Người phụ nữ 40 tuổ.i, thích nấu ăn, không theo chủ nghĩa tối giản nhưng bếp luôn gọn gàng quanh năm bằng 3 cách này
Nếu muốn căn bếp của mình trở nên thuận tiện, dễ sử dụng và đẹp mắt, bạn phải cân bằng được tính sống động và cảm giác sạch sẽ, gọn gàng.
Như chúng ta đã biết, nếu đồ dùng không được xử lý đúng cách trong bếp mở sẽ gây phản tác dụng. Nó không những không đạt được hiệu quả về khả năng lưu trữ mà còn tạo ra một cảm giác vô cùng bừa bộn và khó chịu. Đây cũng chính là lý do khiến nhiều người dù yêu thích phong cách bếp mở đến mấy cũng không dám đưa nó vào trong căn nhà của mình.
Song, với Xiaoji (Trung Quốc) thì khác. Cô ấy không phải là người theo chủ nghĩa tối giản, nấu ăn thường xuyên và có rất nhiều món đồ dùng khác nhau trong nhà bếp nhưng căn bếp của Xiaoji lại rất gọn gàng và sạch sẽ. Điều đó đã khiến không ít người tò mò, không biết cô ấy đã làm thế nào để giải quyết được số lượng lớn các món đồ trong căn bếp?
1. Bất cứ thứ gì bạn muốn mang về nhà, phải có điều gì đó chạm đến trái tim bạn
Xiaoji đã thiết lập một bộ “tiêu chuẩn tiếp nhận vật phẩm” cho chính mình và gia đình. Tất cả các vật phẩm vào nhà phải được xác định bởi tính thực tế. Đảm bảo rằng mọi món đồ tính thiết thực còn phải gây hứng cho người dùng.
Về vấn đề này, Xiaoji đặc biệt chú ý đến đồ dùng nhà bếp.
Vì vậy, căn bếp mở áp dụng phương pháp lưu trữ mở để có thể trưng bày từng món đồ yêu thích mà Xiaoji nhìn thấy hàng ngày. Điều này khiến cuộc sống của Xiaoji tràn ngập niềm vui bởi ở mỗi ngóc ngách mà cô ấy nhìn thấy đều mang tới cảm giác thú vị.
“Vào ngày nào đó, cho dù tâm trạng bạn đang không tốt tới đâu, hãy bước vào nhìn rồi chạm nhẹ vào bộ đồ ăn cùng chiếc giỏ đựng đồ yêu thích, tôi cá rằng trái tim bạn sẽ được chữa lành ngay lập tức. Nhờ đó, những lo lắng của bạn sẽ tan biến ngay lập tức!
Khi bạn có tâm trạng vui vẻ, những bữa ăn bạn nấu tự nhiên sẽ có hương vị thơm ngon hơn, đó là một loại phản hồi tích cực”, Xiaoji nói.
Ngoài ra, một số vật dụng không phù hợp với không gian bếp cũng được cô đặt trong giỏ đựng để cất giấu, nhằm tránh bị lộ ra bên ngoài, nhằm đảm bảo tính thẩm mỹ.
2. Tăng tần suất dọn dẹp và giữ mọi thứ gọn gàng
Ngoài việc giữ gìn cho mọi thứ thật gọn gàng, ngăn nắp, những căn bếp mở cũng cần được vệ sinh thường xuyên hơn.
Để có một cuộc sống thoải mái, Xiaoji đặt ra cho mình quy tắc là nhất quyết phải dọn dẹp nhà bếp mỗi ngày.
Nhiều người cho rằng việc này quá mệt mỏi và họ sẽ không thể kiên trì được trong một, hai tuần phải không? Tuy nhiên, Xiaoji đã thực hiện điều này liên tục trong suốt 5 năm mà không cần chút nỗ lực nào.
Theo cô, dọn dẹp nhà bếp không phải là một công việc vất vả mà là việc cần làm để thiết lập thành thói quen và giữ gìn thứ mình yêu thích.
Video đang HOT
“Một trong những nguồn vui mỗi ngày là khi làm công việc dọn dẹp, tôi cũng được chiêm ngưỡng những món yêu thích của mình.
Điều này trở thành một điều thú vị. Chính động lực bên trong đã thôi thúc yooi hành động, và không cần phải có cái gọi là “kiên trì” chút nào”, Xiaoji nói.
