Quy trình đúng, sao thảm họa vẫn ập xuống?

Theo dõi VGT trên

Không phải ngẫu nhiên mà người ta nhận xét, không có thủy điện vẫn có giải pháp khác thay thế, còn khi mất rừng là mất tất cả! Ước tính mỗi MW thủy điện, ngốn hết hơn 10 ha rừng.

Chưa bao giờ dân ta lại thấy thấm thía như bây giờ câu nói đúc kết kinh nghiệm ngàn đời của ông cha ta khi xếp thứ tự bốn loại tai họa: Thủy, hỏa, đạo, tặc. Năm nay, đang nổi lên vấn đề thời sự là miền Trung dù đã được chuẩn bị ứng phó vẫn bị thiệt hại về người và của do ảnh hưởng của bão lũ và việc xả lũ của các nhà máy thủy điện.

Không thể đổ cho ông… Trời

Lũ chồng lên lũ, người dân phải gồng mình chống “lũ kép”- thiên tai và nhân tai.

Theo báo Tuổi Trẻ cho biết, Phó TT Hoàng Trung Hải đã nói: “Theo thống kê của các địa phương, thiệt hại rất đau xót khi có tới 43 người chết, 04 người mất tích, 70 người bị thương, trên 400 căn nhà bị sập, hàng trăm nghìn căn nhà bị ngập, 400.000 gia cầm chết, 30.000 gia súc chết. Diện tích lúa và hoa màu bị ngập rất lớn.”

Chia sẻ với đau thương mất mát của đồng bào miền Trung nhưng trên mạng xã hội, nhiều ý kiến không đồng tình với phát biểu của Phó TT cho rằng: “Đến nay, chưa có báo cáo nào nói có hồ nào đó xả lũ sai quy trình và các địa phương có hồ chứa đều khẳng định như vậy”!

Quy trình đúng, sao thảm họa vẫn ập xuống? - Hình 1

Khách quan nhận xét, nếu chỉ căn cứ vào các báo cáo thì phát biểu của Phó TT không sai nhưng thực tế có đúng như vậy không, cần được giải đáp. Trong phạm vi hiểu biết hạn hẹp của mình, tôi cố gắng lý giải dưới góc nhìn khách quan và khoa học trên nguyên tắc, là dù quy trình vận hành xả lũ đã được phê duyệt, nhưng thực tế gây thảm họa cho người dân ở hạ du thì vẫn cần phải xem xét, đánh giá lại quy trình.

Để phát triển kinh tế xã hội bền vững, ngành điện cần đi trước một bước. Nguồn năng lượng điện ở Việt Nam từ trước đến bây giờ vẫn chủ yếu dựa vào các nguồn nhiên liệu chính là than đá, khí (nhiệt điện) và nước ở các dòng sông (thủy điện), trong đó nguồn thủy điện luôn duy trì tỉ trọng lớn khoảng gần 40% trong cơ cấu nguồn điện ở Việt Nam từ trước đến nay.

Trong bài toán năng lượng của nước ta, thủy điện luôn được đánh giá cao vì giá thành tương đối rẻ, năng lượng sạch có khả năng tái tạo, dễ điều chỉnh nên thường được sử dụng để phủ đỉnh trong sơ đồ phát điện. Bởi thế, hầu hết các công trình thủy điện lớn và vừa, đã và đang được khai thác triệt để là điều dễ hiểu.

Trong lưới điện của bất cứ quốc gia nào, người ta đều phải tính toán để có nhiều chủng loại các nhà máy điện khác nhau, đề phòng sự cố và quá lệ thuộc vào một loại nguyên nhiên liệu đầu vào nào đó. Cụ thể là phải có thủy điện để phòng khi giá dầu biến động, có nhiệt điện phòng khi khô hạn.

Ở Việt Nam, trước đây chỉ phổ biến nhiệt điện chạy than, nhiệt điện chạy dầu, sau đó, có thêm các nhà máy turbine khí hỗn hợp, đặc biệt là thủy điện chiếm khoảng gần 40%. Nguyên tắc khi thiết kế các nhà máy thủy điện lớn nằm trong hệ thống điện quốc gia thường chọn tần suất thiết kế đảm bảo 95%. Có nghĩa là 20 năm bình quân mới có 01 lần thiếu nước so với công suất được đưa vào cân bằng hệ thống điện.

