Quy tắc mặc ‘2 ấm 2 mát’ giúp trẻ khỏe mạnh phăm phăm, chẳng lo bị cảm lạnh trong mùa sương giá
Cuối thu, bắt đầu xuất hiện sương mù vào buổi sáng. Đây cũng là thời điểm bé dễ bị cảm lạnh.
Mùa đông sắp đến, sương mù đã bắt đầu xuất hiện vào buổi sáng. Nhiều bậc phụ huynh phàn nàn rằng vào thời điểm giao mùa giữa mùa thu và mùa đông cũng là khoảng thời điểm các bé hay ốm vặt. Nhiều bố mẹ vì sợ con ốm nên ép con ở nhà thay vì cho con ra ngoài chơi. Tuy nhiên, biện pháp này không thể giúp trẻ phòng tránh bệnh.
Thực tế, sương giá không phải là nguyên nhân khiến trẻ bị ốm. Nguyên nhân chính là một số bậc phụ huynh không mặc đồ đúng cách, khiến trẻ bị nhiễm lạnh hoặc bị ốm. Các chuyên gia nuôi dạy con khuyên bạn nên mặc đồ cho con theo nguyên tắc: “Hai ấm, hai mát”, để trẻ khỏe mạnh phăm phăm, không lo cảm lạnh trong mùa sương giá này.
“Hai ấm”: Ấm lưng, ấm cổ
Nhiều bậc cha mẹ khi nghe nói đến việc ủ ấm cho trẻ, phản ứng đầu tiên của họ là làm ấm tay chân, mặt cho bé nhưng đây là một sai lầm lớn. Những bộ phận cơ thể thực sự cần được giữ ấm là cổ và lưng. Cổ là bộ phận tương đối mỏng manh và cần được bảo vệ. Nếu bố mẹ sờ vào cổ, gáy của con và thấy lạnh thì bạn nên cho trẻ mặc ấm hoặc hoặc quàng khăn cho trẻ.
Khi trời lạnh, bố mẹ hãy chạm vào lưng bé để xem bé có lạnh hay không. Sau đó, bạn hãy lựa chọn quần áo phù hợp để bảo vệ lưng bé, tránh bé bị cảm lạnh.
Video đang HOT
Các phụ huynh không nên chạm vào tay, chân trẻ để xác định thân nhiệt của trẻ vì bé còn nhỏ, thần kinh ngoại biên ở tay chân còn kém, biểu hiện tay, chân lạnh là bình thường. Nếu cha mẹ cho rằng tay, chân bé lạnh là cần mặc thêm quần áo thì có thể họ đã cho trẻ mặc quá ấm. Suy cho cùng, khi sương xuống, gió lạnh thổi, việc bố mẹ mặc cho trẻ ấm quá, bé dễ đổ mồ hôi. Khi gió lạnh thổi qua, bé dễ bị nhiễm lạnh và bị ốm.
“Hai mát”: Giữ cho miệng và mũi mát
Trong ngày lạnh, bố mẹ thường quấn cho con một chiếc khăn quàng cổ dày, to khiến mặt bé đỏ bừng, trông rất nóng. Sau khi tháo chiếc khăn ra, trẻ mồ hôi nhễ nhại, thở không thông.
Dù trời lạnh, cần mặc thêm quần áo, bố mẹ vẫn cần giữ cho mũi, miệng của con được thoáng mát để không làm ảnh hưởng đến quá trình hô hấp của bé.
Trời trở lạnh, mẹ tắm cho con vào 3 khoảng thời điểm này có thể khiến bé bị cảm lạnh, ngất xỉu
Trời trở lạnh, để đảm bảo sức khỏe của bé, mẹ nên chú ý đến thời điểm tắm bé.
Mấy ngày nay, thời tiết trở lạnh. Việc tắm cho con trở thành một vấn đề khiến nhiều mẹ đau đầu. Khi tắm cho con, nhiều bậc cha mẹ mắc sai lầm, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Tốt nhất, mẹ không nên tắm cho trẻ trong 3 thời điểm sau:
1. Cho trẻ tắm ngay sau khi chơi xong
Nhiều phụ huynh nhanh chóng tắm cho con sau khi con chơi xong. Vì họ thấy rằng lúc này người trẻ vẫn còn nóng, mồ hôi chưa khô hẳn, tắm cho trẻ sẽ giúp bé được sạch sẽ, kỳ cọ đỡ vất vả. Tuy nhiên, tắm cho trẻ sau khi chơi xong, khiến cơ thể trẻ không thể chịu đựng được sự chênh lệch nhiệt độ trong không khí, trẻ dễ bị nhiễm lạnh gây sốt, cảm lạnh.
Ngoài ra, sau khi chơi, cơ thể trẻ chưa được thả lỏng hoàn toàn. Việc tắm ngay sẽ khiến lưu lượng máu cung cấp cho tim và não của trẻ không đủ, khiến bé bị ngất xỉu. Đây là lý do các vận động viên không được tắm sau khi tập luyện, thi đấu.
2. Tắm cho trẻ sau khi tiêm vắc xin
Mọi người nên biết rằng khi người lớn hoặc trẻ em đã được tiêm chủng hoặc tiêm bất cứ mũi nào trên cơ thể, bác sĩ sẽ nhắc nhở bạn không để vết tiêm tiếp xúc với nước. Nước làm vết thương của trẻ bị viêm, tấy đỏ hoặc nhiễm trùng.
Sau khi tiêm phòng cho trẻ, bố mẹ nên chờ đợi ít nhất 24 giờ rồi mới tắm cho trẻ. Nếu trẻ vẫn có phản ứng bất lợi trong khi tắm, hãy đưa trẻ đến bác sĩ kịp thời.
3. Cho trẻ tắm ngay sau khi ăn xong
Sau khi bé ăn dặm, để tiêu hóa thức ăn, một lượng lớn máu trong cơ thể sẽ đổ về dạ dày, lượng máu ở các bộ phận khác cũng giảm đi. Mẹ tắm cho bé ngay lúc này sẽ gây tình trạng thiếu máu cục bộ ở não bé.
Trong quá trình tắm rửa, các mạch máu của lớp biểu bì trên cơ thể người liên tục bị giãn nở do sự kích thích của nước nóng khiến máu dồn lên bề mặt cơ thể, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa trong dạ dày của trẻ khiến lượng đường trong máu thấp và gây chóng mặt. Sau khi ăn, mẹ cần chờ ít nhất nửa giờ rồi mới tắm cho trẻ.
Lời khuyên: Ngoài việc nắm được thời điểm tắm cho bé, bạn cũng cần chú ý không nên chà xát, kỳ cọ quá mạnh tay. Việc tắm cho trẻ khá mạnh tay sẽ làm giảm chất tinh dầu tự nhiên trên da của bé, khiến da bé bị khô.
Không nóng mà cũng đổ mồ hôi ở những bộ phận này, cẩn thận loạt bệnh sau Nếu đổ mồ hôi ở những khu vực như cổ, mũi,... mà không phải do thời tiết nắng, vận động mạnh, mặc quần áo quá dày, bạn nên cẩn thận bởi đó có thể là lời cảnh báo sức khỏe có vấn đề. Khi thời tiết nóng bức hoặc khi lao động nặng, tập thể dục, chúng ta thường sẽ đổ mồ hôi....