội dung tin tức để đòi lại công bằng cho nền báo chí nước nhà. Canada chuẩn bị tìm kiếm đồng minh trong cuộc chiến với các gã khổng lồ công nghệ Theo Reuters, Steven Guilbeault - Bộ trưởng Bộ Di sản Canada lên án động thái mới nhất của Facebook...