Video đang HOT

Bởi vậy, không thể đổ thừa mỗi khi không đủ nguồn nước là do ông Trời. Do khâu tổ chức thiếu nhất quán, chưa định lượng hóa lợi ích mang lại cho các ngành theo phương án vận hành điều tiết, cấp điện, cấp nước cho nông nghiệp, công nghiệp, và duy trì dòng chảy tối thiểu. Cho đến nay mới phê duyệt được quy trình vận hành liên hồ chứa về xả lũ của một số lưu vực quan trọng. Ngay liên hồ chứa Hòa Bình, Thác Bà, Tuyên Quang (chưa kể thêm hồ chứa Sơn La) đến nay, vẫn chưa phê duyệt quy trình vận hành cho bài toán mùa cạn.

Quy trình đúng, sao thảm họa vẫn ập xuống? - Hình 2

Nhà của người dân sập do nước lũ. Ảnh: TPO

Hiện nay công suất đỉnh khoảng hơn 18000 MW, tức là chưa tới 20000 MW. Mỗi năm nếu EVN chỉ đưa vào được khoảng 2000 MW, tức 10%, thì chắc chắn thiếu điện, do tốc độ tăng trưởng thương phẩm khoảng 15%/năm.

Muốn có an ninh năng lượng, hay nói cách cụ thể hơn là an ninh điện năng, cần phải đẩy mạnh tiến độ xây dựng và chất lượng của các nhà máy điện. Thời gian vừa qua, công luận bức xúc về thiếu điện còn do nguyên nhân nhiều dự án dàn trải, tốc độ xây dựng chậm trễ, một số chủ đầu tư không đủ năng lực tài chính, sự yếu kém và thiếu kinh nghiệm trong các khâu thủ tục đấu thầu vv…

Nhiều dự án kinh tế trọng điểm liên quan đến tài nguyên quốc gia hoặc an ninh năng lượng phần lớn do Trung Quốc thắng thầu thực hiện theo EPC bao gồm toàn bộ từ thiết kế, cung cấp thiết bị, vật tư xây lắp. Các nhà máy nhiệt điện ở Cẩm Phả, Hải Phòng do Trung Quốc thi công chậm trễ so với kế hoạch đến hơn 20 tháng lại thường xuyên gặp sự cố kỹ thuật! Chi phí khâu phát điện thường chiếm đến 72% lại chưa có khung giá phát điện chuẩn nhiều nhà máy nhiệt điện xây xong chưa ký được hợp đồng mua bán với EVN.

Khi tiềm năng sắp cạn

Nhìn chung cả nước, quy hoạch ngành năng lượng rất nhiều nhưng lại rất thiếu: Ngành điện, than và dầu khí đều có quy hoạch riêng nhưng thiếu một quy hoạch tổng thể cho toàn ngành năng lượng. Ở cấp độ địa phương, quy hoạch lại bị chồng chéo, đăc biệt ở thủy điện nhỏ, các địa phương cấp phép xây dựng vô tội vạ nhằm thu hút vốn đầu tư và thu thuế cho địa phương.

Sự chậm trễ trong tiến độ đưa vào vận hành các công trình điện (nhà máy, đường dây, trạm…), theo các thống kê trong những năm gần đây gần như 100% các nhà máy điện đưa vào hệ thống chậm hơn một vài năm so với kế hoạch.

Chúng ta đều biết điện sử dụng bằng điện sản xuất cộng điện nhập khẩu trừ đi điện tiết kiệm. Phương trình này đơn giản nhưng không phải là bài toán dễ giải. Thủy điện là nguồn điện rẻ, sạch, có khả năng tái tạo nên các quốc gia có tiềm năng về thủy thế, nguồn nước đều ưu tiên coi trọng thủy điện.

Tuy nhiên, nhìn tổng thể bài toán cơ cấu nguồn điện năng của nước ta thì thủy điện chiếm tỉ lệ quá cao trong tổng sơ đồ điện. Thủy điện đòi hỏi đầu tư rất lớn nhưng tác động đến môi trường cũng không nhỏ, phải di dân tái định cư, thay đổi dòng chảy tự nhiên, môi trường sinh thái động thực vật, đa dạng sinh học, đặc biệt tàn phá rừng.

