Quy tắc ăn uống để bầu bí vẫn xinh lung linh
Kiểm soát việc tăng cân quá nhiều trong thai kỳ là việc không hề dễ với các mẹ bầu hiện đại.
Ngày nay, cuộc sống vật chất đầy đủ khiến chị em bầu thường ăn nhiều và tăng cân mất kiểm soát. Tuy nhiên vẫn có những cách giúp các mẹ kiểm soát được việc tăng cân nhiều. Dưới đây là những quy tắc trong 9 tháng mang bầu mẹ nên nhớ để giúp con đủ chất mà mẹ vẫn eo thon như hotgirl.
Xác định cân nặng cần tăng
Đừng cố gắng ăn kiêng là lời khuyên đầu tiên gửi tới tất cả các mẹ bầu muốn mẹ không tăng cân nhiều nhưng con vẫn đủ chất. Chế độ ăn kiêng khi mang thai có thể làm thai nhi thiếu dưỡng chất, các vitamin cần thiết để phát triển. Việc bồi bổ dưỡng chất để thai nhi đủ chất vẫn cần được ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, chị em cần xác định trước trọng lượng cần tăng ở mỗi quý thai kỳ và với từng thể trạng mỗi người.
- Với người béo phì chỉ nên tăng từ 5-9 kg
- Với mẹ hơi thừa cân nên tăng từ 7-11 kg.
- Với phụ nữ có cân nặng bình thường nên tăng từ 11-16 kg.
- Với người thiếu cân cần tăng 13-18kg.
Trong quý 1 thai kỳ, các mẹ chỉ cần tăng 1-2kg, quý 2 là 4-5kg và quý 3 là 6-7 kg là đủ.
Khi bắt đầu mang thai, mẹ nên xác định mức cân nặng chuẩn nhất nên tăng. (ảnh minh họa)
Video đang HOT
Sử dụng gia vị trong món trộn
Để làm cho món ăn ngon hơn, các mẹ thường trộn thêm gia vị như rau trộn mayonnaise – có chứa lòng đỏ trứng, dầu, muối, đường… sẽ khiến mẹ nhanh chóng tăng cân mất kiểm soát. Để hạn chế nguy cơ này, mẹ bầu nên sử dụng những loại gia vị tự chế như một chút nước sốt dầu oliu, nước cốt chanh, các loại thảo mộc như hạt tiêu đen, hỗn hợp muối biển… Cách chế biến đồ ăn này sẽ khiến mẹ không bị tăng cân quá nhiều bởi chanh có tính axit mạnh.
Ngoài ra, vào mùa hè, mẹ bầu cũng nên sử dụng chanh làm đồ uống thay vì uống nước uống có ga. Nước chanh rất có lợi cho sức khỏe.
Ưu tiên ngô, khoai, sắn
Thay vì chỉ ăn cơm từ gạo, mẹ bầu có thể thay thế bằng nhóm ngũ cốc như đậu, khoai lang, ngô, khoai môn, sẵn… Thành phần chủ yếu của những thực phẩm này là chất xơ rất có lợi cho nhu động ruột, làm giảm hiện tượng táo bón thường xảy ra trong thai kỳ và còn ngăn ngừa việc tăng cân quá nhanh do ăn nhiều tinh bột từ cơm trắng.
Ưu tiên ăn rau quả, trái cây
Chúng ta đều biết trái cây giàu vitamin, không chỉ cần thiết cho sự phát triển của thai nhi mà còn tốt cho quá trình hấp thụ sắt của cơ thể. Tuy nhiên nói thế không có nghĩa là các mẹ ăn trái cây một cách “vô tội vạ” bởi hoa quả ngoài vitamin còn chứa lượng đường lớn sẽ khiến mẹ béo lên và có thể dẫn đến bệnh tiểu đường thai kỳ.
Để cân bằng việc dung nạp các vitamin này, mẹ nên bổ sung thêm rau xanh, củ quả vào chế độ ăn hàng ngày. Như thế sẽ giúp mẹ nạp đủ vitamin mà không bị tăng cân quá nhiều do dung nạp nhiều đường.
Chế biến đồ hấp, nướng
Thay vì những đồ xào, nấu với các chất phụ gia, dầu mỡ để tránh tăng cân quá nhanh mà vẫn đảm bảo nạp đủ dưỡng chất, mẹ bầu nên ưu tiên ăn đồ hấp, nướng. Khi nướng, mẹ cũng chỉ nên tẩm ướp dầu o liu, muối biển và các thảo mộc để tránh dung nạp chất béo không cần thiết. Dù vậy, ăn đồ nướng mẹ cũng cần nhớ quy tắc phải nướng chín và không để cháy đen đồ ăn để tránh tăng nguy cơ ung thư từ thực phẩm.
Thay vì những đồ xào, nấu với các chất phụ gia, dầu mỡ để tránh tăng cân quá nhanh mà vẫn đảm bảo nạp đủ dưỡng chất, mẹ bầu nên ưu tiên ăn đồ hấp, nướng. (ảnh minh họa)
Bổ sung đủ vitamin
Bổ sung vitamin trước và trong thời kỳ mang thai là rất cần thiết để cơ thể mẹ bầu không bị tăng cân nhiều nhưng vẫn đủ chất cho thai nhi phát triển. Khi đã bổ sung vitamin, mẹ không ăn được hoặc không muốn ăn nhiều cũng không lo em bé bị thiếu chất. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để chọn uống loại vitamin cần thiết cho từng thời kỳ.
Những loại vitamin cần bổ sung trong thai kỳ bao gồm: axit folic – ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh; sắt; canxi; omega-3 – giúp duy trì chức năng cơ thể mẹ bầu, tốt cho não thai nhi. Ngoài ra, chị em cũng nên bổ sung thêm vitamin A, D,E và K, sắt và canxi.
