Quy hoạch phát triển các đô thị: Tính toán kỹ quy mô dân số
Khi tốc độ gia tăng dân số cơ học có xu hướng giảm dần, việc tính toán quy mô dân số trong quy hoạch các đô thị trên địa bàn Đồng Nai cũng cần được đánh giá sát với thực tế hơn để đảm bảo nhu cầu phát triển.
Một trong những chỉ tiêu bị hụt khiến đô thị mới Nhơn Trạch không đáp ứng tiêu chí của đô thị loại 2 là quy mô dân số ít. Ảnh: P.TÙNG
* Bài học từ đô thị mới Nhơn Trạch
Theo quy hoạch tổng thể được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 1996, đến năm 2020, đô thị Nhơn Trạch sẽ là đô thị loại 2. Tuy nhiên, mục tiêu này đã không thể thực hiện mà một trong những nguyên nhân chính là do quy mô dân số chưa đáp ứng tiêu chí.
Khi xây dựng các tiêu chí để trở thành đô thị loại 2, trong quy hoạch, H.Nhơn Trạch đặt mục tiêu quy mô dân số sẽ đạt 1 triệu người vào năm 2020. Con số này cao gấp khoảng 10 lần so với thời điểm lập quy hoạch. Do mục tiêu đặt ra quá cao nên trong quá trình phát triển, việc tăng quy mô dân số của đô thị Nhơn Trạch liên tục bị “hụt hơi”.
Theo phân kỳ phát triển, để đạt được mục tiêu có 1 triệu dân vào năm 2020, H.Nhơn Trạch phải phát triển quy mô dân số lên mức gần 400 ngàn dân vào năm 2015. Tuy nhiên, vào năm 2015, tức 19 năm sau khi bắt đầu thực hiện quy hoạch, dân số H.Nhơn Trạch chỉ đạt khoảng 220 ngàn người.
Video đang HOT
Chính vì vậy, mục tiêu phát triển quy mô dân số lên mức 1 triệu người vào năm 2020 cho đô thị mới Nhơn Trạch sau đó đã được điều chỉnh về mức 600 ngàn người. Tuy nhiên, thực tế phát triển cho thấy, dù đã được điều chỉnh giảm nhưng đây vẫn là mức cao và không thể đạt được.
Dù là địa phương có nhiều khu công nghiệp (KCN) nhất trên địa bàn tỉnh, nhưng đến cuối năm 2020, quy mô dân số toàn H.Nhơn Trạch cũng chỉ đạt mức khoảng 260 ngàn người, tức chưa đạt được một nửa so với mục tiêu đã được điều chỉnh giảm. Quy mô dân số nhỏ khiến mật độ dân số của đô thị Nhơn Trạch chưa thể đáp ứng được tiêu chí của một đô thị loại 2.
Theo Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tiến Dũng, hiện nay việc tăng dân số cơ học đã không còn diễn ra mạnh như trước, quy mô dân số đang bị co kéo giữa các địa phương. Bởi, hầu hết các địa phương đều chú trọng phát triển công nghiệp, thương mại dịch vụ nên việc tăng dân số cơ học không còn mạnh mẽ như trước, vì người dân các địa phương khi đã có KCN, thương mại dịch vụ sẽ ưu tiên ở lại địa phương để làm việc.
“Bài học rõ ràng nhất là từ thành phố mới Nhơn Trạch. Khi chúng ta hy vọng khi các KCN đi vào hoạt động thì quy mô dân số sẽ đạt 600 ngàn người. Mặc dù vậy, khi đã hoàn thành và đưa vào sử dụng các KCN với diện tích khoảng 12 ngàn ha thì quy mô dân số cũng chỉ tăng đến mức khoảng 300 ngàn người và gần như giữ nguyên đến giờ” – Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tiến Dũng nhận xét.
* Tính toán thận trọng để phát triển đúng
Mới đây, trong quy hoạch vùng H.Long Thành đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050, về quy mô dân số, H.Long Thành đã đưa ra mục tiêu đến năm 2030, dân số toàn huyện sẽ đạt từ 370-380 ngàn người và đến năm 2040, quy mô dân số sẽ đạt từ 480-500 ngàn người. Như vậy, với quy mô dân số hiện tại khoảng 250 ngàn người, trong 9 năm tới, quy mô dân số của H.Long Thành sẽ phải đạt mức tăng từ 120-130 ngàn người. Trong khi đó, đến năm 2040, quy mô dân số phải đạt mức tăng từ 230-250 ngàn người.
Với xu thế dịch chuyển dân số cơ học như hiện tại, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tiến Dũng cho rằng cần phải tính toán thận trọng hơn về quy mô dân số trong quy hoạch này. Bởi dân số cơ học không tăng mạnh, trong khi với cách điều hành dân số như hiện nay thì dân số nội tại cũng rất khó để tăng cao.
Đồng thuận với nhận định này, Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Hồ Thanh Sơn cho rằng, việc tính toán quy mô dân số trong quy hoạch vùng H.Long Thành đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050 cũng cần được nghiên cứu kỹ.
“Theo quy hoạch này thì quy mô dân số tăng khá cao. Cần tính toán kỹ sau khi cảng hàng không quốc tế Long Thành đi vào hoạt động thì lực lượng lao động tăng bao nhiêu?” – Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Hồ Thanh Sơn nhấn mạnh.
