Quỹ tín dụng phá sản, tiền thanh lý tài sản khó đến tay người gửi tiền
Trong trường hợp quỹ tín dụng nhân dân bị phá sản, số tiền thanh lý tài sản khi phá sản sẽ được dành ưu tiên trả các “khoản vay đặc biệt” như NHNN, tổ chức tín dụng, bảo hiểm xã hội, sau đó mới đến các thành viên góp vốn và người gửi tiền.
Quỹ tín dụng nhân dan phá sản sẽ ưu tiên đền bù cho các khoản vay đặc biệt trước nhất.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa đưa Dự thảo lấy ý kiến Thông tư quy định Tổ chức lại, thu hồi giấy phép và thanh lý tài sản của quỹ tín dụng nhân dân ( QTDND) với điểm đáng chú ý là quy định về thanh lý tài sản khi các tổ chức phá sản.
Cụ thể, Thông tư quy định cụ thể về việc Thanh lý tài sản của quỹ tín dụng nhân dân trong trường hợp QTDND phá sản tại Mục 3 chương 2 của Thông tư.
Theo đó, Thời hạn thanh lý QTDND là 12 tháng kể từ ngày văn bản chấp thuận giải thể, văn bản yêu cầu quỹ tín dụng nhân dân thanh lý tài sản của NHNN chi nhánh có hiệu lực thi hành.
Thời hạn thanh lý quỹ tín dụng nhân dân có thể được gia hạn, mỗi lần gia hạn không quá 12 tháng.
Video đang HOT
Về thứ tự phân chia tài sản của QTDND khi thực hiện phá sản được quy định theo trình tự như sau: 1. Các khoản vay đặc biệt theo quy định tại Luật các tổ chức tín dụng (năm 2017); 2. Các khoản lệ phí, chi phí thực hiện thanh lý tài sản theo quy định của pháp luật; 3. Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết; 4. Các khoản chi trả cho người gửi tiền; 5. Các khoản nợ vay từ Quỹ bảo toàn; 6. Các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; 7. Các khoản nợ khác.
Nếu theo quy định về phân chia tài sản nêu trên, số tiền thanh lý tài sản của QTDND khi phá sản sẽ được dành ưu tiên trả các “khoản vay đặc biệt”. Vậy khoản vay đặc biệt là những khoản vay nào?
Theo quy định tại Luật các TCTD (năm 2017), các khoản vay đặc biệt là: Khoản vay do NHNN, Bảo hiểm tiền gửi, ngân hàng hợp tác xã, TCTD khác cho vay để hỗ trợ thanh khoản khi tổ chức tín dụng có nguy cơ mất khả năng chi trả hoặc lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả, đe dọa sự ổn định của hệ thống trong thời gian tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, bao gồm cả trường hợp tổ chức tín dụng đang thực hiện phương án cơ cấu lại đã được phê duyệt; Để hỗ trợ phục hồi theo phương án phục hồi, phương án chuyển giao bắt buộc đã được phê duyệt.
Trong Thông tư cũng nêu rõ, trường hợp giá trị tài sản của quỹ tín dụng nhân dân sau khi đã thanh lý đủ các khoản theo quy định mà vẫn còn thì phần giá trị tài sản còn lại được chia cho các thành viên góp vốn theo tỷ lệ góp vốn tại thời điểm thực hiện việc phân chia tài sản.
QTDND không được chia cho thành viên vốn và tài sản chung do Nhà nước trợ cấp (Vốn do nhà nước trợ cấp, công trình công cộng, kết cấu hạ tầng phục vụ chung cho cộng đồng dân cư) mà phải chuyển giao cho chính quyền địa phương quản lý. Đối với đất do nhà nước giao cho quỹ tín dụng nhân dân sử dụng được xử lý theo quy định của pháp luật về đất đai.
Khi QTDND đã rơi vào tình trạng để phải tuyên bố phá sản, cần vay để hỗ trợ thanh khoản, có nghĩa là đã có thể đã âm vốn chủ sở hữu, nghĩa vụ trả nợ rất lớn. Nếu theo trình tự phân chia tài sản ưu tiên như trên, trả các khoản vay đặc biệt rồi mới tới các khoản nợ lương, chi phí thanh lý, e rằng đến lượt các khoản chi trả cho người gửi tiền thì tài sản đã không còn để mà chia, khó có thể “đến tay” khách hàng.
Trong dự thảo Thông tư cũng quy định về trường hợp giá trị tài sản không đủ khả năng thanh toán đầy đủ các khoản nợ, Ngân hàng Nhà nước ra quyết định chấm dứt thanh lý và yêu cầu tổ chức tín dụng nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật về phá sản.
Điều 101 Luật Phá sản năm 2014 quy định: Trường hợp giá trị tài sản không đủ để thanh toán thì các đối tượng thuộc cùng một thứ tự ưu tiên được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ.
Theo Danviet
"Thu nhập chưa đủ ăn mà bắt người dân nộp quỹ tiết kiệm nhà ở là rất khó"
Thảo luận tại Diễn đàn Bất động sản Việt Nam thường niên lần thứ nhất diễn ra tại Hà Nội, chuyên gia kinh tế Lê Xuân Nghĩa cho biết, cá nhân ông cảm thấy tài chính cho nhà ở xã hội đang là vấn đề nan giải, dường như chủ yếu chỉ huy động từ ngân hàng, từ đó khuyến khích ngân hàng cho vay.
