Quý I/2020, ACB báo lợi nhuận trước thuế 1.925 tỷ đồng
Kết thúc quý I/2020, ACB ghi nhận lợi nhuận trước thuế 1.925 tỷ đồng, tăng 12,9% so với kết quả đạt được cùng kỳ năm trước.
Ảnh minh họa.
Báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2020 mới công bố của Ngân hàng TMCP Á Châu – ACB (mã ACB) cho thấy, tín dụng vẫn là mảng đóng góp lớn nhất vào thu nhập của nhà băng với khoản lãi hơn 3.419 tỷ đồng, tăng 19,7% so với cùng kỳ và chiếm tới 78,1% tổng thu nhập hoạt động.
Lợi nhuận từ hoạt động dịch vụ không có nhiều biến động, vẫn ở quanh mức đạt 371 tỷ đồng trong khi lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối tăng tới 77,4% so với cùng kỳ, đạt gần 143 tỷ đồng.
Mảng mua bán chứng khoán đầu tư kỳ này ghi nhận lợi nhuận đột biến, gấp gần 19 lần cùng kỳ, đạt 349 tỷ đồng.
Dù vậy, một số mảng khác của ACB ghi nhận lợi nhuận giảm trong kỳ bao gồm mảng mua bán chứng khoán kinh doanh (giảm 44%), hoạt động khác (giảm 40%), thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần (giảm 62%).
Video đang HOT
Chi phí hoạt động trong kỳ tăng tới 31,3%, lên 2.360 tỷ đồng. Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng ở mức gần 93 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm trước, ngân hàng được hoàn nhập dự phòng gần 16 tỷ đồng.
Dù vậy, nhờ tổng thu nhập tăng khá mạnh (tăng 25,4%) nên kết thúc quý I/2020, ACB ghi nhận lợi nhuận trước thuế 1.925 tỷ đồng, tăng 12,9% so với kết quả đạt được cùng kỳ năm trước.
Tại thời điểm cuối tháng 3/2020, tổng tài sản của ACB đạt mức gần 387,4 nghìn tỷ đồng, tăng nhẹ 1% so với cuối năm trước.
Cho vay khách hàng tăng trưởng 2,3%, đạt gần 274,8 nghìn tỷ đồng. Tiền gửi khách hàng tăng 1,5% ở mức 312,6 nghìn tỷ đồng.
Về chất lượng tín dụng, nợ xấu của ngân hàng có xu hướng tăng trong quý đầu tiên của năm nay.
Cụ thể, tại thời điểm 31/3, ACB đang có 1.792 nghìn tỷ đồng nợ xấu, tăng 23,7% so với đầu năm. Trong đó, nợ có khả năng mất vốn ở mức 946 tỷ đồng, tăng 6,8% so với đầu năm và chiếm 53,8% tổng nợ xấu. Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng tính đến cuối tháng 3 ở mức 0,66%/tổng cho vay, so với mức 0,54% hồi đầu năm. Đây vẫn là tỷ lệ được kiểm soát ở nhóm thấp nhất trong hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam.
TRẦN THÚY
Nợ xấu của BaoViet Bank cao chót vót
Tỷ lệ nợ xấu BaoViet Bank lên mức 5,2% trong bối cảnh thu nhập lãi thuần chỉ tăng nhẹ và lợi nhuận trước thuế đi ngang.
Báo cáo tài chính 2019 vừa công bố của Ngân hàng TMCP Bảo Việt (BaoViet Bank) thu hút sự chú ý từ cổ đông với tổng nợ xấu chiếm gần 1.292 tỷ đồng, tăng mạnh 26% so với hồi đầu năm.
Nợ xấu BaoViet Bank tăng cao. (Ảnh: BaoViet Bank)
Trong đó, nợ dưới tiêu chuẩn hơn 188,7 tỷ đồng tăng 25%, nợ nghi ngờ hơn 209,3 tỷ đồng tăng 38% và nợ có khả năng mất vốn gần 894 tỷ đồng tăng 24%.
Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay khách hàng của BaoViet Bank tăng từ 3,9% lên mức 5,2%, cao hơn rất nhiều so với mức 3% mà các ngân hàng đang hướng tới. Nợ xấu gia tăng đồng nghĩa chất lượng hoạt động của nhà băng thêm rủi ro.
Trong khi nợ xấu tăng mạnh thì thu nhập lãi thuần chỉ tăng 14% đạt 717,8 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế đi ngang ghi nhận 104 tỷ đồng, lợi nhuận ròng đạt 84 tỷ đồng, tăng vỏn vẹn 6%.
Năm 2019, hoạt động kinh doanh ngoại hối của BaoViet Bank đi lùi khi chỉ đạt 4,7 tỷ đồng, giảm 64%. Tương tự, hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh tụt dốc 9%.
Hai hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư và góp vốn, mua cổ phần không ghi nhận doanh thu.
Điểm sáng trong hoạt động kinh doanh năm qua của BaoViet Bank đến từ hoạt động dịch vụ tăng 93% ghi nhận 116 tỷ đồng và hoạt động khác gần 21,7 tỷ đồng tăng 220%.
Tuy vậy chi phí hoạt động tăng 16% ghi nhận 668 tỷ đồng và trích lập dự phòng tăng 8% ở mức 369 tỷ đồng so với 2018 đã "ăn mòn" lợi nhuận BaoViet Bank.
Vẫn theo báo cáo, tại thời điểm 31/12/2019, cho vay khách hàng BaoViet Bank là 24.758 tỷ đồng, giảm 4%. Tiền gửi khách hàng ở mức 29.240 tỷ đồng, tăng 8%.
Tổng tài sản của nhà băng tăng 7% so với đầu năm, lên mức hơn 59.822 tỷ đồng, chủ yếu do các khoản lãi, phí phải thu tăng 16%, chiếm gần 1.612 tỷ đồng. Năm qua, ngân hàng ghi nhận phát hành giấy tờ có giá tăng 79%, đạt hơn 7.621 tỷ đồng.
BaoViet Bank cho biết năm 2020 nhà bằng đặt mục tiêu doanh thu 90 tỷ đồng với các sản phẩm dịch vụ liên kết ngân hàng - bảo hiểm. Thời gian tới, ngân hàng cũng sẽ tiếp tục thúc đẩy hợp tác với các đơn vị thành viên Tập đoàn Bảo Việt, phát triển các sản phẩm bảo hiểm.
Hoàng Hưng
BIDV muốn tăng vốn lên gần 45.500 tỷ Vốn điều lệ hiện tại của BIDV là 40.220 tỷ, cao nhất trong hệ thống ngân hàng hiện nay, nhà băng này sẽ trình cổ đông thông qua việc tăng thêm hơn 5.000 tỷ đồng vốn tiếp theo. Theo kế hoạch Hội đồng quản trị BIDV, đại hội cổ đông thường niên 2020 của ngân hàng sẽ diễn ra vào ngày 7/3 tới...