Quyên góp Bitcoin cho quân đội Ukraine tăng vọt
Các khoản quyên góp Bitcoin cho quân đội Ukraine đang tăng vọt sau khi chính quyền Nga phát động đợt chiến dịch quân sự quy mô lớn nhằm vào nước láng giềng đầu ngày 24.2.
CNBC dẫn dữ liệu mới từ công ty phân tích blockchain Elliptic cho biết, chỉ trong hơn 12 giờ sau khi chiến dịch quân sự chính thức diễn ra, đã có gần 400.000 USD giá trị Bitcoin được quyên góp cho Come Back Alive, tổ chức phi chính phủ của Ukraine chuyên hỗ trợ các lực lượng vũ trang.
Nhiều khoản quyên góp Bitcoin đã được gửi tới các tổ chức phi chính phủ của Ukraine và các nhóm tình nguyện đang làm việc để ngăn chặn chiến dịch quân sự của Nga
Theo Elliptic, xu hướng quyên góp tiền điện tử bắt đầu diễn ra trong những tuần gần đây, trong đó nhiều khoản quyên góp trị giá hàng trăm nghìn USD đã được gửi tới các tổ chức phi chính phủ của Ukraine và các nhóm tình nguyện đang làm việc để ngăn chặn hoạt động quân sự của Nga.
Các nhà hoạt động đã triển khai tiền điện tử cho nhiều mục đích, bao gồm trang bị cho quân đội Ukraine về thiết bị quân sự, vật tư y tế và máy bay không người lái, cũng như tài trợ cho việc phát triển một ứng dụng nhận dạng khuôn mặt để xác định xem ai là lính đánh thuê, hoặc ai là gián điệp của Nga.
“Tiền điện tử đang ngày càng được sử dụng để gây quỹ cộng đồng, với sự chấp thuận ngầm của các chính phủ”, ông Tom Robinson, nhà khoa học trưởng của Elliptic, công ty chuyên bán công cụ phân tích blockchain cho các ngân hàng và nền tảng tiền điện tử, nói.
Video đang HOT
Gây quỹ tiền điện tử không biên giới
Các nhóm tình nguyện từ lâu đã tăng cường giúp đỡ quân đội Ukraine bằng cách cung cấp thêm nguồn lực và nhân lực. Thông thường, các tổ chức này nhận tiền từ nhà tài trợ tư nhân thông qua chuyển khoản ngân hàng hoặc ứng dụng thanh toán. Tuy nhiên, hiện giờ tiền điện tử như Bitcoin đã trở nên phổ biến hơn, vì chúng có thể vượt qua khả năng bị các tổ chức tài chính chặn thanh toán cho Ukraine.
Theo Elliptic, các nhóm tình nguyện và tổ chức phi chính phủ đã quyên góp được hơn 1 triệu USD giá trị tiền điện tử. Con số này đang nhanh chóng tăng cao sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự mới nhằm vào Ukraine.
Come Back Alive đồng ý nhận tiền điện tử từ năm 2018. Một nhóm khác là Liên minh mạng Ukraine đã nhận được gần 100.000 USD giá trị Bitcoin, Litecoin, Ether và các loại stablecoin trong năm ngoái. Theo Elliptic, nhà hoạt động trong Liên minh mạng Ukraine đã tham gia vào các cuộc tấn công mạng nhằm vào một số mục tiêu của Nga kể từ năm 2016. Ở phía ngược lại, những người ly khai Ukraine thân Nga cũng huy động vốn bằng Bitcoin từ ngày đầu của cuộc xung đột.
Nhà phân tích dữ liệu công nghệ tài chính (fintech) có trụ sở tại London Boaz Sobrado cho biết, một số quan chức Nga nói rằng sẽ không đóng tài khoản ngân hàng của phe đối lập vì “sợ sẽ đẩy họ vào hoạt động gây quỹ tiền điện tử, và điều này khó giám sát hơn rất nhiều”.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy cùng với Quốc hội nước này gần đây đã đạt được điểm chung về luật hợp pháp hóa và điều chỉnh tiền điện tử. Ukraine đã đi một chặng đường dài hướng tới việc đưa tiền điện tử ra khỏi vùng xám hợp pháp, mặc dù sẽ không đi xa như luật ở El Salvador, nơi đã chấp nhận Bitcoin như một loại thanh toán hợp pháp hồi tháng 9.2021.
Trong chuyến thăm chính thức cấp nhà nước tới Mỹ vào tháng 8.2021, ông Zelenskyy nói về “thị trường đổi mới hợp pháp cho tài sản ảo” mới chớm nở của Ukraine như một điểm thu hút đầu tư. Trong khi đó, Bộ trưởng Bộ Chuyển đổi Kỹ thuật số Mykhailo Fedorov cho biết Ukraine đang nỗ lực hiện đại hóa thị trường thanh toán để ngân hàng quốc gia có thể phát hành tiền kỹ thuật số. Tuy nhiên, vấn đề quân sự với Nga có thể khiến tất cả những kế hoạch đó của Ukraine khó trở thành hiện thực.
