Quy định mới về tổng chi phí lãi vay đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 68/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 8 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP ngày 24/2/2017 của CP quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết.
Sơ chế cá tại một doanh nghiệp sản xuất thủy hải sản xuất khẩu của thị trấn Định An, huyện Trà Cú, Trà Vinh. Ảnh: An Hiếu/TTXVN
Theo đó, Nghị định quy định tổng chi phí lãi vay được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết như sau: Tổng chi phí lãi vay (sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay) phát sinh trong kỳ được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 30% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ cộng chi phí lãi vay (sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay) phát sinh trong kỳ cộng chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ (theo Nghị định 20/2017/NĐ-CP, tổng chi phí lãi vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 20% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cộng với chi phí lãi vay, chi phí khấu hao trong kỳ của người nộp thuế).
Phần chi phí lãi vay không được trừ theo quy định tại điểm a khoản này được chuyển sang kỳ tính thuế tiếp theo khi xác định tổng chi phí lãi vay được trừ trong trường hợp tổng chi phí lãi vay phát sinh được trừ của kỳ tính thuế tiếp theo thấp hơn mức quy định tại Điểm a nêu trên. Thời gian chuyển chi phí lãi vay tính liên tục không quá 5 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh chi phí lãi vay không được trừ.
Quy định tại điểm a nêu trên không áp dụng với các khoản vay của người nộp thuế là tổ chức tín dụng theo Luật Các tổ chức tín dụng; tổ chức kinh doanh bảo hiểm theo Luật Kinh doanh bảo hiểm; các khoản vay vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vay ưu đãi của Chính phủ thực hiện theo phương thức Chính phủ đi vay nước ngoài cho các doanh nghiệp vay lại; các khoản vay thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia chương trình nông thôn mới và giảm nghèo bền vững); các khoản vay đầu tư chương trình, dự án thực hiện chính sách phúc lợi xã hội của Nhà nước (nhà ở tái định cư, nhà ở công nhân, sinh viên và dự án phúc lợi công cộng khác).
Người nộp thuế kê khai tỷ lệ chi phí lãi vay trong kỳ tính thuế theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 68/2020/NĐ-CP. Nghị định 68/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 24/6/2020 và áp dụng từ kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2019.
Video đang HOT
Theo Bộ Tài chính, ngày 24/2/2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định 20/2017/NĐ-CP (Nghị định 20) về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết. Qua hơn ba năm thực hiện, Nghị định 20 đã mang lại những kết quả nhất định trong công tác đấu tranh chống chuyển giá.
Tuy nhiên, Nghị định 20 có quy định về khống chế chi phí lãi vay lần đầu áp dụng nên không tránh khỏi những khó khăn trong quá trình triển khai. Cụ thể, việc áp dụng khống chế chi phí lãi vay mà không cho trừ doanh thu lãi tiền gửi, lãi cho vay gây bất cập đối với doanh nghiệp trung chuyển vốn vay, cho vay lại, quản lý quỹ, ký quỹ trong nội bộ tập đoàn, tổng công ty, công ty chứng khoán.
Mức khống chế chi phí lãi vay tại Nghị định 20/2017/NĐ-CP là 20%, đây là mức trung bình trong biên độ 10-30% theo khuyến nghị của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) và đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB). Tuy nhiên, đối với điều kiện của Việt Nam mới áp dụng quy định nên đã tạo ra phản ứng của các doanh nghiệp, vì vậy cần nghiên cứu để quy định tỷ lệ khống chế phù hợp…/.
Lấy ý kiến cho dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Chứng khoán sửa đổi
Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa công bố lấy ý kiến cho dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Chứng khoán sửa đổi.
Dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Chứng khoán sửa đổi sẽ gồm 269 điều và 9 chương. Ảnh Internet.
Luật Chứng khoán số 54/2019/QH14 đã được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2019, có hiệu lực từ 1/1/2021. Luật Chứng khoán năm 2019 được kì vọng sẽ góp phần hoàn thiện thể chế, ổn định môi trường pháp lý, bảo đảm cho sự phát triển an toàn, ổn định, bền vững của thị trường chứng khoán, đáp ứng yêu cầu hội nhập, lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư. Đây cũng sẽ là nền tảng pháp lý quan trọng góp phần cải thiện nguồn cung cũng như khả năng hút vốn cho thị trường chứng khoán; nâng cao năng lực của các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán, tăng tính công khai, minh bạch của thị trường chứng khoán.