Khi Xiaoji đang dọn dẹp, ngoài việc chiêm ngưỡng những món đồ yêu thích của mình, cô ấy cũng sẽ suy nghĩ và điều chỉnh một số chỗ không hợp lý trong bếp.
Ví dụ, đôi khi sẽ có cảm giác thật lãng phí khi vứt đi những chiếc khăn giấy dùng để lau rau củ. Vậy nên cô ấy quyết định sẽ tái sử dụng và cất lại để lau bụi, vết bẩn khi vệ sinh nhà cửa.
Trình tự vệ sinh hàng ngày của Xiaoji là làm sạch bếp và bồn rửa trước, sau đó mới lau bàn làm việc, tủ bếp, v.v.
“Hãy xác định trình tự và thực hiện theo quy trình đã thiết lập để từ đó các hoạt động thực tế có thể hiệu quả hơn rất nhiều”, Xiaoji nói thêm.
Trên thực tế, việc bảo trì nhà bếp của Xiaoji không có bí quyết gì lớn, chỉ là các thói quen vệ sinh đơn giản được thực hiện đều đặn hàng ngày.
“Đừng bao giờ bỏ qua sức mạnh của thói quen. Một khi bạn biến một nhiệm vụ khó khăn nhưng cần thiết thành thói quen, bạn sẽ tránh được nhiều rắc rối hơn”, cô nhấn mạnh.
3. Chọn sản phẩm thân thiện với môi trường để giảm rác thải sinh hoạt
Trong bếp của Xiaoji có một số vật dụng dùng một lần như túi lưới, đũa gỗ, bát nhựa, v.v. Mặc dù những món đồ dùng một lần rồi vứt đi này rất tiện lợi cho cuộc sống hàng ngày của chúng ta nhưng chúng cũng làm tăng thêm gánh nặng cho môi trường xung quanh.
Mặt khác, việc phụ thuộc quá nhiều vào những vật dụng dùng một lần thực chất lại làm tăng thêm gánh nặng cất giữ trong bếp, khiến căn bếp trở nên bừa bộn và mất thẩm mỹ.
Vì vậy, Xiaoji cố gắng hết sức để lựa chọn những món đồ có thể tái chế thay vì những món đồ dùng một lần, từ đó giúp giảm rác thải sinh hoạt, hạn chế tối đa việc sử dụng đồ nhựa và chỉ mua những món đồ phù hợp.
Hãy để tất cả các vật dụng được phát huy hết khả năng sử dụng của nó. Trong suốt 5 năm thực hành các thói quen này, Xiaoji đã nhận ra, đây chính là lối sống lành mạnh, thoải mái và bền vững đáng để mọi người theo đuổi!
Người phụ nữ sống tối giản theo cách không thể đơn giản hơn: Sắp xếp đồ đạc trong nhà theo đúng chuẩn "cắm trại"
Mọi người đều khao khát một lối sống tối giản nhưng không phải ai cũng đủ can đảm để làm điều đó.
Tuy nhiên, Maizi - một nhà thiết kế ở Trung Quốc không chỉ tạo ra phong cách sống tối giản mà còn yêu cầu bản thân phải sử dụng những món đồ theo phong cách cắm trại - nghĩa là dễ dàng di chuyển, tháo rời và nhỏ gọn. Nguyên nhân là do cô thích di chuyển thường xuyên, gần như hai năm một lần.
Giới thiệu về bản thân, cô cho biết mình là người thích di chuyển và muốn sống và trải nghiệm trên nhiều con phố khác nhau để thêm những màu sắc khác nhau cho cuộc sống của mình.
Mới đây, Maizi một mình chuyển đến ngôi nhà 47 năm tuổ.i đời này, có một phòng ngủ và một phòng khách rộng 49m2. Tại đây, cô đã sắp xếp căn nhà theo phong cách tối giản, thu hút được nhiều sự quan tâm của người dùng mạng xã hội.
1. Phòng khách
Ngôi nhà tuy nhỏ nhưng đủ rộng rãi cho Maizi sinh hoạt.
Trong ngôi nhà này, cô chọn đồ nội thất nhẹ nhàng, dễ di chuyển, thậm chí chiếc giường còn là giường gấp theo phong cách cắm trại.
