Quy mô thị trường trái phiếu ngày càng lớn
Thị trường chứng khoán với sự phát triển của thị trường trái phiếu đã trở thành kênh huy động vốn quan trọng cho Chính phủ và doanh nghiệp.
Vốn hóa thị trường cổ phiếu đã tăng mạnh trong vòng 13 năm qua. Ảnh Internet.
Theo số liệu mới nhất từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), vốn hóa thị trường cổ phiếu đã tăng mạnh trong vòng 13 năm qua, từ mức 22% GDP năm 2006 lên mức 81,7% GDP tính đến cuối tháng 9/2019.
Nếu vào thời điểm 2006, tính cả 2 sở giao dịch chứng khoán chỉ có 192 doanh nghiệp niêm yết thì đến cuối tháng 9/2019, thị trường đã có 749 cổ phiếu niêm yết; 856 cổ phiếu đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM, mức vốn hóa thị trường đạt 4,5 triệu tỷ đồng (tương đương 196 tỷ USD).
Bên cạnh thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu đã thực sự phát triển, trở thành kênh huy động vốn quan trọng cho Chính phủ.
Theo số liệu từ UBCKNN, đến hết quý III/2019, quy mô thị trường trái phiếu chính phủ đã đạt 27,9% GDP, trong đó phần niêm yết chiếm 20,6% GDP. Kỳ hạn phát hành trái phiếu chính phủ đã tăng từ 3,43 năm 2013 lên mức bình quân 13,5 năm trong 9 tháng đầu năm nay và từ mấy năm nay, Việt Nam đã có thể phát hành trái phiếu chính phủ với kỳ hạn lên tới 30 năm.
Bên cạnh đó, thị trường trái phiếu doanh nghiệp cũng đã bắt đầu phát triển với tốc độ nhanh. Trong mấy năm trở lại đây, từ mức 2,47% năm 2012 lên 10,4% GDP ở thời điểm hiện tại.
Video đang HOT
Theo UBCKNN, với mục tiêu cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước mạnh mẽ của Chính phủ, mặc dù đã có chuyển biến tích cực trong giai đoạn trước, song giai đoạn 2019 – 2020, số lượng các doanh nghiệp Nhà nước cần phải hoàn thành cổ phần hóa còn rất lớn.
Để thúc đẩy tiến trình này, mới đây, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành quyết định phê duyệt danh mục doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa đến hết năm 2020, trong đó có một số doanh nghiệp lớn như: Ngân hàng Agribank, Tổng công ty Viễn thông MobiFone, Tập đoàn Hóa chất…
Bên cạnh đó, việc Việt Nam ký kết hiệp định thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (IPA) với Liên minh châu Âu (EU) sẽ giúp Việt Nam có thêm nhiều cơ hội để phát triển trong dài hạn.
Hiện nay, khuôn khổ pháp lý cho thị trường chứng khoán đang được tiếp tục hoàn thiện với Dự thảo Luật Chứng khoán sửa đổi dự kiến trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8 cùng các văn bản hướng dẫn đi kèm chắc chắn sẽ tạo ra một môi trường đầu tư cởi mở, công khai, minh bạch hơn, tạo ra nhiều cơ hội cho tất cả các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Thùy Linh
Theo Haiquanonline.com.vn
Khối ngoại sàn HoSE bán ròng tuần thứ 5 liên tiếp, 'xả' mạnh bộ ba cổ phiếu họ 'Vin'
Khối ngoại trên HoSE bán ròng 5 tuần phiên tiếp với tổng giá trị là 2.171 tỷ đồng. Khối ngoại sàn UPCoM mua ròng 20 tuần liên tiếp đạt 945 tỷ đồng. Bộ ba cổ phiếu họ "Vin" là VIC, VRE và VHM bị khối ngoại bán ròng mạnh.
Thị trường tiếp tục biến động giằng co tích lũy với nền thanh khoản thấp trong tuần từ 14-18/10. Chốt phiên giao dịch cuối tuần, VN-Index đứng ở mức 989,2 điểm, tương ứng giảm 0,27% so với tuần trước đó. HNX-Index duy trì được sắc xanh nhẹ với mức tăng 0,21% lên 105,48 điểm.