Tiềm năng lý thuyết thủy điện Việt Nam khoảng 75.000 MW, tiềm năng kỹ thuật khoảng 31.000 MW và tiềm năng kinh tế – kỹ thuật khoảng 20.000 MW. Năm 2001, công suất max hệ thống khoảng 6.000 MW nhưng đến năm 2009 con số này đã là khoảng 14.000 MW (trung bình tăng 1.000 MW/năm với tỉ lệ tăng khoảng 12%/năm), trong đó thủy điện chiếm 6.500 MW. Hiện tại, công suất thủy điện trong hệ thống khoảng 11.000 MW. Dự báo đến các năm 2020 và 2030, tổng công suất hệ thống là khoảng 75.000 MW và 150.000 MW, trong đó thủy điện tương ứng là 17.000 MW (23%) và 18.000 MW (12%).

Như vậy, rõ ràng là trong giai đoạn 2001-2010, một thập niên bùng nổ thủy điện, gần như tiềm năng kinh tế – kỹ thuật nguồn thủy điện đã được khai thác rất lớn. Trong những năm tiếp sau 2010, chỉ còn một vài dự án lớn như Sơn La 2.400 MW, Lai Châu 1.200 MW cùng một số thủy điện vừa và nhỏ khoảng 2.100 MW sẽ được khai thác đến năm 2015 là gần như hết tiềm năng thủy điện Việt Nam. Chỉ còn lại một ít dự án thủy điện tích năng sẽ được tiếp tục khai thác sau năm 2020.

Mặc dù vai trò nguồn thủy điện trong cơ cấu nguồn điện chiếm tỉ trọng lớn nhưng việc đầu tư cho công tác quy hoạch chưa tương xứng với tiềm năng. Đối với quy hoạch tổng sơ đồ điện, từ trước đến nay đã qua 07 kỳ quy hoạch và nhiều lần hiệu chỉnh quy hoạch, việc quy hoạch chủ yếu dựa trên tiêu chí tối ưu chi phí đầu tư và vận hành hệ thống điện, theo nhu cầu năng lượng của quốc gia song lại không chú trọng tiêu chí ảnh hưởng đến môi trường.

Chi phí cho một kỳ quy hoạch tổng sơ đồ phát triển điện quốc gia (5 năm/lần) rất hạn chế nên khó đáp ứng cho việc đánh giá tác động môi trường từ các dự án nguồn, trong đó có thủy điện. Việc đánh giá tác động môi trường lại được “lồng ghép” cho quy hoạch từng dự án cụ thể hoặc đánh giá chung chung khi lập quy hoạch lưu vực sông và quy hoạch cấp tỉnh nên chất lượng rất hạn chế.

Đối với quy hoạch thủy điện theo lưu vực sông, chỉ một số ít có quy hoạch cụ thể và cũng chỉ có các dự án trên 30 MW mới được xem xét. Một số lưu vực trước đây khi lập quy hoạch, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) có thuê tư vấn nước ngoài lập với chi phí đáng kể, thì vấn đề môi trường được đánh giá khá chi tiết và có khuyến cáo cụ thể khi xếp hạng ưu tiên khai thác.

Nói cách khác là các dự án được xếp hạng theo tiêu chí kinh tế, kỹ thuật, môi trường. Đối với quy hoạch thủy điện vừa và nhỏ thì được cấp tỉnh phê duyệt, nội dung nghiên cứu quy hoạch cũng chưa chú trọng nhiều đến vấn đề môi trường.

Con người gánh trọn hậu quả

Các tác động của thủy điện thì ai cũng nhìn thấy, cả mặt lợi và hại. Xét trên tổng thể nền kinh tế quốc gia, nhu cầu năng lượng quốc gia, việc khai thác thủy điện để cung cấp năng lượng là tốt vì đây là nguồn năng lượng tái sinh. Vấn đề của Việt Nam là con người, kể cả người thực hiện, chủ đầu tư và người quản lý.

Có một lỗ hổng trong quy trình quản lý nên việc quản lý, cấp phép và giám sát môi trường chưa chặt chẽ dẫn đến các tác động ngoài mong muốn mà một bên không thể dễ dàng nhận trách nhiệm. Một số tác động gần đây như lũ tăng bất thường, động đất kích thích, vỡ đập, phá rừng, biến đổi sinh thái và hình thái hạ lưu sông… là kết cục tất yếu của một quá trình lâu dài hơn 10 năm khai thác thủy điện nhưng các chế tài chưa phù hợp với phong trào “nhà nhà làm thủy điện, người người làm thủy điện”.

