Quý III/2018, lợi nhuận của Phong Phú (PPH) giảm mạnh
Trong quý III/2018, trong khi doanh thu tăng trưởng khá tốt, thì lợi nhuận của Tổng CTCP Phong Phú (mã UPCoM: PPH) lại có mức giảm mạnh.
Cụ thể, theo báo cáo tài chính quý III/2018, trong quý vừa qua, PPH đạt doanh thu 901,7 tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuees chỉ đạt 54,7 tỷ đồng, giảm 22% so với cùng kỳ.
Lũy kế 9 tháng đầu năm 2018, PPH đạt doanh thu 2.412,7 tỷ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2017; lợi nhuận sau thuế đạt 160 tỷ đồng, tăng 4,5% so với cùng kỳ.
Cũng theo báo cáo tài chính quý III/2018, đến ngày 30/9/2018, PPH có khoản đầu tư tài chính dài hạn là 651 tỷ đồng và dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn là 23 tỷ đồng.
Giải trình về nguyên nhân lợi nhuận giảm mạnh vào quý III/2018, PPH cho biết, chi phí nguyên vật liệu đầu vào quý III/2018 tăng so với cùng kỳ năm trước, cổ tức và lợi nhuận được chia từ các công ty góp vốn đầu tư trong quý III/2018 giảm so với cùng kỳ và tỷ giá tăng làm phát sinh lỗ chênh lệch tỷ giá (quý III/2017 không có khoản lỗ này).
Tổng CTCP Phong Phú hiên có vốn điều lệ 746 tỷ đồng, cổ đông lớn nhất là Tập đoàn Dệt may ( Vinatex). PPH hoạt động đa ngành trên nhiều lĩnh vực, nhưng chủ yếu là lĩnh vực dệt may và bất động sản.
Phong Phú hiện là công ty mẹ của Công ty cổ phần Dệt Đông Nam (60,99%), CTCP Dệt may Nha Trang (51,97%), CTCT Thương mại và Sản xuất Phú Trà (60,74%), Công ty TNHH Linen Supply Services (60%) và CTCP Dệt may Quảng Phú (71%).
Video đang HOT
Bên cạnh đó, PPH liên doanh, liên kết với 10 công ty khác, trong đó đáng chú ý là “ mỏ vàng” Coats Phong Phú. Đây là liên doanh của PPH (tỷ lệ sở hữu 35%) với Coats Plc. ( Anh Quốc), có vốn điều lệ 243 tỷ đồng, chuyên sản xuất chỉ may cao cấp phục vụ cho hàng may mặc và giày da xuất khẩu, mỗi năm mang về cho PPH hàng trăm tỷ đồng cổ tức.
Trước đây, PPH đã từng gây xôn xao dư luận về vụ sáp nhập 2 công ty con là CTCP Dệt gia dụng Phong Phú và CTCP Dệt vải Phong Phú.
Bùi Trang
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
inatex doanh thu khủng, lãi lớn vẫn bị ý kiến ngoại trừ
Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex, mã chứng khoán VGT) đạt 36.409 tỷ đồng doanh thu trong khoảng thời gian từ tháng 1 - 9/2018.
Báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh 9 tháng đầu năm của Vinatex cho thấy doanh thu trong tháng 9 của tập đoàn này ước đạt trên 4.478 tỷ đồng, thấp hơn 9.6% so với tháng trước nhưng vẫn tăng trưởng 21,4% so với cùng kỳ.
Đóng cửa phiên giao dịch hôm 5/10, cổ phiếu VGT của Vinatex đang giao dịch mức 13.400 đồng/cổ phiếu.
Lũy kế 9 tháng Vinatex đạt doanh thu 36.409 tỷ đồng, tăng trưởng 10% so cùng kỳ và thực hiện gần 75,5% kế hoạch năm.
Cũng theo thống kê tài chính của Vinatex, 9 tháng đầu năm, toàn tập đoàn đã tiêu thụ được 108.061 tấn sợi, tăng trưởng 6,1%, 114,35 triệu m2 vải các loại, tăng trưởng 16,7%, và 191 triệu sản phẩm may các loại,tăng trưởng 4,1%.
Giá trị kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu của toàn tập đoàn tăng nhẹ so với cùng kỳ, lần lượt đạt 2.04 tỷ USD và 953,9 triệu USD.
Kế hoạch 2018, Vinatex đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 2,98 tỷ USD, trong khi kim ngạch xuất khẩu đạt 1,34 tỷ USD.
