Quý I/2020, nợ xấu TPBank tăng mạnh, vượt 1.800 tỷ
Dù lợi nhuận trước thuế, sau thuế của Ngân hàng TMCP Tiên Phong tăng nhưng tổng nợ xấu của nhà băng này cũng tăng 53% so với đầu năm lên mức 1.884 tỷ đồng.
Ngân hàng TMCP Tiên Phong ( TPBank, HOSE: TPB) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2020 với lợi nhuận trước và sau thuế đều tăng; tuy nhiên, nợ xấu cũng tăng nhanh.
Cụ thể, báo cáo tài chính của TPBank ghi nhận thu nhập lãi thuần đạt gần 1.728 tỷ đồng, tăng 35%, nhưng lãi từ hoạt động dịch vụ lại giảm đến 28% so với cùng kỳ năm trước, chỉ còn 157 tỷ đồng.
Lãi thuần từ hoạt động khác gấp 14 lần cùng kỳ, đạt gần 306 tỷ đồng do tăng thu từ hoạt động kinh doanh khác. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh ngoại hối lại tăng lỗ lên mức 83 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ chỉ lỗ gần 14 tỷ đồng. Lãi từ hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư giảm 19% so với cùng kỳ, chỉ còn 323 tỷ đồng. Tại ngày 31/03/2020, TPBank ghi nhận 44,7 tỷ đồng chứng khoán nợ do DATC phát hành.
Trong khi đó, chi phí hoạt động tăng 22% so với cùng kỳ lên mức gần 1.096 tỷ đồng. Cụ thể, chi phí cho nhân viên của ngân hàng tăng 20% so với cùng kỳ (670 tỷ đồng), chi về tài sản tăng 53% (153 tỷ đồng).
Nợ xấu Ngân hàng TMCP Tiên Phong tăng mạnh quý I/2020.
Video đang HOT
Kết thúc quý I, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của TPBank gấp đôi cùng kỳ năm trước, lên mức 324 tỷ đồng. Do đó, lợi nhuận trước và sau thuế của ngân hàng chỉ còn 1.009 tỷ đồng và 809 tỷ đồng, tăng lần lượt 18% và 19% so với cùng kỳ.
Tính đến ngày 31/03/2020, tổng tài sản của TPBank tăng 7% so với đầu năm, lên mức 176.632 tỷ đồng, nguyên nhân do các khoản phải thu (giảm 33%), tài sản có khác (giảm 22%) đều giảm. Cho vay khách hàng của TPBank tăng nhẹ 5% so với đầu năm, đạt 100.509 tỷ đồng, trong khi tiền gửi của khách hàng giảm 3% so với đầu năm, chỉ còn 89,687 tỷ đồng.
Về năng lực tài chính, tính đến 31/03/2020, tổng nợ xấu của TPBank tăng 53% so với đầu năm, lên mức 1.884 tỷ đồng, trong đó, nợ dưới tiêu chuẩn (nhóm 3) tăng 61%, nợ nghi ngờ (nhóm 4) tăng 64% và nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5) tăng 36%. Trong khi cho vay khách hàng chỉ tăng nhẹ 5%, do đó tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay của ngân hàng tăng lên 1,87% so với mức 1,29% hồi đầu năm.
Trước đó, hồi cuối tháng 11/2019, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an TP.Hà Nội khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can Nguyễn Hoài Thương (tức Nguyễn Thu Trang, sinh năm 1984, trú tại phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội) về tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” theo quy định tại Điều 280, khoản 4 – Bộ luật Hình sự năm 1999 (nay là Điều 355, khoản 4 – Bộ luật Hình sự năm 2015). Bà Thương từng giữ chức Phó Giám đốc Chi nhánh kiêm Giám đốc Dịch vụ khách hàng TPBank.
Theo đó, Cơ quan cảnh sát điều tra, Công an TP.Hà Nội cũng ra lệnh bắt tạm giam bị can Thương trong thời hạn 4 tháng để tiến hành điều tra các vi phạm. Các quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam được Viện kiểm s át nhân dân TP.Hà Nội phê chuẩn.