Nguyên nhân dẫn đến sự hủy hoại môi trường quá mức từ các dự án thủy điện, là do chúng ta chưa có tiêu chí đánh giá lựa chọn dự án khai thác tổng thể theo sự tiến bộ về nhận thức của xã hội. Nghĩa là chỉ có tiêu chí kinh tế – kỹ thuật mà chưa có tiêu chí kinh tế – môi trường – kỹ thuật.

Dự án để được triển khai phải có tên trong quy hoạch (tổng sơ đồ điện quốc gia và quy hoạch thủy điện tỉnh). Trong thực tế, báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) có chất lượng chưa tốt do hạn chế ở khâu kinh phí, nguồn nhân lực (kể cả những người lập báo cáo lẫn hội đồng xét duyệt). Chính sự dễ dãi, thậm chí lơi lỏng trong giám sát, đã bắt môi trường tự nhiên và người dân phải hứng chịu mọi hậu quả.

Có câu “ăn của rừng rưng rưng nước mắt”, ngẫm suy thật chuẩn xác vì đó là cái giá phải trả do đối xử tệ hại với môi trường sinh thái tự nhiên. Ngoài nguyên nhân do lâm tặc hoành hành, sự tiếp tay của những phần tử thoái hóa trong chính quyền, thì việc phát triển thủy điện tràn lan, tàn phá rừng đầu nguồn, kể cả vườn quốc gia, chính là tác nhân gây nên các hiện tượng lũ quét, lũ ống, sạt lở núi đồi…, phá hủy các cơ sở hạ tầng, làm nhiều người bị rơi vào cảnh màn trời chiếu đất, đặc biệt là cướp đi biết bao sinh mạng của người dân vô tội.

Rừng là bộ phận kết cấu hạ tầng sinh thái của đất nước. Không phải ngẫu nhiên mà người ta nhận xét, không có thủy điện vẫn có giải pháp khác thay thế, còn khi mất rừng là mất tất cả! Ước tính mỗi MW thủy điện, ngốn hết hơn 10 ha rừng.

(còn nữa)

Theo Tô Văn Trường (Vietnamnet)

Kiên quyết loại bỏ dự án thủy điện không hiệu quả

Sáng 27/11, với số phiếu tán thành cao, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về quản lý quy hoạch công trình thủy điện, trong đó yêu cầu kiên quyết loại bỏ, dừng các dự án không hiệu quả, không bảo đảm an toàn.

Quốc hội đánh giá Chính phủ triển khai nghiêm túc việc rà soát tổng thể quy hoạch thủy điện theo Nghị quyết của Quốc hội, đưa ra khỏi quy hoạch 424 dự án, tạm dừng 136 dự án, không xem xét đưa vào quy hoạch 172 vị trí tiềm năng, tiếp tục rà soát, đánh giá 158 dự án.

Kiên quyết loại bỏ dự án thủy điện không hiệu quả - Hình 1

Kiên quyết loại bỏ dự án thủy điện không hiệu quả

Nghị quyết ghi nhận vai trò quan trọng của các công trình thủy điện trong bảo đảm an ninh năng lượng, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội. Các hồ thủy điện lớn đa mục tiêu đã góp phần cắt, giảm lũ, điều tiết lưu lượng, cấp nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất và bảo vệ môi trường. Việc xây dựng các khu, điểm tái định cư, cơ sở hạ tầng thiết yếu trong khu vực công trình thủy điện bước đầu tạo ổn định đời sống nhân dân.

Bên cạnh đó, Quốc hội cũng chỉ ra chất lượng quy hoạch và quyết định đầu tư xây dựng, nhất là ở các công trình thủy điện vừa và nhỏ tại các địa phương chưa đáp ứng đầy đủ mục tiêu, yêu cầu về bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên nước. Nhiệm vụ đánh giá môi trường đối với quy hoạch, dự án, công trình thủy điện vừa và nhỏ chưa được chú trọng đúng mức.

