Quy định nghiêm ngặt của các tỷ phú công nghệ với con cái
Sở hữu tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới, nhưng Bill Gates đặt ra những quy định rất nghiêm ngặt về cách sử dụng công nghệ với con cái – tỷ phú đã chia sẻ điều này trong nhiều bài phỏng vấn.
3 đứa con hiện 16, 19, 22 tuổi của ông đã bị cấm dùng điện thoại di động cho tới năm 14 tuổi. Chúng cũng bị cấm dùng điện thoại trên bàn ăn, và bị đặt ra những giới hạn về mức độ sử dụng.
Gates từng chia sẻ với tờ Mirror rằng, bọn trẻ thường than phiền rằng bạn bè chúng được dùng điện thoại sớm hơn nhiều, nhưng những lời cầu xin của bọn trẻ vẫn không làm ông thay đổi quy định đặt ra trong cách dạy con.
Trong một cuộc phỏng vấn riêng với Matt Lauer, và sau đó là trong chương trình Today Show, ông nói rằng ông không đi quá xa bằng việc giữ mật khẩu tài khoản Facebook của bọn trẻ, nhưng an toàn trực tuyến là “một vấn đề rất khó khăn với các bậc phụ huynh ngày nay”.
Video đang HOT
Việc lạm dụng điện thoại thông minh – hay còn gọi là “nghiện điện thoại”, theo một số chuyên gia tâm lý, đang trở thành mối lo ngại ngày càng lớn của các bậc cha mẹ, các học giả, thậm chí là cả với những người làm việc ở thung lũng Silicon.
Quan điểm của Bill Gates về việc sử dụng công nghệ cũng giống với Steve Jobs – nhà sáng lập Apple. Steve cũng không cho phép con cái sử dụng điện thoại di động ở nhà.
“Chúng tôi giới hạn việc bọn trẻ sử dụng công nghệ ở nhà” – Jobs từng chia sẻ với tờ New York Times ngay sau khi ra mắt iPad năm 2011.
Theo các nhà giáo dục Joe Clement và Matt Miles, đồng tác giả cuốn sách về chủ đề này đặt câu hỏi: “Những ông chủ doanh nghiệp công nghệ này biết điều gì về những sản phẩm của họ mà người tiêu dùng không biết?”
Câu trả lời là nó có khả năng gây nghiện. Trong vài tháng qua, một loạt các giám đốc điều hành ở thung lũng Silicon đã tiết lộ sức mạnh của Apple, Facebook, Google, Twitter trong việc thu hút sự chú ý của người dùng thông qua các sản phẩm và nền tảng của họ.
“Nó thực sự thay đổi mối quan hệ của bạn với xã hội, và với nhau” – nhà sáng lập Napster, cựu chủ tịch Facebook Sean Parker chia sẻ. “Nó có thể can thiệp một cách đáng kể theo những cách kỳ lạ nhất”.
Theo Business Insider
Bạn học của CEO Facebook đưa ra nghiên cứu nói hơn 50% tài khoản Facebook là giả mạo
Về phần mình, Facebook đã thừa nhận rằng các tài khoản giả hoặc trùng lặp tồn tại trên nền tảng của mình. Năm 2017, công ty lưu ý rằng có tới 270 triệu tài khoản có thể thuộc một trong hai loại đó.
Mới đây, nhà phê bình Facebook Aaron Greenspan đã cáo buộc gã khổng lồ truyền thông xã hội Facebook không có cách nào để đo lường chính xác cơ sở người dùng thực sự - hay nói cách khác, các tài khoản Facebook - và số liệu báo cáo của Facebook đã đánh giá quá cao con số của người dùng hoạt động thực sự hàng tháng của nền tảng mạng xã hội này.
Đáng chú ý, Greenspan là cựu bạn học Harvard của người sáng lập và CEO Facebook Mark Zuckerberg. Năm 2009, Adweek đã báo cáo Facebook và Greenspan đạt được một giải pháp bí mật về tranh chấp thương hiệu liên quan đến thuật ngữ "Face Book". Tuy nhiên, báo cáo mới của Greenspan không chỉ cáo buộc về tên gọi Facebook.
"Thực tế của vấn đề là Facebook hiện không và sẽ không bao giờ có cách chính xác để đo lường số lượng tài khoản giả mạo của mình", báo cáo tuyên bố. "Nếu tính tất cả các yếu tố này, chúng tôi ước tính có đến 50% trở lên tài khoản hiện tại của Facebook là giả mạo",
Facebook kịch liệt phản đối phân tích của Greenspan. "Điều này là sai hoàn toàn ngay cả khi nói về các tài khoản giả mạo", người phát ngôn của công ty viết qua email.
Tuy nhiên, ít nhất một nhóm dường như đang xem xét các cáo buộc của báo cáo một cách nghiêm túc: đó là các nhà đầu tư của Facebook. Seeking Alpha, một trang web phân tích tài chính, lưu ý rằng cổ phiếu Facebook đã giảm vào ngày 24/1 ngay sau khi báo cáo Greenspan được phát hành.
Về phần mình, Facebook đã thừa nhận rằng các tài khoản giả hoặc trùng lặp tồn tại trên nền tảng của mình. Năm 2017, công ty lưu ý rằng có tới 270 triệu tài khoản có thể thuộc một trong hai loại đó. Tuy nhiên, con số đó khác xa với những gì Greenspan tuyên bố.
Cuối cùng, việc xác định chính xác số lượng tài khoản Facebook giả mạo có thể là một nhiệm vụ bất khả thi. Điều đó không có nghĩa là ước tính chính xác không tồn tại, tuy nhiên, điều này chỉ để lại cho chúng ta câu hỏi lơn, hơn 2 tỷ người dùng mạng xã hội là đúng hay là sai, và Facebook hay Greenspan đáng tin cậy hơn?
Theo Mashable
Mark Zuckerberg: 'Chúng tôi không bán dữ liệu của người dùng' Đồng sáng lập và giám đốc điều hành Facebook, Mark Zuckerberg đã có lập luận mới để bảo vệ công ty của mình vào ngày 24/1 vừa qua khi cho rằng việc nhắm mục tiêu quảng cáo dựa trên sở thích khác với việc bán dữ liệu người dùng. "Nếu chúng tôi cam kết phục vụ tất cả mọi người, thì chúng tôi...