Ăn tối trước 20 giờ
Lời khuyên của các chuyên gia là sản phụ nên ăn tối trước 20 giờ và chờ khoảng 1-2 giờ sau mới nên đi ngủ. Trong thời gian này, mẹ nên dành khoảng 30-45 phút để đi dạo quanh nhà. Cách làm này sẽ giúp mẹ tiêu thụ bớt calo và giúp chị em dễ dàng sinh thường hơn.
Cân mỗi tuần
Việc có một chiếc cân trong nhà là rất cần thiết để kiểm soát trọng lượng trong thai kỳ. Mỗi tuần, mẹ hãy cố gắng dành thời gian cân và ghi lại mức tăng cân. Với tuần nào mẹ tăng quá nhiều thì nên điều chỉnh lại chế độ ăn uống. Làm cách này sẽ giúp mẹ tránh tăng cân mất kiểm soát.
Theo Khampha
Độ tuổi chuẩn của bố mẹ sinh con thần đồng
Nghiên cứu của các nhà khoa học chỉ ra rằng bố mẹ cách nhau 7 tuổi sẽ sinh ra những đứa con thông minh nhất.
Ngày nay, xu hướng kết hôn muộn của giới trẻ đang trì hoãn quá trình sinh nở tự nhiên và chắc chắn ít ai biết được rằng chính điều này cũng ấn chứa những yếu tố bất lợi liên quan đến sự hình thành và phát triển của thai nhi trong bụng mẹ. Nghiên cứu của các nhà khoa học Pháp đã chỉ ra rằng, chọn đúng độ tuổi để thụ thai sẽ giúp các cặp đôi sinh ra nhưng em bé khỏe mạnh, thông minh nhất. Vậy đó là độ tuổi nào?
Độ tuổi chuẩn của bố mẹ khi thụ thai
Nghiên cứu của các nhà khoa học Pháp chỉ ra rằng những người phụ nữ ở độ tuổi 20-30 có khả năng sinh sản lý tưởng nhất. Trong độ tuổi này, phụ nữ đã đủ trưởng thành nên chất lượng trứng cũng đạt giá trị cao, nếu mang thai em bé cũng phát triển tốt nhất và bớt gặp rủi ro như sảy thai, sinh non, thai chết lưu, thai nhẹ cân hay những biến dạng có thể xảy ra.
Khác với phụ nữ, nghiên cứu cũng cho hay, con của những người đàn ông ở độ tuổi từ 30-35 là những trẻ thông minh và lanh lợi nhất bởi ở độ tuổi này nam giới có chất lượng tinh trùng đạt đỉnh, sau tuổi 35 chất lượng tinh trùng bắt đầu giảm dần và điều này sẽ ảnh hưởng đến việc kết hợp với trứng tạo ra những em bé trong tương lai.
Để sự kết hợp của trứng và tinh trùng đạt hiệu quả tốt nhất, các cặp vợ chồng nên cách nhau khoảng 7 tuổi là đẹp nhất. Điều này có nghĩa khi người vợ đang ở tuổi 20-30 thì người chồng khoảng 30-35. Nghiên cứu của các nhà khoa học Pháp cũng chỉ ra, sự chênh lệch 7 năm của các cặp vợ chồng sẽ dễ sinh ra những thiên tài nhất.
Nghiên cứu của các nhà khoa học chỉ ra rằng bố mẹ cách nhau 7 tuổi sẽ sinh ra những đứa con thông minh nhất. (ảnh minh họa)
Đừng quên chăm sóc trước sinh
Ngoài độ tuổi sinh nở, việc chăm sóc trước khi mang thai cũng rất quan trọng để giúp các ông bố, bà mẹ sinh ra những đứa con khỏe mạnh, thông minh.
Ngay từ trước khi có kế hoạch mang bầu, các cặp vợ chồng cần có 3-6 tháng để chuẩn bị về cả mặt tinh thần, tài chính cũng như sức khỏe. Người mẹ cần tiêm phòng những loại vacxin cần thiết như cúm, rubella, thủy đậu và có chế độ ăn uống cân bằng, khoa học, bổ sung đầy đủ axit folic.
Trong thời gian mang thai, mẹ cũng cần bổ cung thêm khoảng 300-500 calo mỗi ngày. Việc cung cấp đủ axit folic, sắt, canxi là vô cùng quan trọng để thai nhi phát triển tốt nhất trong bụng mẹ.
Bên cạnh việc bổ sung dinh dưỡng, khám sức khỏe sinh sản cũng là cần thiết. Trước khi mang thai, hai vợ chồng nên đi khám sức khỏe sinh sản xem có mắc bệnh gì không và cần bổ sung những dưỡng chất gì. Ngoài ra, việc khám thai càng quan trọng hơn nữa. Các bác sĩ sản khoa khuyên chị em bầu nên khám thai khoảng 15 lần trong thai kỳ bao gồm từ đầu đến 28 tuần là 4 tuần/lần, từ 29-36 tuần là 2 tuần/lần và từ 37 tuần là 1 lần/tuần để đảm bảo thai nhi đang phát triển ổn định.
Theo Khampha
Dạy mẹ cách đếm chuẩn cử động thai nhi Theo dõi những cử động của thai nhi trong bụng mẹ cũng là cách để kiểm tra sức khỏe em bé. Không ít bà bầu thắc mắc cách theo dõi cử động của thai nhi và nên bắt đầu từ thời gian nào. Việc theo dõi những cử động của thai nhi trong bụng mẹ cũng là cách để kiểm tra sức khỏe...