Tại một số công trình thủy điện, việc quản lý chất lượng xây dựng, thực hiện quy trình vận hành hồ chứa, điều tiết nước chưa tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật, gây tác động tiêu cực. Đời sống người dân tái định cư còn gặp nhiều khó khăn.

Thời gian tới, Quốc hội đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan tiếp tục tổ chức rà soát, đánh giá quy hoạch thủy điện, kể cả các dự án tạm dừng có thời hạn, các công trình thủy điện đang vận hành khai thác, bảo đảm sử dụng tài nguyên nước hợp lý, bảo vệ đa dạng sinh học; kiên quyết loại bỏ, dừng các dự án, công trình thủy điện không hiệu quả, không bảo đảm an toàn, có ảnh hưởng xấu tới chế độ dòng chảy, môi trường và đời sống người dân, đồng thời, nâng cao chất lượng lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý thực hiện quy hoạch.

Trong năm 2014 sẽ tổ chức đánh giá tổng thể các đập, hồ chứa trong cả nước, có kế hoạch bố trí đủ kinh phí sửa chữa, nâng cấp các đập, hồ chứa có nguy cơ gây mất an toàn, hoàn thành việc ban hành các quy trình vận hành liên hồ chứa trên các lưu vực sông còn lại; quy định cụ thể trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo đảm an toàn đập, hồ chứa và vùng hạ du.

* Cũng trong sáng nay, Quốc hội thảo luận về Dự án Luật Giao thông đường thủy nội địa.

Các nội dung được đại biểu tập trung cho ý kiến bao gồm việc mở rộng phạm vi điều chỉnh đối với cả hoạt động giao thông đường thủy nội địa diễn ra ở vùng nước không phải là đường thủy nội địa; các quy định liên quan đến điều kiện hành nghề trong vận tải đường thủy nội địa; quy định mới về hành lang bảo vệ luồng, đăng ký, đăng kiểm phương tiện, cứu hộ, cứu nạn, bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa; phạm vi trách nhiệm và cơ chế phối hợp trong quản lý Nhà nước về hoạt động giao thông đường thủy nội địa.

Theo Chính Phủ

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tâm thư của người mẹ mất con trong vụ tài xế tránh xe máy, đâm bé gái tử vongTâm thư của người mẹ mất con trong vụ tài xế tránh xe máy, đâm bé gái tử vong
20:13:33 24/12/2024
Vụ vé số trúng 2 tỷ đồng: Công an từ chối cung cấp kết quả giám địnhVụ vé số trúng 2 tỷ đồng: Công an từ chối cung cấp kết quả giám định
09:33:07 26/12/2024
Vụ nổ làm 6 người thương vong ở Tây Ninh là do tự làm pháoVụ nổ làm 6 người thương vong ở Tây Ninh là do tự làm pháo
11:07:41 24/12/2024
Thông tin vụ người phụ nữ đi xe sang đá thùng rác ra giữa đườngThông tin vụ người phụ nữ đi xe sang đá thùng rác ra giữa đường
10:42:55 24/12/2024
Hà Nội: Người phụ nữ tử vong trong phố Tạ Quang BửuHà Nội: Người phụ nữ tử vong trong phố Tạ Quang Bửu
11:00:48 24/12/2024
Người đàn ông rơi từ tầng cao chung cư xuống đất tử vong ở TPHCMNgười đàn ông rơi từ tầng cao chung cư xuống đất tử vong ở TPHCM
22:05:03 25/12/2024
Người phụ nữ vừa lái ô tô vừa hát karaoke: Vì sao chưa xử phạt?Người phụ nữ vừa lái ô tô vừa hát karaoke: Vì sao chưa xử phạt?
11:08:04 24/12/2024
Dừng xe đạp nghe điện thoại, nữ công nhân bị ô tô khách lùi trúng tử vongDừng xe đạp nghe điện thoại, nữ công nhân bị ô tô khách lùi trúng tử vong
20:08:55 24/12/2024

