Quý IV, lường sớm khả năng lãi suất tăng
Biến động lãi suất trên thị trường tiền tệ luôn có mối liên hệ tức thời với diễn biến trên thị trường chứng khoán. Lãi suất tăng sẽ làm tăng sức hút dòng tiền vào ngân hàng và đây được cho là một trong những yếu tố tác động tiêu cực đến thị trường chứng khoán. Tuy vậy, nhiều chuyên gia cho rằng, quý IV, chứng khoán Việt không chịu ảnh hưởng nhiều bởi sự nóng lên của lãi suất và tỷ giá.
Từ việc FED nâng lãi suất lần 3…
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã nâng lãi suất từ mức 2% lên 2,25% vào ngày 26/9/2018. Đây là lần nâng lãi suất thứ 3 trong năm 2018 và là lần thứ 8 kể từ tháng 12/2015. Trước khi nâng lãi suất, Fed đưa ra thông điệp khá lạc quan về triển vọng kinh tế Mỹ.
Với tỷ lệ thất nghiệp ổn định ở mức thấp nhất trong gần 20 năm (3,9%), trong khi lạm phát ở mức mục tiêu 2%, Fed nâng dự báo tăng trưởng GDP của Mỹ năm 2018 lên 3,1% từ mức 2,8%.
Năm 2019, Fed nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ lên 2,5% từ mức dự báo trước đây là 2,4%. Fed cũng liên tục đưa ra các thông điệp cho biết, cơ quan này sẽ kiên định với chính sách thắt chặt tiền tệ để đưa lãi suất về mức cân bằng.
Quan sát động thái của Fed, Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI) cho rằng, xác suất Fed nâng lãi suất lần thứ 4 vào tháng 12/2018 là khá cao. Hiện tại, lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm đã vượt ngưỡng 3% và duy trì khá vững ở ngưỡng này.
Cả lãi suất kho bạc nhà nước và lãi suất Fed công bố đều là những thông tin quan trọng mà nhà đầu tư thường theo dõi chặt chẽ để dự báo diễn biến TTCK.
Ông Anirban Lahiri, Giám đốc Phân tích Công ty Chứng khoán VNDIRECT nhận định, căng thẳng thương mại Mỹ – Trung có thể khiến Fed đẩy nhanh tốc độ tăng lãi suất trong thời gian tới. Trong khi đó, lợi suất tín phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ đã ghi nhận tăng lên 3,232%.
Đây là mức cao nhất trong 7 năm qua. Khi sức hấp dẫn của thị trường Mỹ lớn lên, các thị trường mới nổi và cận biên dễ bị ảnh hưởng mà chứng khoán Việt Nam không phải ngoại lệ.
Video đang HOT
Theo đó, thị trường có thể sẽ còn điều chỉnh và không loại trừ khả năng hệ số P/E (giá trên thu nhập) có thể giảm về mức 15 – 16 lần trong năm 2019.
Trong góc nhìn của Công ty Chứng khoán MB (MBS), giai đoạn tiền rẻ trên toàn cầu đã qua. Có gần 40 ngân hàng trung ương trên thế giới đã tăng lãi suất và dự báo tiếp tục tăng.
Tại Việt Nam, MBS cho rằng, lãi suất và tỷ giá tăng sẽ có tác động lên TTCK, nhưng điều này không quá lớn, bởi diễn biến tỷ giá và lãi suất ngắn hạn thường được phản ánh, chiết khấu từ trước.
Tỷ giá, lãi suất tăng có làm giảm sức hấp dẫn của chứng khoán?
Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy, tăng trưởng tín dụng 9 tháng đầu năm đạt 9,52%, thấp hơn nhiều so với mức tăng 12,16% cùng kỳ năm 2017 và thấp nhất trong 4 năm trở lại đây. So với cùng kỳ năm trước, tăng trưởng tín dụng hiện vào khoảng 14% tính theo năm. Đây là mức thấp nhất kể từ năm 2015.
Theo Công ty Chứng khoán VNDIRECT, lãi suất liên ngân hàng đã tăng mạnh trong quý III/2018, nhưng vẫn có thể tăng trong quý IV. Thực tế, tình trạng lãi suất ở mức cao vào 2 quý cuối năm cũng đã từng xuất hiện ở nhiều năm trước.
Tỷ giá sẽ tác động đến lãi suất liên ngân hàng, tuy vậy biến động lãi suất trong quý IV sẽ được kiểm soát tốt hơn so với quý III, ít nhất là ổn định đến hết tháng 11/2018.
- Ông Trần Minh Hoàng, Trưởng phòng Phân tích, Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS)
Tuy vậy, chỉ khi mức lãi suất liên ngân hàng vượt 6%/năm (trung bình trong nhiều năm qua) mới có ảnh hưởng nhất định đến những cân đối vĩ mô lớn. Hơn nữa, lãi suất còn chịu ảnh hưởng từ áp lực lạm phát đang gia tăng nên theo VNDIRECT, lãi suất nhiều khả năng tiếp tục tăng trong thời gian tới, nhưng sẽ không quá cao do chính sách điều hành của Chính phủ.
Hơn nữa, trong thời điểm USD đang mạnh lên, Ngân hàng Nhà nước sẽ phải tiếp tục giảm lượng vốn trên thị trường và tăng lãi suất để kiềm chế tỷ giá.
Tỷ giá USD/VND được ghi nhận tăng khá mạnh trong quý III/2018, đặc biệt là trong tháng 7, cùng với những tín hiệu tăng của USD và lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ.