Trên thực tế, việc tính toán quy mô dân số trong quy hoạch có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển của mỗi đô thị. Bởi từ quy mô dân số sẽ tác động đến việc quy hoạch sử dụng đất, phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội… “Đặc biệt là hạ tầng xã hội, phải tính toán sát mới có thể phát triển hệ thống hạ tầng xã hội đồng bộ. Không để lặp lại tình trạng như bài học của đô thị Biên Hòa, không có đất để làm trường, làm trạm y tế, nhiều khu vực ngay sát vùng trung tâm nhưng điện kéo không tới. Mục tiêu khi lập quy hoạch là đời sống người dân phải được nâng cao thì hệ thống hạ tầng xã hội phải được đảm bảo” – Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Hồ Thanh Sơn nêu quan điểm.
Từ 12 giờ ngày 2/10, thu phí trở lại các trạm BOT trên địa bàn TP Hồ Chí Minh
Từ 12 giờ ngày hôm nay (2/10), các đơn vị tổ chức thu phí sử dụng dịch vụ đường bộ tại các trạm BOT do Tp. Hồ Chí Minh quản lý.
Trạm thu phí Xa lộ Hà Nội (TP Thủ Đức) sẽ hoạt động trở lại vào trưa nay. Ảnh: Mạnh Linh/Báo Tin tức
Thông tin trên vừa được Sở Giao thông Vận tải Tp. Hồ Chí Minh gửi đến các doanh nghiệp dự án liên quan.
Theo đó, các doanh nghiệp dự án sẽ tổ chức trở lại việc thu phí sử dụng đường bộ qua các trạm: Trạm BOT An Sương - An Lạc, trạm thu BOT cầu Phú Mỹ, trạm thu BOT Xa lộ Hà Nội và các trạm thu trên trục đường Nguyễn Văn Linh. Thời gian thu kể từ 12 giờ ngày 2/10.
Sở Giao thông Vận tải yêu cầu các trạm phải đảm bảo thực hiện thu phí theo quy định pháp luật, giấy phép đầu tư được cấp và Hợp đồng BOT đã ký kết. Các đơn vị có trách nhiệm và phối hợp với các cơ quan chức năng đảm bảo an toàn giao thông, an ninh trật tự tại khu vực trạm thu; thông tin, hướng dẫn doanh nghiệp, lái xe về nội dung thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ.
Các đơn vị phối hợp với Sở Giao thông Vận tải để lập biên bản ghi nhận sự việc thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ ngay sau khi nhà đầu tư và doanh nghiệp dự án tổ chức thu trở lại. Trong quá trình thực hiện, Sở Giao thông Vận tải đề nghị các đơn vị khẩn trương tổ chức thực hiện nghiêm các nội dung nêu trên và kịp thời báo cáo, đề xuất giải quyết các vướng mắc khó khăn nếu có về Sở Giao thông Vận tải để phối hợp giải quyết.
Trước đó, ngày 14/9, UBND Tp. Hồ Chí Minh chỉ đạo Sở Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp với các nhà đầu tư và doanh nghiệp dự án có liên quan để lập biên bản ghi nhận sự việc thu phí ngay sau khi nhà đầu tư và doanh nghiệp dự án tổ chức thu phí trở lại. Giao trách nhiệm Sở Giao thông Vận tải cung cấp, công bố thông tin về việc tổ chức thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo quy định trước thời điểm tổ chức thu phí trở lại.
Bà Nguyễn Mai Bảo Trâm, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần đầu tư hạ tầng kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh (doanh nghiệp dự án BOT Xa lộ Hà Nội) cho biết, từ 6 giờ sáng 2/10, các trạm BOT đã thống nhất triển khai thu phí thử (thực hiện như quy trình thật nhưng không thu tiền) để chuẩn bị cho triển khai chính thức từ 12 giờ cùng ngày. Trong sáng nay (2/10), lượng phương tiện qua trạm BOT Xa lộ Hà Nội cũng khá ít, việc thu phí thử thuận lợi.
Liên quan đến vé tháng, vé quý, bà Nguyễn Mai Bảo Trâm cho biết, công ty đã phát tờ rơi hướng dẫn cho khách hàng về việc bảo lưu số ngày còn lại đối với vé tháng, vé quý, tính theo thời điểm dừng thu phí ngày 20/7, nhằm đảm bảo quyền lợi cho khách hàng. Cụ thể, những ngày còn hiệu lực của vé quý, vé tháng tính từ 12 giờ ngày 20/7 sẽ được cộng vào thực hiện từ 12 giờ ngày 2/10.
Trước đó do diễn biến phức tạp của dịch bệnh, từ 12 giờ ngày 20/7, Tp. Hồ Chí Minh cho tạm dừng thu phí và miễn phí tại các trạm thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ để hỗ trợ phòng chống dịch COVID-19.
Hoàn thành hạ tầng 6 lô đất khu chức năng số 1, đô thị mới Thủ Thiêm trước 15/10 Theo Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP Hồ Chí Minh (Ban Giao thông), hiện dự án đầu tư xây dựng hạ tầng 9 lô đất thuộc khu chức năng số 1, Khu đô thị mới Thủ Thiêm đang được gấp rút hoàn thiện. Dự kiến, ngày 15/10 sẽ hoàn thành 6/9 lô để phục...