Quỹ ETF VFMVN30 quy mô gần 6.000 tỷ tăng tỷ trọng tiền mặt trong tháng 4, nắm giữ 4.600 hợp đồng phái sinh
Lượng tiền mặt của quỹ đã tăng 322 tỷ trong kỳ, tỷ trọng cổ phiếu giảm còn 92,09% tổng danh mục cho thấy VFMVN30 đã bán cổ phiếu đáng kể trong tháng 4.
Quỹ ETF VFMVN30 (mã E1VFVN30 – HoSE) là quỹ hoán đổi danh mục (ETF – Exchange Traded Fund) nội địa đầu tiên của Việt Nam do công ty quản lý quỹ VFM quản lý. Quỹ ETF này chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng từ năm 2014 với số vốn huy động là 202 tỷ đồng. Sau gần 5 năm, quỹ ETF này đã rất thành công khi quy mô tăng vọt lên hơn 5.800 tỷ đồng, tiền đổ vào quỹ hơn 98% là từ nhà đầu tư nước ngoài và đa phần là từ các nhà đầu tư lớn.
Cụ thể, tại thời điểm 30/4/2019, VFMVN30 có số chứng chỉ quỹ lưu hành là 395,5 triệu đơn vị, tăng gần 100 triệu đơn vị so với đầu năm. Tức là chỉ riêng 4 tháng đầu năm 2018, tiền vào VFMVN30 khoảng hơn 1.480 tỷ đồng trong đó tiền mới huy động trong tháng 1/2019 là hơn 1.000 tỷ, giá trị tài sản ròng tăng từ 4.100 tỷ vào 31/12/2018 lên 5.800 tỷ vào cuối tháng 4/2019. Trong năm 2018, số lượng chứng chỉ quỹ huy động mới khoảng 125 triệu đơn vị, tương đương khoảng hơn 1.850 tỷ vốn nước ngoài rót vào quỹ ETF này.
Vì là một quỹ ETF, VFMVN30 sử dụng chiến lược đầu tư thụ động để mô phỏng gần nhất có thể về biến động (performance) của chỉ số tham chiếu VN30 sau khi trừ đi chi phí của Quỹ. Chủ trương của quỹ là “hướng đến việc có kết quả tương đồng với chỉ số tham chiếu và không thực hiện chiến lược phòng thủ khi thị trường giảm hay hiện thực hóa lợi nhuận khi thị trường được định giá quá cao”. Điều này nhằm giảm thiểu chi phí và mô phỏng gần hơn chỉ số tham chiếu bằng cách duy trì tỷ lệ vòng quay vốn đầu tư thấp hơn so với các quỹ sử dụng chiến lược đầu tư chủ động.
Tuy nhiên, có vẻ thời gian qua, VFMVN30 đã giao dịch cổ phiếu không giống một quỹ ETF.
Tháng 4 tăng tỷ trọng tiền mặt, nắm giữ hơn 4.600 hợp đồng phái sinh
Báo cáo tháng 4 của VFMVN30 cho thấy thu nhập từ hoạt đồng đầu tư của quỹ lỗ 49 tỷ trong tháng 4, tuy nhiên vẫn lãi 172,4 tỷ từ đầu năm. Công ty ghi nhận khoản lỗ bán các khoản đầu tư 17,66 tỷ đồng trong kỳ, lợi nhuận sau thuế lỗ 53,9 tỷ đồng. Luỹ kế từ đầu năm quỹ lãi sau thuế 154,4 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cùng kỳ 2018.
Video đang HOT
Tại thời điểm 30/4/2018, giá trị tài sản ròng (NAV) của quỹ đạt 5.828 tỷ đồng, tăng 20 tỷ so với tháng trước trong đó tiền ròng vào quỹ là gần 80 tỷ đồng (phát hành mới 5,4 triệu ccq).
Lượng tiền mặt của quỹ đã tăng 322 tỷ trong kỳ, tỷ trọng cổ phiếu giảm còn 92,09% tổng danh mục cho thấy VFMVN30 đã bán cổ phiếu đáng kể trong tháng 4. Trong tháng 3 và các thời điểm trước, tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục của VFMVN30 đều trên 98%, tại thời điểm cuối năm 2018 tiền mặt của quỹ chỉ có 2 tỷ đồng, đa phần là cổ phiếu. Bởi chiến lược đầu tư của quỹ là “giá trị danh mục đầu tư của Quỹ thông thường không thấp hơn 95% giá trị danh mục chứng khoán tương ứng của chỉ số tham chiếu VN30″.
Nếu so với thời điểm cuối tháng 3, chỉ riêng tháng 4, VFMVN30 đã bán ròng 846.000 cổ phiếu TCB, 668.600 cổ phiếu VPB, 630.900 cổ phiếu STB, 494.000 cổ phiếu HPG, 150.000 cổ phiếu SAB…
Các cổ phiếu bị bán mạnh nhất trong tháng 4 tính theo khối lượng (đơn vị: cp)
Trong tháng 4, chỉ số VN30 đã giảm từ 900 điểm xuống 890,55 điểm (-1%). Đáng chú ý, VFMVN30 ghi nhận lãi 2,64 tỷ đồng từ hoạt động giao dịch phái sinh. Tại thời điểm cuối tháng 4/2019, VFMVN30 nắm gữ 4.620 hợp đồng phái sinh VN30F1905 với giá thị trường là 877 điểm (giá trị gốc là 402 tỷ đồng). Đây là số lượng giao dịch hợp đồng phái sinh nắm giữ nhiều nhất của VFMVN30 từ trước tới nay, tương đương 22,83% khối lượng hợp đồng mở OI hợp đồng tương lai tháng 5.
