Quy tắc “3 không” khi chọn nồi cho bếp từ: Nhiều người ước biết sớm hơn để tiết kiệm được mớ tiền
Chọn đúng loại nồi, chảo sẽ giúp bếp từ hoạt động vừa hiệu quả lại tiết kiệm.
Ngày nay, nhắc tới các loại bếp hỗ trợ đắc lực cho công việc nấu nướng của các gia đình, không thể không bỏ qua cái tên bếp từ. So với bếp ga, bếp từ được đánh giá hiện đại hơn, hình thức sạch sẽ, gọn nhẹ, nhiều mẫu mã đa dạng. Bếp từ cũng được đánh giá giúp tiết kiệm điện năng, thuận tiện sử dụng hơn.
Về cơ bản, thiết bị hoạt động dựa trên hiện tượng từ tính. Khi người dùng khởi động bếp thông qua nút bấm cảm ứng, dòng điện sẽ chạy qua cuộn dây đồng, đặt dưới mặt kính bếp. Đồng thời lúc này dòng từ trường sẽ được sinh ra trong phạm vi vài milimet trên mặt bếp. Các yếu tố kết hợp lại với nhau, đưa nhiệt độ làm nóng đáy nồi rồi làm chín thức ăn nấu.
Mang nhiều ưu điểm tuy nhiên có một nhược điểm lớn của bếp từ cũng được nhiều người dùng chỉ ra, đó là: Bếp từ là loại bếp “kén nồi”. Cụ thể, không phải loại nồi, xoong hay chảo nào cũng có thể đặt lên và đun nấu hiệu quả với bếp từ.
Không phải loại nồi nào cũng phù hợp để dùng cho bếp từ
Dưới đây là quy tắc “3 không” cần tránh khi chọn nồi, xoong, chảo cho bếp từ. Việc lựa chọn đúng sẽ giúp bếp hoạt động tối ưu, hiệu quả và tiết kiệm cho gia chủ.
1. Chọn nồi chất liệu không phù hợp
Chất liệu của các loại nồi, xoong, chảo là một trong những tiêu chí quan trọng nhất người dùng cần lưu ý. Như đã giải thích, bếp từ hoạt động theo nguyên lý truyền, dẫn nhiệt nên các loại xoong nồi cần được làm bằng những chất liệu có tính chất, đặc điểm dẫn nhiệt tốt. Từ đó có thể đảm bảo bếp từ hoạt động hiệu quả nhất.
Không nên sử dụng các loại xoong nồi làm bằng thủy tinh, sứ hay nhôm… Thay vào đó, hãy ưu tiên các chất liệu như inox, gang, sắt, thép không gỉ… Những chất liệu này có khả năng nhiễm từ và hấp thụ nhiệt tốt, giúp tiết kiệm năng lượng và đạt hiệu quả cao hơn khi nấu nướng.
Video đang HOT
2. Chọn nồi không đúng loại
Ở các loại nồi, xoong, chảo dùng riêng cho bếp từ và phù hợp để dùng bếp từ, dưới đáy nồi thường sẽ có ký hiệu về chủng loại. Người dùng có thể kiểm tra ký hiệu này để mua được đúng, tránh chọn sai loại, vô tình dẫn tới “mất tiền oan”.
Hãy lật phần đáy nồi, xoong, chảo lên, nếu thấy có ký hiệu cuộn dây điện trở như hình ảnh, tức là sản phẩm hoàn toàn phù hợp để dùng trên bếp từ. Nếu không có, hãy thử hỏi ý kiến của người bán hàng, các đại lý phân phối, và xem xét kỹ và chất liệu của đồ dùng như điều 1.
3. Chọn nồi không vừa với bếp
Nhiều người dùng gặp phải trường hợp khi đi mua nồi, xoong, chảo cho bếp từ song lại vô tình quên mất kích thước của vùng nấu bếp nhà mình. Việc này dẫn tới có thể mua phải các loại nồi quá lớn hoặc quá nhỏ, khi nấu không khớp với vùng nấu.
Nồi quá to sẽ khiến thức ăn không được chín đều, còn nồi quá nhỏ lại gây lãng phí điện năng và tiền của gia chủ. Thông thường, mỗi vùng nấu trên bếp sẽ có những vòng tròn khác nhau, dao động đường kính trong khoảng từ 10 – 26cm. Vì thế, người dùng hãy kiểm tra kỹ kích thước cụ thể của các vùng nấu bếp từ nhà mình. Sau đó mới tiến hành chọn nồi, xoong, chảo có đường kính đáy vừa vặn với con số của đường kính của vùng bếp nấu đó.
Bên cạnh tuân thủ quy tắc 3 không như trên khi chọn nồi, xoong, chảo cho bếp từ, người dùng cũng nên ưu tiên lựa chọn các loại nồi đến từ các thương hiệu uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Các loại nồi, xoong, chảo này được làm từ thành phần nguyên liệu rõ ràng, đặc biệt là các loại có lớp chống dính, đảm bảo không thôi ra các chất gây hại, ảnh hưởng tới sức khỏe các thành viên trong gia đình.
3 thay đổi giúp tôi chấm dứt việc tiêu tiền điên cuồng, trở thành người "nghiện tiết kiệm" chính hiệu
Khoái cảm đến từ việc điên cuồng chi tiêu hóa ra chỉ là một cú lừa.
Ở tuổi 39, tôi bắt đầu suy ngẫm sâu sắc về lối sống cũng thái độ của mình đối với tiền bạc. Tôi từng có thời gian chìm trong niềm vui tiêu tiền như nước. Sau này, tôi mới phát hiện ra rằng kiểu tiêu tiền quá mức này không thể mang lại cảm giác thỏa mãn hay niềm vui dài hạn.