Tin đang nóng

Cặp đôi "chị - em" Vbiz để lộ bằng chứng sống chung nhà?Cặp đôi "chị - em" Vbiz để lộ bằng chứng sống chung nhà?
07:59:00 26/12/2024
Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Triệu nụ cười bán tiền ảo thu 30 tỷ bằng cách nào?Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Triệu nụ cười bán tiền ảo thu 30 tỷ bằng cách nào?
07:06:19 26/12/2024
Sao Việt 26/12: Diễm My 9X khoe bụng bầu bên chồng dịp Giáng sinhSao Việt 26/12: Diễm My 9X khoe bụng bầu bên chồng dịp Giáng sinh
08:32:35 26/12/2024
Ông chú U45 cưới cô gái kém 20 tuổi ở Đà Nẵng: Rước dâu bằng mô tô, sính lễ cưới có Baby ThreeÔng chú U45 cưới cô gái kém 20 tuổi ở Đà Nẵng: Rước dâu bằng mô tô, sính lễ cưới có Baby Three
06:46:31 26/12/2024
Đoàn luật sư TP.HCM lên tiếng vụ luật sư tập sự tổ chức sử dụng ma túyĐoàn luật sư TP.HCM lên tiếng vụ luật sư tập sự tổ chức sử dụng ma túy
08:42:09 26/12/2024
Kiện chồng Bích Tuyền đòi 50 triệu USD, Đàm Vĩnh Hưng: 'Không làm gì vô cớ'Kiện chồng Bích Tuyền đòi 50 triệu USD, Đàm Vĩnh Hưng: 'Không làm gì vô cớ'
09:27:51 26/12/2024
Nhìn trán con bị bầm tím, tôi lỡ nói nặng lời với mẹ chồng nào ngờ phải trả cái giá quá đắtNhìn trán con bị bầm tím, tôi lỡ nói nặng lời với mẹ chồng nào ngờ phải trả cái giá quá đắt
07:05:20 26/12/2024
Kêu gọi tố giác huy động vốn như vụ Công ty GFDI vỡ nợ 3.700 tỉ đồngKêu gọi tố giác huy động vốn như vụ Công ty GFDI vỡ nợ 3.700 tỉ đồng
08:32:31 26/12/2024

Tin mới nhất

Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương đề nghị kỷ luật 12 cán bộ

Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương đề nghị kỷ luật 12 cán bộ

10:19:21 26/12/2024
Thượng tướng Trịnh Văn Quyết, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương chủ trì kỳ họp.
Xe container "gãy cổ" khi sụt xuống hố trong khu công nghiệp

Xe container "gãy cổ" khi sụt xuống hố trong khu công nghiệp

10:07:05 26/12/2024
Chiếc xe container do một tài xế điều khiển, di chuyển trong đường nội khu tại Khu công nghiệp phía Nam tỉnh Yên Bái, thì bị sụt xuống hố sâu khoảng 4m.
Nhiều sân Pickleball "mọc" lên trái quy định ở Đắk Lắk

Nhiều sân Pickleball "mọc" lên trái quy định ở Đắk Lắk

09:39:29 26/12/2024
Nhu cầu chơi Pickleball tăng cao, tại thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), nhiều người đã mở sân để kinh doanh. Tuy nhiên, có một số sân tập ở thành phố này xây dựng trái quy định và bị xử phạt.
Vụ thi thể trong quán karaoke ở Bình Dương: Nạn nhân có biểu hiện tâm thần

Vụ thi thể trong quán karaoke ở Bình Dương: Nạn nhân có biểu hiện tâm thần

09:35:01 26/12/2024
Theo Đại tá Trần Văn Chính, Phó giám đốc Công an Bình Dương, nạn nhân được phát hiện tử vong dưới hầm chứa nước trong quán karaoke An Phú có biểu hiện tâm thần.
Phong tỏa chung cư ở Q.Bình Tân điều tra vụ người đàn ông tử vong

Phong tỏa chung cư ở Q.Bình Tân điều tra vụ người đàn ông tử vong

08:38:59 26/12/2024
Đến 18 giờ ngày 25.12, Công an Q.Bình Tân (TP.HCM) vẫn đang cho phong tỏa khám nghiệm trường, điều tra vụ người đàn ông tử vong tại chung cư trên đường số 1 (P.Bình Hưng Hòa B).
Cà Mau: Ban Nội chính 'lên tiếng' vụ công chức liên tục bị điều chuyển