Sở GDCK Hà Nội cũng đánh giá KLGD phái sinh của nhà đầu tư tổ chức trong nước (không bao gồm tự doanh) tăng gần gấp 3 lần so với tháng 3, đạt hơn 185 nghìn hợp đồng, và đây cũng là KLGD lớn nhất của các nhà đầu tư tổ chức trong nước kể từ khi khai trương thị trường phái sinh.
Theo tìm hiểu của người viết, quỹ ETF VFMVN30 được phép giao dịch phái sinh và hoạt động này dùng để hedging cho các thời điểm quỹ cơ cấu lại danh mục cổ phiếu để tránh biến động quá lớn giữa tăng trưởng NAV của quỹ và biến động chỉ số VN30 (performance). Tuy nhiên, kỳ cơ cấu danh mục VN30 ở thời điểm cuối tháng 1 và cuối tháng 7 hàng năm do đó việc VFMVN30 tăng mạnh hợp đồng phái sinh trong tháng 4 gây khó hiểu cho nhà đầu tư.
Với NAV của quỹ 5.800 tỷ đồng, VFMVN30 có một lợi thế rất lớn trong rổ VN30, do đó việc quỹ giao dịch 1/5 khối lượng hợp đồng mở toàn thị trường có lẽ cần phải được công bố thông tin như một cổ đông nội bộ có liên quan.
Tâm An
Theo Trí thức trẻ
Chủ tịch Hòa Phát thế chấp 100 triệu cổ phiếu vay 1.700 tỷ cho Hòa Phát Dung Quất
Ông Trần Đình Long đem 100 triệu cổ phiếu HPG đảm bảo cho khoản vay 1.700 tỷ đồng của Hòa Phát Dung Quất tại Vietcombank.
Ông Trần Đình Long, Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát.
CTCP Tập đoàn Hòa Phát (mã HPG) vừa công bố thông tin nghị quyết Hội đồng quản trị thông qua giao dịch giữa thành viên HĐQT công ty và công ty thành viên.
Theo đó, HĐQT Tập đoàn Hòa Phát thông qua việc ông Trần Đình Long, Chủ tịch HĐQT bảo đảm bằng cổ phiếu của ông Long cho CTCP Thép Hòa Phát Dung Quất vay vốn tại Vietcombank Chi nhánh Thành Công để bổ sung vốn lưu động phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh với hạn mức 1.700 tỷ đồng.
Theo đó, tài sản đảm bảo cho khoản vay là 100 triệu cổ phiếu HPG của ông Trần Đình Long đang nắm giữ.
Nguồn: HPG
Hiện Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát là cổ đông lớn nhất tại doanh nghiệp khi sở hữu hơn 534 triệu cổ phiếu, tương đương tỷ lệ 25,15% HPG. Kế đến là Dragon capital sở hữu hơn 162 triệu cổ phiếu, tương đương tỷ lệ 7,65%; bà Vũ Thị Hiền (vợ ông Long) nắm hơn 154 triệu cổ phiếu chiếm tỷ lệ 7,29%.
Giá cổ phiếu HPG đang giao dịch ở vùng 32.600 đồng/CP, như vậy số lượng 100 triệu cổ phiếu mà ông Trần Đình Long đem thế chấp cho công ty vay vốn hiện có giá trị khoảng 3.260 tỷ đồng.
Dự án Khu Liên Hợp Hòa Phát Dung Quất có tổng đầu tư khoảng 54.000 tỷ đồng, tính đến tháng 8/2018, Hoà Phát đã chi khoảng gần 20.000 tỷ đổ vào dự án này
Thép Hòa Phát Dung Quất là công ty thành viên của Tập đoàn Hòa Phát sở hữu 100% vốn điều lệ (25.000 tỷ đồng). Công ty này hiện là đơn vị thực hiện dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất tại tỉnh Quảng Ngãi với quy mô công suất 4 triệu tấn/năm, tổng đầu tư khoảng 54.000 tỷ đồng. Tính đến cuối 2018, Hoà Phát đã chi khoảng gần 20.000 tỷ đồng vào dự án này.
Được biết, dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất kế thừa từ dự án Liên hợp thép Quảng Ngãi Guang Lian - một dự án đã được đầu tư 10 năm nhưng đình trệ. Dự án hiện đã có trong Quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất và phân phối thép giai đoạn đến 2020, có xét đến năm 2025 được Bộ Công Thương phê duyệt từ đầu năm 2013.
HUYỀN TRÂM
Theo bizlive.vn
Chứng khoán Mirae Asset khai trương chi nhánh thứ 8 tại Việt Nam - chi nhánh Cần Thơ Năm trong kê hoach phat triên tông thê 2019 - xây dưng mạng lưới chi nhánh xứng với nguồn vốn và tiềm năng phát triên của công ty, ngay 25/04/2019, chưng khoan Mirae Asset Viêt Nam chinh thưc đon thanh viên thư 8 gia nhâp vao hê thông chi nhanh trên ca nươc - Mirae Asset Cân Thơ. Năm trong kê hoach phat...