Theo thông tin từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Chính phủ đã giao Bộ Tài chính (Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước) chủ trì hoàn thiện, ban hành 4 Nghị định và 11 Thông tư hướng dẫn Luật Chứng khoán năm 2019. Ngoài dự thảo Nghị định chung hướng dẫn Luật Chứng khoán 2019, 03 dự thảo Nghị định còn lại đang được cơ quan soạn thảo hoàn thiện liên quan đến quản trị công ty; xử phạt hành chính trong lĩnh vực chứng khoán; chứng khoán phái sinh.
Dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Chứng khoán sửa đổi sẽ gồm 269 điều và 9 chương quy định chi tiết về chào bán, phát hành chứng khoán và chào mua công khai; tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán; đăng ký chứng khoán, bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán, thành viên của tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, tổ chức mở tài khoản trực tiếp.
Ngoài ra dự thảo cũng quy định rõ về nội dung đăng ký biện pháp bảo đảm đối với chứng khoán đã đăng ký tập trung tại tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam; công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, chi nhánh, văn phòng đại diện, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam; quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán; các biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn thị trường chứng khoán.
Đáng chú ý, một trong những điểm mới tại dự thảo nghị định hướng dẫn Luật Chứng khoán sửa đổi là cho phép doanh nghiệp được chào bán cổ phiếu ra công chúng với giá thấp hơn mệnh giá.
Cụ thể, điều kiện công ty đại chúng chào bán cổ phiếu ra công chúng với giá thấp hơn mệnh giá gồm: giá cổ phiếu của tổ chức phát hành giao dịch trên hệ thống giao dịch chứng khoán thấp hơn mệnh giá, trong đó, giá cổ phiếu được tính bằng bình quân giá tham chiếu của 60 ngày giao dịch liên tiếp liền trước ngày đại hội đồng cổ đông thông qua phương án chào bán; có đủ thặng dư vốn cổ phần căn cứ trên báo cáo tài chính kỳ gần nhất được kiểm toán đủ bù đắp phần thặng dư âm phát sinh do chào bán cổ phiếu dưới mệnh giá...
Bên cạnh đó, dự thảo Nghị định cũng có nội dung liên quan đến việc cho doanh nghiệp nước ngoài niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Theo đó, để được niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán tại Việt Nam, tổ chức phát hành nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện: là chứng khoán của tổ chức phát hành nước ngoài đã được chào bán ra công chúng tại Việt Nam theo quy định pháp luật về chứng khoán Việt Nam; số lượng chứng khoán đăng ký niêm yết tương ứng với số lượng chứng khoán được phép chào bán tại Việt Nam; đáp ứng các điều kiện niêm yết; có cam kết thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của tổ chức niêm yết theo quy định của pháp luật Việt Nam; được 1 công ty chứng khoán thành lập và hoạt động tại Việt Nam tham gia tư vấn niêm yết chứng khoán; tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam về quản lý ngoại hối.
Cùng với đó, dự thảo nghị định cũng đưa ra nhiều quy định mới về tổ chức thị trường giao dịch; đăng ký chứng khoán, bù trừ và thanh toán chứng khoán; tổ chức kinh doanh chứng khoán và hành nghề chứng khoán;...
Hiện Bộ Tài chính, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước đang tích cực nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các doanh nghiệp, tổ chức, nhà đầu tư một cách nghiêm túc để hoàn hiện hệ thống pháp luật thống nhất, đồng bộ về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Phương pháp xác định giá cho các giao dịch để quản lý thuế như thế nào? Dự thảo Nghị định quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết (thay thế Nghị định số 20/2017/NĐ-CP) đã quy định cụ thể việc xác định các bên có quan hệ liên kết và phương pháp xác định giá cho các giao dịch này. Dự thảo Nghị định quy định về quản lý thuế đối với...