Quý III/2020, Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) có lãi
Ông Bùi Minh Tiến, Tổng giám đốc CTCP Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR – UPCoM), cho biết, trong quý III/2020, mặc dù Nhà máy ngừng hoạt động để thực hiện bảo dưỡng tổng thể gần 2 tháng, Công ty vẫn có lợi nhuận, chấm dứt giai đoạn lợi nhuận âm của 2 quý đầu năm.
Ngày 25/9, đoàn công tác của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) do ông Lê Mạnh Hùng – Tổng giám đốc PVN làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với BSR về bảo dưỡng tổng thể lần 4 và tình hình sản xuất kinh doanh năm 2020.
Báo cáo về bảo dưỡng tổng thể lần 4, Phó tổng giám đốc BSR Bùi Ngọc Dương cho biết, BSR thực hiện bảo dưỡng tổng thể trong bối cảnh gặp rất nhiều khó khăn về dịch Covid-19 và ảnh hưởng của thời tiết, mưa bão.
Tuy nhiên, bằng nỗ lực và sự đồng lòng, quyết tâm cao của BSR và các nhà thầu, tính đến hôm nay bảo dưỡng tổng thể lần 4 đã cơ bản hoàn thành, đạt 99,8%, chỉ còn một số hạng mục công việc nhỏ nhà thầu sẽ thực hiện xong trong ngày 26/9.
Buổi làm việc của Tập đoàn Dầu khí với BSR
Video đang HOT
Về tình hình sản xuất kinh doanh 9 tháng, Tổng giám đốc BSR Bùi Minh Tiến cho biết, do ảnh hưởng tiêu cực từ tác động kép của dịch bệnh Covid-19 và giá dầu giảm đã ảnh hưởng rất lớn đến tình hình sản xuất kinh doanh của BSR.
BSR đã triển khai ngay các giải pháp để ứng phó với tác động kép trên bằng những giải pháp cụ thể như tối ưu hóa sản xuất, bám sát thị trường để điều chỉnh chế độ vận hành phù hợp; tiết giảm chi phí, đàm phán với các nhà cung cấp dầu thô điều chỉnh lùi/giãn lịch tiếp nhận…
Tổng cộng số tiền tiết giảm và tối ưu hóa các hoạt động sản xuất kinh doanh, tài chính đạt khoảng 2.500 tỷ đồng.
Quý IV, BSR tiếp tục triển khai quyết liệt các biện pháp phòng chống dịch Covid-19; tập trung vận hành Nhà máy ở công suất tối ưu; cập nhật, phân tích và bám sát thị trường để có những giải pháp sản xuất kinh doanh phù hợp, kịp thời; tiếp tục thực hiện công tác tiết giảm chi phí sản xuất, chi phí quản lý, bán hàng, đảm bảo dòng tiền; chuẩn bị, đàm phán và tổ chức mua dầu thô, bán sản phẩm cho 6 tháng đầu năm 2021.
Âm vốn lưu động và lỗ lũy kế, BSR nói gì khi kiểm toán nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục của 1 công ty con?
BSR là một trong những doanh nghiệp lỗ nặng nhất trên sàn trong nửa đầu năm 2020 với khoản lỗ ròng lên đến 4.255 tỷ đồng.
Ảnh minh họa.
Bên cạnh khoản lỗ nặng nửa đầu năm 2020, báo cáo tài chính (BCTC) kiểm toán hợp nhất giữa niên độ của CTCP Lọc Hóa dầu Bình Sơn (mã BSR) còn tồn tại ý kiến nhấn mạnh của kiểm toán về những vấn đề dẫn đến nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục của CTCP Nhiên liệu sinh học dầu khi miền Trung (BSR-BF, công ty con của BSR).
Theo giải trình, tại thời điểm BSR lập BCTC kiểm toán hợp nhất giữa niên độ, BCTC giữa niên độ của BSR-BF, đơn vị vận hành Nhà máy Nhiên liệu sinh học Dung Quất (Bio Ethanol Dung Quất) được lập trong giả định hoạt động liên tục.
Cụ thể, tại ngày 30/6, BSR-BF có nợ phải trả ngắn hạn vượt quá tại sản ngắn hạn với số tiền khoảng 997 tỷ đồng, lỗ lũy kế khoảng 1.085 tỷ đồng. Khả năng hoạt động liên tục của BSR-BF phụ thuộc vào khả năng tái hoạt động sản xuất của Nhà máy, các hoạt động tài chính từ cổ đông cũng như lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trong tương lai.
Do đó, HĐQT và Ban Giám đốc BSR đánh giá các kế hoạch hoạt động và tài chính của BSR-BF bao gồm hợp đồng hợp tác với một số đối tác để khởi động lại hoạt động Nhà máy và cho rằng BCTC của BSR-BF theo nguyên tắc hoạt động liên tục là phù hợp.
Trở lại với BSR, đơn vị này là một trong những doanh nghiệp lỗ nặng nhất trên sàn trong nửa đầu năm 2020 với khoản lỗ ròng lên đến hơn 4.255 tỷ đồng, trong khi nửa đầu năm 2019 lãi hơn 704 tỷ đồng.
Theo giải trình từ phía công ty, ngoài việc chịu tác động xấu bởi giá dầu thô và sản phẩm, BSR còn chịu tác động bởi dịch Covid-19, giãn cách xã hội đã làm nhu cầu các sản phẩm lọc hóa dầu giảm rất mạnh, đồng thời khoảng chênh lệch giữa giá dầu thô và giá các sản phẩm chính cũng thu hẹp rất nhiều so với cùng kỳ năm trước.
Về kế hoạch cho năm 2020, BSR dự kiến sản lượng đạt 5,56 triệu tấn, tương ứng doanh thu dự kiến 80.685 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế ước đạt 1.185 tỷ đồng, giảm gần 60% so với thực hiện năm 2019. Với kết quả kém sắc nửa đầu năm, khả năng hoàn thành kế hoạch lợi nhuận của BSR vẫn còn bỏ ngỏ.
Dù vậy, đây là kịch bản kinh doanh với giả định giá dầu ở mức 60 USD/thùng. HĐQT đã trình và được cổ đông thông qua ủy quyền xem xét điều chỉnh kế hoạch khi có đủ thông tin về ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 và giá dầu giảm.
Trong một diễn biến khác, ĐHĐCĐ thường niên 2020 BSR đã thông qua kế hoạch sẽ niêm yết cổ phiếu lên HNX trong năm 2020 khi đủ điều kiện. Thời gian cụ thể sẽ do HĐQT quyết định. Bên cạnh đó, ban lãnh đạo cũng đặt trọng tâm thực hiện thoái vốn của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) tại BSR trong năm 2020. Hiện cổ đông nhà nước sở hữu 92,12% cổ phần tại BSR.
HDI nắm quyền quản trị: Thoái vốn nhà nước tại PVI vào thế khó Việc HDI có tiếng nói quyết định tới 53,92% cổ phần và thông qua đó nắm quyền quản trị tại Công ty cổ phần PVI có thể ảnh hưởng không nhỏ tới đợt thoái vốn nhà nước đang được thực hiện tại doanh nghiệp này. PVI là doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả và có tiềm năng lớn. Doanh nghiệp tốt vẫn không...