Điểm tích cực trong tuần là việc khối ngoại quay trở lại mua ròng dù giá trị không lớn. Tính trên toàn thị trường, khối ngoại mua vào 68,9 triệu cổ phiếu, trị giá 2.339,8 tỷ đồng, trong khi bán ra 70 triệu cổ phiếu, trị giá 2.325,2 tỷ đồng. Tổng khối lượng bán ròng đạt 1,25 triệu cổ phiếu, nhưng tính về giá trị khối ngoại đã mua ròng 14,6 tỷ đồng.
Ở sàn HoSE, khối ngoại có tuần bán ròng thứ 5 liên tiếp, nhưng giá trị bán ròng giảm 34% so với tuần trước đó và đạt 145 tỷ đồng, tương ứng khối lượng bán ròng là 6,9 triệu cổ phiếu. Sau 5 tuần vừa qua, khối ngoại sàn HoSE đã bán ròng tổng cộng 2.171 tỷ đồng.
VNM đươc khối ngoại sàn HoSE mua ròng mạnh nhất với giá trị đạt 91,5 tỷ đồng. Tiếp sau đó, VCB được mua ròng hơn 83,5 tỷ đồng. CCQ ETF nội E1VFVN30 được khối ngoại mua ròng hơn 60,7 tỷ đồng. Trong khi đó, VIC bị bán ròng mạnh nhất sàn HoSE với giá trị đạt 177 tỷ đồng, trong đó, khối ngoại bán ròng hơn 171,8 tỷ đồng cổ phiếu này thông qua phương thức thỏa thuận. Bên cạnh VIC thì hai cổ phiếu họ '"Vin" khác là VRE và VHM cũng bị khối ngoại bán ròng mạnh với lần lượt 86 tỷ đồng và 66 tỷ đồng.
Trên sàn HNX, khối ngoại bất ngờ mua ròng mạnh 118 tỷ đồng, tương ứng khối lượng mua ròng đạt gần 4 triệu cổ phiếu.
PVI đứng đầu danh sách mua ròng của khối ngoại sàn HNX với giá trị đạt 128 tỷ đồng. Hầu hết giao dịch của khối ngoại đối với cổ phiếu PVI được thực hiện trong phiên 15/10. Tại phiên hôm đó, PVI có giao dịch thỏa thuận hơn 4,3 triệu cổ phiếu ở mức giá sàn, trị giá gần 128 tỷ đồng. Trước đó, quỹ ngoại HDI Global SE thông báo đăng ký mua thêm 4,4 triệu cổ phiếu CTCP PVI (HNX: PVI) với mục đích đầu tư. Giao dịch dự kiến được thực hiện từ 14/10 đến 12/11 thông qua phương thức thỏa thuận và khớp lệnh.
Đứng thứ 2 trong danh sách mua ròng của khối ngoại sàn HNX là PVS với giá trị đạt hơn 3,2 tỷ đồng.
Chiều ngược lại, NTP bị khối ngoại bán ròng mạnh nhất sàn HNX với giá trị đạt 7,8 tỷ đồng. NET và CEO bị bán ròng lần lượt 5,6 tỷ đồng và 4,2 tỷ đồng.
Ở sàn UPCoM, khối ngoại tiếp tục mua ròng hơn 41 tỷ đồng, tương ứng khối lượng mua ròng là 711.495 cổ phiếu, đây cũng là tuần mua ròng thứ 20 của khối ngoại ở sàn này với tổng giá trị đạt hơn 945 tỷ đồng.
QNS được khối ngoại sàn UPCoM mua ròng mạnh nhất với 13 tỷ đồng. ACV đứng sau với giá trị mua ròng là 10,7 tỷ đồng. Hai mã VEA và VTP đều được mua ròng hơn 6 tỷ đồng. Trong khi đó, BSR bị bán ròng mạnh nhất với 7,8 tỷ đồng.
Bình An
Theo NDH
Bất chấp sự cố, cổ phiếu của Công ty Nước sạch Sông Đà vẫn đi lên Trái ngược với dự đoán, trong khi cả xã hội đang "nóng" lên về sự ô nhiễm chất lượng nguồn nước thì giá của cổ phiếu của Công ty Nước sạch Sông Đà vẫn đi lên. Nhà máy nước Sông Đà tại Kỳ Sơn, Hòa Bình. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam ) Công ty Cổ phần đầu tư nước sạch sông Đà có mã chứng...