Quý II/2021, chi phí tăng cao dẫn tới lợi nhuận Sao Mai (ASM) giảm gần 37%
CTCP Tập đoàn Sao Mai (Mã chứng khoán ASM – sàn HOSE) công bố Báo cáo tài chính quý II/2021.
Theo đó, trong quý II/2021, ASM ghi nhận doanh thu đạt 3.475 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 101,9 tỷ đồng, lần lượt tăng 20,1% và giảm 36,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, đặc biệt biên lợi nhuận gộp giảm mạnh từ 12,6% về chỉ còn 9,9%.
Trong kỳ, lợi nhuận gộp giảm 6,1% so với cùng kỳ, tương ứng giảm 22,23 tỷ đồng về 342,5 tỷ đồng; doanh thu tài chính giảm 41%, tương ứng giảm 22,75 tỷ đồng về 32,8 tỷ đồng; chi phí bán hàng tăng 75,4%, tương ứng tăng thêm 31 tỷ đồng lên 72,1 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.
Như vậy, lợi nhuận giảm mạnh 36,8% trong quý II/2021 chủ yếu do hoạt động kinh doanh chính giảm, chi phí bán hàng tăng và doanh thu tài chính sụt giảm.
Video đang HOT
Doanh nghiệp cho biết trong kỳ giá nguyên liệu tăng cao dẫn tời lợi nhuận gộp giảm, chi phí vận chuyển quốc tế tăng vọt do tình hình dịch ảnh hưởng làm tăng chi phí bán hàng.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu đạt 6.256,7 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 252,1 tỷ đồng, lần lượt tăng 2,9% và giảm 19,2% so với cùng kỳ năm trước.
Được biết, trong năm 2021, ASM đặt kế hoạch doanh thu 13.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 700 tỷ đồng và cổ tức giao động từ 10 – 20%. Như vậy, sau 6 tháng đầu năm, doanh nghiệp chỉ mới hoàn thành được 36% kế hoạch lợi nhuận năm.
Tính tới 30/6/2021, tổng tài sản của ASM tăng 2,7% so với đầu năm lên 18.079,3 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu tài sản cố định đạt 6.861,6 tỷ đồng, chiếm 38% tổng tài sản; các khoản phải thu ngắn hạn đạt 3.969,7 tỷ đồng, chiếm 22% tổng tài sản; tồn kho đạt 2.852,5 tỷ đồng, chiếm 15,8% tổng tài sản.
Phải thu khách hàng của ASM tới 30/6/2021
Trong kỳ, các khoản phải thu ngắn hạn tiếp tục tăng thêm 24,1% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 771,6 tỷ đồng lên 3.969,7 tỷ đồng.
Ngoài ra, tính tới cuối quý II/2021, tổng nợ vay ngắn hạn và dài hạn lên tới 8.225,6 tỷ đồng, chiếm 45,5% tổng nguồn vốn.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 30/7, cổ phiếu ASM giảm 200 đồng về 12.700 đồng/cổ phiếu.
Lợi nhuận GAS giảm mạnh vì giá dầu
Tổng CTCP Khí Việt Nam (GAS) vừa có văn bản giải trình về nguyên nhân khiến lợi nhuận sau kiểm toán năm 2020 giảm mạnh so với năm 2019.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất sau kiểm toán năm 2020, lợi nhuận sau thuế của GAS chỉ đạt 7.971 tỷ đồng (giảm 66% so với năm 2019). Được biết, lợi nhuận sau thuế hợp nhất năm 2019 của GAS đạt 12.085 tỷ đồng.
Theo giải trình của GAS, lợi nhuận sụt giảm mạnh là do giá dầu Brent bình quân năm 2020 đạt 41,84 USD/thùng, giảm 22,37 USD so với giá bình quân năm 2019 là 64,21 USD/thùng (tương đương 35%). Việc giá dầu giảm làm cho giá bán các sản phẩm của GAS giảm tương ứng, dẫn đến sự sụt giảm về lợi nhuận.
Dù giá dầu đã tăng trở lại trong thời gian gần đây nhưng giá CP GAS vẫn đang giao dịch ở mức thấp (dưới 90.000 đồng/CP). Nguyên nhân khiến cho NĐT không đặt nhiều kỳ vọng vào GAS là do kế hoạch kinh doanh 2021 vẫn tiếp tục đi xuống.
Tại ĐHCĐ bất thường mới đây, tổng công ty này chỉ đặt kế hoạch doanh thu 70.100 tỷ đồng (giảm 7,7%) và lãi ròng khoảng 7.000 tỷ đồng (giảm 11,3%).
Lợi nhuận sụt giảm quý II/2021, Vietcombank vẫn là quán quân toàn hệ thống Trích lập dự phòng và chi phí hoạt động tăng mạnh khiến lợi nhuận quý II/2021 của Vietcombank giảm 14,3%, song lũy kế 6 tháng, ngân hàng vẫn đạt lợi nhuận 13.500 tỷ đồng, dẫn đầu hệ thống. Vietcombank vẫn dẫn đầu lợi nhuận ngân hàng 6 tháng đầu năm. Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank; HoSE: VCB) vừa công bố...