Cà Mau: Ban Nội chính 'lên tiếng' vụ công chức liên tục bị điều chuyển

08:35:35 26/12/2024
Ngày 25.12, theo nguồn tin của PV Thanh Niên, Ban Nội chính Tỉnh ủy Cà Mau đã có kết quả xử lý đơn yêu cầu đối với bà Hồ Thị Thùy Dương, công chức Tài chính Kế toán xã Trí Phải, H.Thới Bình.
Lãnh đạo Sở GTVT Bình Dương xin lỗi vì chậm cấp giấy phép lái xe

Lãnh đạo Sở GTVT Bình Dương xin lỗi vì chậm cấp giấy phép lái xe

08:09:28 26/12/2024
Từ tháng 10.2024, Bình Dương tồn đọng 17.705 giấy phép lái xe chưa cấp. Nguyên nhân do nhu cầu tăng cao và công tác đấu thầu chậm đã gây ra sự trì hoãn.
TP.HCM: Miễn viện phí 13 người vụ cháy nhà cho thuê trọ ở Tân Bình

TP.HCM: Miễn viện phí 13 người vụ cháy nhà cho thuê trọ ở Tân Bình

08:06:46 26/12/2024
Bệnh viện Thống Nhất (TP.HCM) hỗ trợ toàn bộ viện phí cho 13 người trong vụ cháy nhà cho thuê trọ ở Q.Tân Bình vào ngày 20.12.
Phát hiện thi thể nam giới đầy hình xăm tại bãi đất trống ở Bình Tân

Phát hiện thi thể nam giới đầy hình xăm tại bãi đất trống ở Bình Tân

08:01:40 26/12/2024
Công an Q.Bình Tân tìm thân nhân của người nam giới tử vong, được người dân phát hiện tại bãi đất trống khu vực ao sen trên địa bàn.
Xe tải chở rau va chạm ô tô chở công nhân, 2 người tử vong

Xe tải chở rau va chạm ô tô chở công nhân, 2 người tử vong

07:38:40 26/12/2024
Xe tải chở rau chạy từ hướng xã Suối Nghệ (H.Châu Đức, Bà Rịa - Vũng Tàu) đi quốc lộ 51 đã va chạm với ô tô 16 chỗ khiến 2 công nhân tử vong sau đó.
Chi 4,5 tỉ đồng 'phục vụ' 7 con hổ là nhiều hay ít?

Chi 4,5 tỉ đồng 'phục vụ' 7 con hổ là nhiều hay ít?

07:36:03 26/12/2024
Vấn đề phát sinh bây giờ là khi chúng sinh trưởng tốt (có con hiện đã nặng 160 kg, cao 1,5 m) thì cần không gian lớn hơn, thay vì bị nhốt trong những chiếc lồng sắt chỉ vài chục mét vuông.
Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hòa Bình đề nghị kỷ luật ông Ngô Quang Lợi

Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hòa Bình đề nghị kỷ luật ông Ngô Quang Lợi

21:00:52 25/12/2024
Ông Ngô Quang Lợi khi đang giữ chức Phó Giám đốc Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam chi nhánh tỉnh Hòa Bình đã vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, quy định về những điều đảng viên không được làm.

Có thể bạn quan tâm

Nga nhận định khả năng Ukraine chế tạo vũ khí hạt nhân

Nga nhận định khả năng Ukraine chế tạo vũ khí hạt nhân

Thế giới

10:49:56 26/12/2024
Nga cho rằng Ukraine không có khả năng tự phát triển vũ khí hạt nhân và chỉ có thể sở hữu loại vũ khí này với sự giúp đỡ của phương Tây.
Mượn xe SH đi dự tiệc sinh nhật, nam công nhân "dính cồn" kịch khung

Mượn xe SH đi dự tiệc sinh nhật, nam công nhân "dính cồn" kịch khung

Pháp luật

10:43:18 26/12/2024
Khi bị cảnh sát kiểm tra nồng độ cồn, anh S. nói bản thân làm công nhân, lương chẳng được là bao nên xin được bỏ qua vi phạm. Tuy nhiên, cảnh sát cương quyết lập biên bản xử phạt với nam tài xế.
Game hot Chân Vương 3Q Mobile chính thức ra mắt 26/12