Thảo Nguyên
Huy động tiền gửi tăng trưởng âm, TPBank vẫn báo lãi quý 1 tăng 18%
Báo cáo tài chính quý 1/2020 của Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank, HoSE: TPB) cho thấy tiền gửi của khách hàng giảm nhưng lợi nhuận sau thuế vẫn tăng khá.
Cụ thể, thu nhập lãi thuần trong quý 1 của TPBank đạt 1.727 tỷ đồng, tăng 34,6% so cùng kỳ. Lãi thuần từ hoạt động khác cũng tăng vọt gấp gần 14 lần khi đạt 305,5 tỷ đồng.
Ngoài hai chỉ tiêu đó là tăng, còn lại đều sụt giảm thậm chí lỗ nặng. Trong đó lãi thuần từ hoạt động dịch vụ sụt gảm hơn 27% xuống mức 157 tỷ đồng.
Hoạt động kinh doanh ngoại hối lỗ nặng từ gần 14 tỷ của cùng kỳ xuống hơn 83 tỷ đồng. Hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh cũng giảm gần 19% còn 323 tỷ đồng.
Thêm vào đó, chi phí hoạt động tăng 22% khi chiếm 1.096 tỷ đồng. Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng cũng gấp đôi với 324 tỷ đồng.
Sau cùng, TPBank ghi nhận 809 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 18% so cùng kỳ.
Tại thời điểm 31/3/2020, tổng tài sản của TPBank ở mức 176.632 tỷ đồng, tăng hơn 7% so đầu kỳ.
Trong đó cho vay khách hàng tăng 5% lên mức 100.508 tỷ đồng. Ngược lại, tiền gửi của khách hàng lại giảm 2,9% xuống mức 89.686 tỷ đồng.
Nợ xấu của TPBank tăng mạnh 52% lên mức 1.884 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ nợ xấu tăng từ 1,29% của đầu kỳ lên 1,87%.
Được biết, kết thúc năm 2019, TPBank đạt 3.868 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, hoàn thành hơn 121% kế hoạch mục tiêu. Tổng tài sản ngân hàng đạt trên 164.596 tỷ đồng; tổng huy động đạt trên 147.785 tỷ đồng; tín dụng tăng trưởng tốt; tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát ở mức 1,28 %. Đặc biệt, toàn bộ nợ xấu tại VAMC của ngân hàng đã được tất toán.
Năm 2020, TPBank ưu tiên tập trung vào các lĩnh vực mũi nhọn đã được xác định như: Tài trợ thương mại, ứng dụng công nghệ cao, tập trung lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, đặc biệt nâng cao việc cung cấp dịch vụ thu phí cho các Doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân, khách hàng ưu tiên. Bắt đầu mở rộng tín dụng tiêu dùng với việc kiểm soát tốt chất lượng nợ.
Vừa qua, Chứng khoán Sài Gòn (SSI) giả định dịch Covid-19 bùng phát sẽ được kiểm soát vào cuối nửa đầu năm 2020. Nhu cầu cho vay mua nhà và ô tô sẽ dần hồi phục trong nửa cuối năm 2020.
Do đó, trong năm 2020, SSI dự báo tăng trưởng tín dụng và tiền gửi của TPBank lần lượt đạt 15,2% và 13,7% so cùng kỳ, chậm hơn so với năm 2019.
SSI ước tính lợi nhuận trước thuế năm 2020 đạt 4,76 nghìn tỷ đồng, tăng 23%, ROE ở mức 25,5%.
Minh An
Đại dịch Covid-19: Các ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng ra sao? Không chỉ các doanh nghiệp mà năm nay, hệ thống ngân hàng dự báo sẽ gặp rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 dẫn đến lợi nhuận giảm, nợ xấu gia tăng. Tín dụng có dấu hiệu tích cực Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, tính đến ngày 31/3/2020, dư nợ tín dụng cả nước đạt hơn 8,3 triệu...