Tôi nhận ra hạnh phúc đích thực không đến từ việc chi tiêu điên cuồng hay hành vi tích lũy của cải vật chất, mà đến từ cảm giác bình yên, biết hài lòng với cuộc sống. Vì vậy, tôi quyết định thay đổi những thói quen, suy nghĩ độc hại của bản thân để hướng tới một lối sống lành mạnh, bền vững hơn.
1 - Tiêu dùng có nhận thức
Đầu tiên, tôi học cách tiêu dùng hợp lý. Thay vì mù quáng chạy theo xu hướng mua sắm, tôi chú ý hơn đến tính thực tế và chất lượng của những món đồ trong giỏ hàng.
Ảnh minh họa
Trước mỗi lần chốt đơn thanh toán, tôi đều tự hỏi mình có thực sự cần món hàng đó hay không. Cách tư duy này giúp tôi kiểm soát chi tiêu của bản thân tốt hơn và tránh việc mua sắm lãng phí, không cần thiết.
2 - Tập trung vào mục tiêu tiết kiệm và đầu tư
Càng có tuổi, cuộc sống càng có nhiều biến cố bất ngờ, không thể lường trước. Những lúc như vậy, nếu trong tay chẳng có đồng nào, thực tình rất là không thể yên tâm mà hít thở.
Tôi đã từng trong hoàn cảnh ấy, và đó chính là lúc tôi hiểu ra việc mục đích của việc tiết kiệm. Tiết kiệm không phải là để trở nên giàu có hay để khoe khoang, tiết kiệm chỉ đơn giản là để chúng ta có thể an tâm sống và tự tin đối mặt với sóng gió cuộc đời.
Nhờ nhận thức ấy, tôi cũng bắt đầu có động lực để tự học kiến thức về đầu tư và quản lý tài chính, sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi làm đòn bẩy, đa dạng hóa nguồn tiền chảy vào tài khoản hàng tháng. Việc này giúp tôi có thêm thu nhập, tăng tỷ lệ tiết kiệm và giảm bớt cảm giác bất an khi nghĩ về tương lai của chính mình.
Ảnh minh họa
Trong suốt quá này, tôi còn phát hiện ra rằng sống thanh đạm không đồng nghĩa với sự đơn điệu và buồn chán.
Thói quen tiết kiệm và đầu tư ở mức độ vừa phải giúp tôi tập trung hơn vào những vấn đề thực sự thiết thực, quan trọng trong cuộc sống. Thay vì chi tiền triệu để mua một chiếc túi hiệu hay tham gia vào một bữa tiệc sang chảnh, tôi sẽ dùng số tiền đó để đầu tư. Đó chính là cách mà thói quen tiết kiệm và tư duy đầu tư đã giúp cuộc sống của tôi trở nên đơn giản nhưng không hề nhàm chán hay tầm thường.
3 - Làm quen với việc "chỉ có một mình"
Ngoài những khoản chi lớn ngoài sức tưởng tượng dành cho việc mua sắm, tôi nhận ra trước đây, mình còn tốn không biết bao nhiêu tiền cho những cuộc vui vô thưởng vô phạt. Tôi từng là kiểu người không thể chịu nổi cảm giác một mình. Thế nên hầu hết các tối trong tuần hay những ngày cuối tuần, tôi đều xuất hiện trong một buổi tiệc tùng, gặp gỡ nào đó - với đám bạn thân hoặc những nhóm người mới quen biết.
Việc này nghe qua thì tưởng rất đơn giản, nhưng thực chất lại vô cùng tốn kém vì chi phí trang điểm, làm tóc, mua quần áo, giày dép. Chỉ đến khi cảm thấy bao nhiêu cuộc vui chơi, gặp gỡ cũng không thể giúp bản thân xua đi nỗi cô đơn, tôi mới bắt đầu học cách một mình. Bằng cách học nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa, đọc sách và ngồi xem phim ở nhà, tôi không chỉ hiểu mình hơn; mà còn tiết kiệm được rất nhiều tiền.
Ảnh minh họa
Chấm dứt thói quen tiêu tiền điên cuồng, giờ đây, tôi không chỉ có tiền tiết kiệm, quỹ phòng thân mà còn có thể tận hưởng niềm vui đơn giản nhưng lại vô cùng bền vững đến từ những thói quen nhỏ thường ngày, là 30 phút tản bộ trong công viên, là bữa tối tự mình chuẩn bị, là bộ phim đang xem dở trên Netflix.
Nhìn chung, giai đoạn chi tiêu điên cuồng trong quá khứ khiến tôi nhận ra rằng niềm vui hay sự thoải mái đến từ việc tiêu tiền là thứ không bền vững. Chỉ bằng cách chi tiêu khôn ngoan, tiết kiệm - đầu tư và sống một cuộc sống đơn giản, hạnh phúc bền vững mới xuất hiện.
7 quy tắc tiết kiệm giúp mẹ tôi để dành được hơn 300 triệu/năm dù chỉ ở nhà làm nội trợ: Từng điều đều khắc nghiệt đến mức khó tin! Mẹ tôi luôn tuân thủ 7 quy tắc này, bà chưa bao giờ "đi quá giới hạn" dù chỉ 1 lần. Nếu trên đời này tồn tại một cuộc thi để tìm ra "Hoa hậu tằn tiện", tôi dám khẳng định mẹ tôi sẽ là người đeo vương miện, hoặc ít nhất, bà cũng phải là Á Hậu 1. Chứ người bình thường...