Game hot Chân Vương 3Q Mobile chính thức ra mắt 26/12

Mọt game

10:40:31 26/12/2024
Nhà phát hành MiGame vừa chính thức công bố thời điểm ra mắt cho tựa game nhập vai đấu tướng lấy chủ đề Tam Quốc hấp dẫn của mình mang tên Chân Vương 3Q. Theo
11 loại thực phẩm giàu dinh dưỡng nhất, nhiều loại bán đầy chợ Việt

11 loại thực phẩm giàu dinh dưỡng nhất, nhiều loại bán đầy chợ Việt

Sức khỏe

10:39:24 26/12/2024
Bên cạnh cá hồi, cá mòi, danh sách những thực phẩm giàu dinh dưỡng nhất còn bao gồm mướp đắng, trứng, ngao, gan động vật, tỏi, khoai tây...
Cuộc sống của cô gái xinh đẹp cãi lời cha mẹ lấy chồng ngồi xe lăn

Cuộc sống của cô gái xinh đẹp cãi lời cha mẹ lấy chồng ngồi xe lăn

Góc tâm tình

10:37:13 26/12/2024
Gần 10 năm, chị Loan (28 tuổi, Lạng Sơn) cãi lời bố mẹ lấy anh Mến (37 tuổi, Bắc Giang) làm chồng, cuộc sống họ có nhiều thay đổi, từ người bị liệt anh Mến có thể đứng lên bước vài bước.
Messi tiếp theo xác nhận gia nhập Man City

Messi tiếp theo xác nhận gia nhập Man City

Sao thể thao

10:34:19 26/12/2024
HLV Pep Guardiola đã có một chuỗi phong độ tệ hại tại Manchester City, nhưng chiến lược gia người Tây Ban Nha này sắp chứng kiến đội hình của mình được tăng cường sức mạnh
Chảo mất hết lớp chống dính cũng đừng vứt đi, làm theo cách này biến chảo cũ thành chảo mới dễ dàng

Chảo mất hết lớp chống dính cũng đừng vứt đi, làm theo cách này biến chảo cũ thành chảo mới dễ dàng

Sáng tạo

10:27:18 26/12/2024
Đây là mẹo hay giúp bà nội trợ khôi phục chảo cũ thành chảo mới, tiết kiệm khá nhiều tiền. Một phương pháp đơn giản và tiết kiệm để phục hồi lớp chống dính trên chảo là sử dụng sữa tươi.
Thức ăn cho gà 'lên đời' thành đặc sản, giá hơn nửa triệu/kg

Thức ăn cho gà 'lên đời' thành đặc sản, giá hơn nửa triệu/kg

Lạ vui

10:26:44 26/12/2024
Đặc sản này rất khó nuôi, kén môi trường sống nên mức giá của nó chỉ tăng không giảm. Từ thức ăn cho gà thành đặc sản giá trên trời .
Gái Hàn sang Việt Nam "quậy đục nước": Đạp xích lô, đi bốc vác, sốc nhất là gặp Lê Tuấn Khang

Gái Hàn sang Việt Nam "quậy đục nước": Đạp xích lô, đi bốc vác, sốc nhất là gặp Lê Tuấn Khang

Netizen

10:24:38 26/12/2024
Khi đi du lịch, đâu chỉ là đi tham quan và check-in những địa điểm sang chảnh. Nhiều du khách ngày càng ưa chuộng hình thức du lịch trải nghiệm như thử các hoạt động thường ngày của người dân bản địa.
Sao Hàn 26/12: Sao nữ Reply 1988 vỡ filler ngực khi tập gym, Seungri phát tướng

Sao Hàn 26/12: Sao nữ Reply 1988 vỡ filler ngực khi tập gym, Seungri phát tướng

Sao châu á

10:23:32 26/12/2024
Sao nữ Reply 1988 bị vỡ filler ngực khi tập gym; Seungri phát tướng khó nhận ra, thu hút sự quan tâm đặc biệt của công chúng Hàn Quốc.
Netizen truy tìm sự thật về bức hình Dương Domic và Linh Ka đang sống chung

Netizen truy tìm sự thật về bức hình Dương Domic và Linh Ka đang sống chung

Sao việt

10:20:55 26/12/2024
Vào tối 25/12, Dương Domic và hot girl Linh Ka bất ngờ được réo gọi trên khắp các diễn đàn mạng xã hội. Nguyên do vì bị soi ra khoảnh khắc cả hai check-in căn phòng có thiết kế giống hệt nhau.