Ông Nghĩa cho rằng đây không phải giải pháp dài hạn và lâu bền, gây bức xúc cho ngành ngân hàng vì phải chịu nhiều áp lực lãi suất cho người gửi tiền.
"Tôi nghĩ Bộ Xây dựng và cơ quan chức năng nên nghiên cứu kinh nghiệm của các nước huy động nguồn vốn khác để hỗ trợ. Có thể thành lập 1 quỹ riêng cho phân khúc nhà ở xã hội và nhà ở giá rẻ, như kinh nghiệm của Hà Lan" - ông Nghĩa nêu quan điểm.
Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam Nguyễn Mạnh Hà chia sẻ, có nhiều vấn đề liên quan đến nhà ở xã hội và nhà ở giá rẻ trong đó có nguồn vốn, chính sách cho vay... Tuy nhiên, nhà ở xã hội chỉ tập trung ở các đô thị lớn như Hà Nội và TP.HCM, nếu giải quyết được ở 2 thành phố này sẽ giải quyết rất tốt các vấn đề ở các vùng khác của cả nước.
Theo ông Hà, những dự án nhà ở này phải xây dựng ở những vị trí có thể chấp nhận được, không quá xa khu vực trung tâm và phải có biện pháp hỗ trợ về thuế, giá thành.
Về vấn đề lập quỹ mà ông Lê Xuân Nghĩa nêu, ông Hà cho rằng đã bàn bạc nhiều nhưng vấn đề là thu nhập ít, chưa đủ ăn mà bắt người dân nộp vào quỹ tiết kiệm nhà ở là rất khó. "Những chính sách thông qua diễn đàn hôm nay và nhiều hội thảo khác sẽ đưa ra được những giải pháp tốt, song chung quy lại cần những giải pháp từ chính quyền địa phương" - ông Hà nhấn mạnh.
Đại diện phía cơ quan quản lý, ông Vũ Văn Phấn - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Nhà và Thị trường Bất động sản, Bộ Xây dựng khẳng định, trong quá trình phát triển nhà ở xã hội, khi gói vay ưu đãi 30.000 tỷ đồng kết thúc thì khó khăn đầu tiên gặp phải là câu chuyện nguồn vốn.
Cũng theo ông Phấn, ngân sách Nhà nước hiện nay đang phải phục vụ cho nhiều chương trình. Đến giờ này, sau khi gói 30.000 tỷ đồng kết thúc thì hiện có khoảng 2.000 tỷ đồng cho phát triển nhà ở xã hội và người có công với cách mạng. Trong đó, hơn 800 tỷ đồng phân bổ cho hỗ trợ nhà ở cho người có công, còn hơn 1.264 tỷ đồng cho hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội.
Về định hướng phát triển nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp tại khu vực đô thị và công nhân khu công nghiệp trong thời gian tới, ông Phấn cho biết, tại Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 25/01/2017, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo phải tiếp tục thúc đẩy việc phát triển nhà ở xã hội, nhất là nhà ở cho công nhân trong thời gian tới, nhằm hoàn thành cơ bản các mục tiêu về phát triển nhà ở xã hội đã được đề ra trong Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
Mục tiêu phát triển nhà ở xã hội đã được đặt ra trong Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia, cụ thể là đến năm 2020, phấn đấu thực hiện đầu tư xây dựng tối thiểu khoảng 12,5 triệu m2 nhà ở xã hội tại khu vực đô thị; đáp ứng cho khoảng 80% số sinh viên, học sinh các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề và khoảng 70% công nhân lao động tại các khu công nghiệp có nhu cầu được giải quyết chỗ ở; hỗ trợ cho khoảng 500 nghìn hộ gia đình (theo chuẩn nghèo mới) tại khu vực nông thôn cải thiện nhà ở.
Trong Luật Nhà ở cũng đã quy định rất rõ các nội dung liên quan đến việc đầu tư xây dựng, kinh doanh nhà ở thương mại, trên quan điểm khuyến khích việc phát triển nhà ở thương mại với các loại hình, cơ cấu diện tích hợp lý để đáp ứng nhu cầu của các đối tượng có khả năng chi trả theo cơ chế thị trường.
"Theo quy định của pháp luật hiện hành, việc đầu tư phát triển nhà ở thương mại nói chung và nhà ở thương mại giá rẻ nói riêng đang được thực hiện theo cơ chế thị trường, nhà nước không có các chế độ ưu đãi như đối với nhà ở xã hội" - ông Phấn khẳng định.
Theo Linh Nhi
Bảo hiểm tiền gửi 100% khi phá sản ngân hàng? Một lần nữa, vấn đề cho phá sản ngân hàng yếu kém và hạn mức chi trả bảo hiểm tiền gửi được bàn đến... Theo chương trình dự kiến, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng sẽ trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội kỳ họp này. Cũng trong khuôn khổ kỳ họp, Quốc hội thảo luận về sửa đổi,...