Khi tỷ giá USD/VND nhích dần, nhiều người dân và cả doanh nghiệp có xu hướng tích lũy USD, không đưa vào hệ thống ngân hàng do lãi suất bằng 0%/năm. Để cân bằng tỷ giá, bên cạnh các giải pháp khác, Ngân hàng Nhà nước đã bán mạnh USD, hút bớt tiền đồng về, góp phần khiến lãi suất liên ngân hàng tăng.
Ông Trần Minh Hoàng, Trưởng phòng Phân tích, Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) cho rằng, tỷ giá sẽ tác động đến lãi suất liên ngân hàng, tuy vậy biến động lãi suất trong quý IV sẽ được kiểm soát tốt hơn so với quý III, ít nhất là ổn định đến hết tháng 11/2018.
Công ty Chứng khoán BIDV (BSC) nhận định, tỷ giá sẽ có nhịp tăng nhẹ trong quý IV khi các hiệu ứng thông tin giữa việc Fed tăng lãi suất, chiến tranh thương mại Mỹ – Trung và chính sách tỷ giá của đồng Nhân dân tệ tiếp tục tác động lên USD.
Do áp lực lạm phát gia tăng và mức lãi suất liên ngân hàng ở tất các kỳ hạn có xu hướng hồi phục, khả năng lãi suất sẽ tiếp tục nhích lên trong quý IV.
Quan sát TTCK, ông Lê Đức Khánh, Giám đốc chiến lược, Công ty Chứng khoán Dầu khí (PSI) cho rằng, dòng tiền tích lũy trên thị trường vẫn tương đối cao và đang chờ cơ hội để vào chứng khoán. Đây là động lực giúp TTCK có thể vững bước, dù tỷ giá và lãi suất đang và sẽ có xu hướng tăng trong giai đoạn cuối năm.
Hoàng Minh
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Lực bán tháo tăng vọt, VN-Index chìm trong sắc đỏ
Giới tài chính và nhà đầu tư ngày hôm nay (11/10) đã phải chứng kiến thị trường chứng khoán rơi vào tình trạng "hoảng loạn" khi chịu áp lực rút vốn từ xu hướng rút vốn chung trên toàn cầu.
Chứng khoán Việt bị ảnh hưởng từ trạng thái bán tháo cổ phiếu trên thị trường thế giới kéo dài từ phiên tối qua. Ảnh: AFP/TTXVN.
VN-Index từ mức 1.200 điểm giờ giảm chỉ còn 945,89 điểm, mức thấp nhất kể từ cuối tháng 7/2018. Thanh khoản cũng giảm chỉ còn khoảng 40-50% so với thời kỳ đỉnh cao. Ngay khi mở cửa thị trường, lực bán tháo đã tăng mạnh trên diện rộng khiến hầu hết các cổ phiếu chìm trong sắc đỏ giảm giá.
Kết thúc phiên ngày 11/10, VN-Index giảm 48,07 điểm. Toàn sàn có 30 mã tăng, 300 mã giảm và 21 mã đứng giá. VN30-Index, chỉ số đại diện cho nhóm 30 cổ phiếu vốn hóa lớn, cũng giảm hơn 46 điểm (4,79%) còn 920 điểm. Cụ thể: rổ VN30 ghi nhận 16 cổ phiếu giảm giá so với phiên sáng và có 11 mã cải thiện. Không có mã nào đủ sức phục hồi về tham chiếu nhưng cũng bớt giảm một chút.
Những mã giảm sàn lúc đóng cửa gồm: VPB, SSI, STB, REE, MSN, GMD, GAS, CTG, BMP, HSG. Về trụ có VPB, MSN, GAS và CTG là ảnh hưởng mạnh. Cả 4 cổ phiếu này thực tế đã có một nhịp phục hồi ở phiên chiều, nhưng về cuối lại bị ép chặt xuống giá sàn.
Với mức giảm mạnh hôm nay, hơn 150.000 tỷ đồng vốn hóa (khoảng 6,5 tỷ USD) đã bị xóa tan khỏi sàn HOSE.
Tại sàn Hà Nội, HNX-Index giảm 6,59 điểm (-5,79%) xuống 107,17 điểm. Toàn sàn có 28 mã tăng, 159 mã giảm và 40 mã đứng giá.
Thị trường sụt giảm mạnh đi kèm với việc thanh khoản tăng vọt so với các phiên trước tổng khối lượng giao dịch tại 2 sàn niêm yết đạt 455 triệu cổ phiếu, trị giá 9.200 tỷ đồng, trong đó, giao dịch thỏa thuận chỉ chiếm 450 tỷ đồng.
Nhà đầu tư nước ngoài cũng góp phần nhất định vào việc gia tăng sức ép từ phía bán. Tổng giá trị bán của khối này ở hai sàn đã tăng khoảng 14% so với hôm qua. Tuy nhiên bên mua cũng tăng tốt nên giá trị bán ròng là 269,2 tỷ đồng, giảm hơn 1/3 so với phiên hôm qua.
Thanh khoản phiên chiều không sôi động như buổi sáng nhưng vẫn đạt mức rất cao là 3.200 tỷ đồng. Nhờ đó cả ngày, tổng giá trị khớp lệnh vọt lên 8.728 tỷ đồng, mức cao nhất kể từ đầu năm.
Minh Phương/Báo Tin tức
Cơ hội nào khi VN-Index tái chinh phục 1.000 điểm? Thị trường trong nước được kỳ vọng sẽ đi lên trong trung và dài hạn. Tuy vậy, trong ngắn hạn, VN-Index phải vượt qua ngưỡng kháng cự trước mắt là mốc 1.000 điểm. "VN-Index sẽ vượt mốc 1.000 điểm và tiến xa" Trong những phiên giao dịch gần đây, chỉ số VN-Index nhiều thời điểm đã tiến sát mốc 1.000 điểm, nhưng cuối...