Nga có thể dùng tiền mã hóa để chống lệnh trừng phạt
Các công ty của Nga có thể dùng Bitcoin làm công cụ chống lại lệnh trừng phạt từ phương Tây. Tất cả điều này đã được lên kế hoạch rõ ràng.
Sáng 24/2, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cho phép lực lượng đặc nhiệm tiến đến vùng Donbas của Ukraine để thực hiện nhiệm vụ "phi quân sự hóa" khu vực này. Tất nhiên, điều này đã dẫn đến việc Nga bị phương Tây trừng phạt bằng các lệnh cấm vận.
Tuy nhiên, các chuyên gia tin rằng Nga đã chuẩn bị rất kỹ càng để giảm bớt tác động của các lệnh trừng phạt. Cụ thể, nước này đã sẵn sàng sử dụng tiền mã hóa để vượt qua các rào cản đang được áp đặt.
Thậm chí, Nga nhiều khả năng sẽ thực hiện giao dịch với nhiều tổ chức trên toàn cầu bằng tiền số, khi lĩnh vực này không chịu sự chi phối từ các Ngân hàng Trung ương.
Nga sẵn sàng dùng tiền mã hóa để vượt qua các lệnh trừng phạt. Ảnh: Forkast.
Trước đó, New York Times cho rằng chính phủ Nga đang tăng tốc phát triển đồng tiền mã hóa cho Ngân hàng Trung ương. Nó được ví như "đồng rúp kỹ thuật số" với hy vọng sẽ được sử dụng để giao dịch trực tiếp với các quốc gia khác mà không cần đổi qua USD.
Thậm chí, cuối tháng 1, Tổng thống Vladimir Putin đã phát biểu ủng hộ hoạt động khai thác coin tại Nga và rất có thể ông đã tính toán kỹ lưỡng cho điều này.
Ngoài ra, các kỹ thuật đánh cắp dữ liệu như ransomware cũng có thể giúp nhiều tổ chức của Nga "ăn trộm" tiền mã hóa và bù đắp doanh thu bị thất thoát do các lệnh trừng phạt.
Hiện tại, các công cụ mới được phát triển ở Nga đang cho phép nước này che giấu lịch sử giao dịch trên mạng lưới blockchain. Nói cách khác, các doanh nghiệp toàn cầu có ý định giao dịch và làm ăn với Nga sẽ khó bị phát hiện nếu thông qua tiền mã hóa.
Theo một báo cáo trên New York Times, kể từ năm 2014, Mỹ đã cấm công dân của mình kinh doanh với các ngân hàng, nhà phát triển dầu khí và công ty của Nga sau sự kiện sáp nhập Crimea.
Tại thời điểm đó, nền kinh tế của Nga đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi các lệnh trừng phạt từ phương Tây. Giới chuyên gia nhận định rằng những lệnh trừng phạt đã gây thiệt hại cho Nga tới 50 tỷ USD mỗi năm.
Ngoài ra, trong một lần trả lời phỏng vấn với New York Times, cựu công tố viên liên bang Michael Parker cho rằng Nga có rất nhiều thời gian để suy nghĩ về hậu quả của cuộc chiến "phi quân sự hóa" và thật ngây thơ khi nghĩ rằng nước này không lên kế hoạch trước.
Bên cạnh Mỹ, Liên minh châu Âu, Anh, Canada, Australia và Nhật Bản cũng đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Nga sau khi quân đội nước này tràn qua biên giới Ukraine. Tất nhiên, kinh tế luôn là trọng tâm của các lệnh trừng phạt khi các Ngân hàng Trung ương trên toàn cầu có thể chặn toàn bộ giao dịch với Nga.
Tuy nhiên, như đã đề cập, việc sử dụng tiền mã hóa không nằm trong sự quản lý của các ngân hàng và Nga có thể lợi dụng điều này để vượt qua lệnh trừng phạt từ phương Tây.
Bitcoin có thể hạ xuống dưới 30.000 USD Căng thẳng giữa Nga và Ukraine tiếp tục là nguyên nhân chính khiến nhiều chuyên gia cho rằng giá Bitcoin có thể tiếp tục giảm. Theo dữ liệu của CoinMarketCap, chiều 24/2, giá BTC ở mức 35.000 USD. Trong ngày, có lúc giá Bitcoin hạ xuống mức 34.400 USD, do những căng thẳng giữa Nga và Ukraine. Theo các chuyên gia, cuộc khủng...