Dù doanh thu tăng trưởng khá cao, lãi lớn song Vinatex vẫn bị kiểm toán đưa ra một loạt ý kiến nhấn mạnh.Trước đó, theo báo cáo tài chính bán niên đã soát xét, Vinatex ghi nhận doanh thu hơn 9.392 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế hơn 457,6 tỷ đồng trong nửa đầu 2018.
Cụ thể, kiểm toán cho biết Vinatex đang ghi nhận khoản đầu tư vào Công ty TNHH Coats Phong Phú - công ty liên kết, được hạch toán theo phương pháp vốn chủ sở hữu, với giá trị ghi sổ gần 437 tỷ đồng, trên bảng cân đối kế toán hợp nhất tại ngày 30/6/2018.
Phần sở hữu của Vinatex trong lợi nhuận sau thuế cho kỳ 6 tháng kết thúc ngày 30/6 của Coats Phong Phú hơn 83 tỷ đồng, đang được ghi nhận trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất của Vinatex cho kỳ 6 tháng kết thúc cùng ngày.
Tuy nhiên, kiểm toán không được tiếp cận với các sổ sách và chứng từ kế toán của Coats Phong Phú cũng như không được trao đổi thông tin với đơn vị kiểm toán của công ty liên kết này nên không thể thực hiện được các thủ tục soát xét cần thiết đối với những vấn đề trên.
Trước đó, tại báo cáo soát xét và báo cáo kiểm toán của đơn vị kiểm toán về báo cáo hợp nhất giữa niên độ cho kỳ 6 tháng kết thúc ngày 30/6/2017 và báo cáo tài chính hợp nhất cho năm kết thúc ngày 31/12/2017, kiểm toán viên đã đưa ra kết luận và ý kiến ngoại trừ liên quan đến những vấn đề trên.
Vinatex cho hay, Coats Phong Phú là công ty liên kết của Tổng CTCP Phong Phú (công ty con của Vinatex). Trong đó, Tổng CTCP Phong Phú sở hữu 35% vốn điều lệ. Khi hợp nhất báo cáo tài chính, Vinatex ghi nhận khoản đầu tư vào Coats Phong Phú theo phương pháp vốn chủ sở hữu, với giá trị ghi sổ 437 tỷ đồng trên bảng cân đối kế toán hợp nhất ngày 30/06/2018.
Phần sở hữu của Vinatex trong lợi nhuận sau thuế cho kỳ 6 tháng kết thúc ngày 30/6/2018 của Coats Phong Phú là 83 tỷ đồng đang được ghi nhận trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất của Vinatex cho kỳ 6 tháng kết thúc ngày cùng ngày.
Do mức độ ảnh hưởng trọng yếu của Coats Phong Phú đến báo cáo tài chính hợp nhất của Vinatex nên tập đoàn đã đề nghị Tổng CTCP Phong Phú và Coats Phong Phú cho phép đơn vị kiểm toán KPMG soát xét các tài liệu liên quan đến công tác kiểm toán báo cáo tài chính cho kỳ 6 tháng kết thúc ngày 30/06/2018 của Coats Phong Phú.
Tuy nhiên, đến ngày 29/08/2018 là thời điểm phát hành báo cáo soát xét bán niên 2018 của VGT theo hạn định, KPMG vẫn chưa tiếp cận được các sổ sách và chứng từ kế toán của Coats Phong Phú cũng như không được trao đổi thông tin với đơn vị kiểm toán của công ty liên kết này.
Do không thể thực hiện được các thủ tục soát xét cần thiết đối với khoản đầu tư vào Coats Phong Phú, kiểm toán đã đưa ra ý kiến ngoại trừ về các ảnh hưởng có thể có của Coats Phong Phú đến báo cáo tài chính hợp nhất cho kỳ 6 tháng kết thúc ngày 30/06/2018 của Vinatex.
Ngoài ra, kiểm toán cũng đưa ra một loạt ý kiến nhấn mạnh liên quan đến chênh lệch tỷ giá hối đoái cũng như khoản định giá lại đầu tư tài chính tại thời điểm chuyển sang hình thức công ty cổ phần.
HÒA BÌNH
Theo vtc.vn
Chậm đưa cổ phiếu lên sàn, May Đáp Cầu bị phạt 350 triệu đồng Ngày 25/10/2018, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Tổng công ty cổ phần May Đáp Cầu (Dargaco). Theo đó, Tổng công ty cổ phần May Đáp Cầu bị phạt 350 triệu đồng do đăng ký giao dịch chứng khoán quá thời hạn trên 12 tháng. Cụ thể, công ty trở...