Chiếc giường đơn vừa dùng để ngủ, vừa dùng để ngồi, lại nhỏ gọn và dễ dàng gấp gọn di chuyển này thực sự rất tiện.
Là một freelancer, nhà cũng là nơi làm việc, vì vậy Maizi rất coi trọng việc bố trí địa điểm làm việc.
Trong phòng kê một chiếc bàn, hướng ra cửa sổ kính trong suốt để cô có thể ngắm cảnh đẹp bất cứ lúc nào.
Cạnh bàn làm việc và trên ban công có cây xanh tạo nên khung cảnh ấm áp cho ngôi nhà.
Khi làm việc mệt mỏi, Maizi có thể tưới hoa và bón phân, kết hợp làm việc và nghỉ ngơi, thư giãn các cơ và xương để tái tạo năng lượng cho cơ thể.
Người ta thường nói, chỉ cần bạn sống bằng trái tim thì cuộc sống sẽ đối xử với bạn bằng trái tim. Maizi tuân thủ và thực hiện điều đó như một lẽ sống của chính mình. Có lẽ vì vậy mà căn nhà của cô tuy giản dị nhưng lại rất thoải mái, dễ chịu.
Sau khi chuyển đến, điều Maizi muốn làm nhất là lắp đặt một chiếc tủ nhiều ngăn tại nơi làm việc.
Làm việc trong một không gian như vậy tạo ra cảm giác đắm chìm, giúp cô tập trung hơn vào những nhiệm vụ đầy thử thách.
Những người yêu cuộc sống dường như có một điểm chung: Họ thích nấu nướng. Và cũng vì thích nấu những món ăn ngon nên Maizi có nhiều dụng cụ nhà bếp hơn những món đồ khác.
Những dụng cụ nhà bếp đầy màu sắc và đa dạng được Maizi cất giữ, sắp xếp cẩn thận để căn bếp đông đúc trông không bị bừa bộn.
Các món đồ được cô sắp xếp và cất giữ trong một không gian mở nhưng không hề có cảm giác bừa bộn chút nào.
Là người thích xê dịch và đam mê cắm trại, Maizi cũng lựa chọn sử dụng những bộ đồ ăn uống trong nhà bếp theo phong cách này. Như vậy, một thứ có thể được sử dụng cho nhiều mục đích tốt hơn và không cần phải mua đi mua lại những món đồ có cùng chức năng.
Maizi áp dụng tinh thần tối giản vào từng chi tiết của cuộc sống.
Những món đồ trong nhà đều rất gọn gàng và xếp thẳng vào tủ quần áo.
Nhiều món đồ khác nhau được cất giữ cùng trong 1 chiếc tủ lưu trữ nhưng vẫn rất ngăn nắp.
Cô yêu thích các hoạt động ngoài trời và những món đồ cắm trại chính là "vật phẩm tinh thần" của cô.
Ngay cả những vật dụng được sử dụng hàng ngày trong phòng tắm cũng được cất giữ gọn gàng.
Sự thống nhất về thị giác và không gian đa phần là màu trắng khiến người ta cảm thấy đơn giản, sảng khoái và vô cùng thoải mái. Đây là lý do tại sao mọi người đều yêu thích cuộc sống đơn giản theo chủ nghĩa tối giản.
Từ những món đồ trong nhà Maizi, chúng ta có thể hình dung được thế giới nội tâm của Maizi: Dù có ít đồ nhưng Maizi có tâm hồn và trái tim giàu có. Maizi cho biết, từ ngày áp dụng lối sống tối giản vào cuộc sống, cô không còn rơi vào những xích mích nội tâm vô tận về những món đồ mà chỉ tập trung vào những thứ mình yêu thích. Cuộc sống của cô nhờ đó mà trở nên đẹp đẽ, thơ mộng hơn rất nhiều.
Chia sẻ của người phụ nữ 45 tuổ.i: Sau 1 năm sống tối giản, tôi ngày càng tiết kiệm và yêu bản thân hơn Là một người phụ nữ 45 tuổ.i, tôi quyết định áp dụng phương pháp "cắt đứt", tước bỏ quá nhiều của cải vật chất và những lo lắng không cần thiết trong cuộc sống. Một năm qua, tôi dần dần nhận ra mình ngày càng yêu quý bản thân mình hơn, đây là cảm giác tôi chưa từng có trước đây. Trước khi...