Quy định mới về lập báo cáo lợi nhuận liên quốc gia
Ngày 9-11, tại Hà Nội, Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) đã tổ chức họp báo chuyên đề cung cấp thông tin về Nghị định 132/2020/NĐ-CP (Chính phủ mới ban hành ngày 5-11 thay thế cho Nghị định 20/2017/NĐ-CP ngày 24-2-2017).
Phát biểu tại cuộc họp báo, ông Đặng Ngọc Minh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cho biết, Nghị định 132/2020/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành về cơ bản vẫn tiếp tục kế thừa quy định tại Nghị định số 68/2020/NĐ-CP về quy định khống chế trần lãi vay. Theo đó, Chính phủ sẽ tiếp tục giữ nguyên quy định mức trần chi phí lãi vay 30% lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi, tiền vay; cho chuyển tiếp chi phí lãi vay sang 5 năm tiếp theo và mở rộng đối tượng miễn áp dụng quy định khống chế.
Cụ thể, theo hướng quy định tổng chi phí lãi vay được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) đối với DN có giao dịch liên kết không vượt quá 30% tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ, cộng với lãi vay phát sinh trong kỳ, cộng chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ.
Phần chi phí lãi vay không được trừ được chuyển sang kỳ tính thuế tiếp theo, khi xác định tổng chi phí lãi vay trong trường hợp tổng chi phí lãi vay phát sinh được trừ của kỳ tính thuế tiếp theo thấp hơn 30%. Thời gian chuyển chi phí lãi vay tính liên tục không quá 5 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh chi phí lãi vay không được trừ.
Việc khống chế chi phí lãi vay không vượt quá 30% không áp dụng đối với khoản vay của người nộp thuế là tổ chức tín dụng theo Luật Các tổ chức tín dụng; tổ chức kinh doanh bảo hiểm theo Luật Kinh doanh bảo hiểm; các khoản vay vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vay ưu đãi của Chính phủ thực hiện theo phương thức Chính phủ đi vay nước ngoài cho các DN vay lại; các khoản vay chương trình mục tiêu quốc gia như Chương trình nông thôn mới và giảm nghèo bền vững; các khoản vay đầu tư chương trình, dự án thực hiện chính sách phúc lợi xã hội của Nhà nước như nhà ở tái định cư, nhà ở công nhân, sinh viên, nhà ở xã hội và dự án phúc lợi công cộng khác.
Theo đại diện Tổng cục Thuế, một trong những điểm mới cơ bản của Nghị định 132/2020/NĐ-CP là bổ sung thêm đối tượng miễn áp dụng quy định đối với “nhà ở xã hội”. Người nộp thuế trong giao dịch liên kết thuộc phạm vi điều chỉnh tại Nghị định 132 có trách nhiệm kê khai, xác định giá giao dịch liên kết, không làm giảm nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tại Việt Nam.
Người nộp thuế có trách nhiệm chứng minh việc thực hiện, phân tích, so sánh và lựa chọn phương pháp xác định giá giao dịch liên kết theo quy định khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.
Đáng chú ý, Nghị định 132 nêu rõ, người nộp thuế có nghĩa vụ liên quan đến báo cáo lợi nhuận liên quốc gia trong trường hợp người nộp thuế là công ty mẹ tối cao tại Việt Nam có doanh thu hợp nhất toàn cầu trong kỳ tính thuế từ 18.000 tỷ đồng trở lên phải có trách nhiệm lập báo cáo lợi nhuận liên quốc gia. Thời hạn nộp Báo cáo cho Cơ quan thuế chậm nhất là 12 tháng sau ngày kết thúc năm tài chính của Công ty mẹ tối cao.
Video đang HOT
Theo đại diện Tổng cục Thuế, từ góc độ hội nhập thuế quốc tế, Nghị định 132 đã sửa đổi, bổ sung quy định về kê khai báo cáo lợi nhuận liên quốc gia phù hợp cam kết quốc tế tại các Diễn đàn chống xói mòn cơ sở tính thuế và chuyển lợi nhuận (BEPS) mà Việt Nam là thành viên.
Phát biểu tại cuộc họp báo, ông Đặng Ngọc Minh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cho biết, Nghị định 132/2020/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành về cơ bản vẫn tiếp tục kế thừa quy định tại Nghị định số 68/2020/NĐ-CP về quy định khống chế trần lãi vay. Theo đó, Chính phủ sẽ tiếp tục giữ nguyên quy định mức trần chi phí lãi vay 30% lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi, tiền vay; cho chuyển tiếp chi phí lãi vay sang 5 năm tiếp theo và mở rộng đối tượng miễn áp dụng quy định khống chế.
Cụ thể, theo hướng quy định tổng chi phí lãi vay được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) đối với DN có giao dịch liên kết không vượt quá 30% tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ, cộng với lãi vay phát sinh trong kỳ, cộng chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ.
Phần chi phí lãi vay không được trừ được chuyển sang kỳ tính thuế tiếp theo, khi xác định tổng chi phí lãi vay trong trường hợp tổng chi phí lãi vay phát sinh được trừ của kỳ tính thuế tiếp theo thấp hơn 30%. Thời gian chuyển chi phí lãi vay tính liên tục không quá 5 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh chi phí lãi vay không được trừ.
Việc khống chế chi phí lãi vay không vượt quá 30% không áp dụng đối với khoản vay của người nộp thuế là tổ chức tín dụng theo Luật Các tổ chức tín dụng; tổ chức kinh doanh bảo hiểm theo Luật Kinh doanh bảo hiểm; các khoản vay vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vay ưu đãi của Chính phủ thực hiện theo phương thức Chính phủ đi vay nước ngoài cho các DN vay lại; các khoản vay chương trình mục tiêu quốc gia như Chương trình nông thôn mới và giảm nghèo bền vững; các khoản vay đầu tư chương trình, dự án thực hiện chính sách phúc lợi xã hội của Nhà nước như nhà ở tái định cư, nhà ở công nhân, sinh viên, nhà ở xã hội và dự án phúc lợi công cộng khác.
Theo đại diện Tổng cục Thuế, một trong những điểm mới cơ bản của Nghị định 132/2020/NĐ-CP là bổ sung thêm đối tượng miễn áp dụng quy định đối với “nhà ở xã hội”. Người nộp thuế trong giao dịch liên kết thuộc phạm vi điều chỉnh tại Nghị định 132 có trách nhiệm kê khai, xác định giá giao dịch liên kết, không làm giảm nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tại Việt Nam.
Người nộp thuế có trách nhiệm chứng minh việc thực hiện, phân tích, so sánh và lựa chọn phương pháp xác định giá giao dịch liên kết theo quy định khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.
Đáng chú ý, Nghị định 132 nêu rõ, người nộp thuế có nghĩa vụ liên quan đến báo cáo lợi nhuận liên quốc gia trong trường hợp người nộp thuế là công ty mẹ tối cao tại Việt Nam có doanh thu hợp nhất toàn cầu trong kỳ tính thuế từ 18.000 tỷ đồng trở lên phải có trách nhiệm lập báo cáo lợi nhuận liên quốc gia. Thời hạn nộp Báo cáo cho Cơ quan thuế chậm nhất là 12 tháng sau ngày kết thúc năm tài chính của Công ty mẹ tối cao.
Theo đại diện Tổng cục Thuế, từ góc độ hội nhập thuế quốc tế, Nghị định 132 đã sửa đổi, bổ sung quy định về kê khai báo cáo lợi nhuận liên quốc gia phù hợp cam kết quốc tế tại các Diễn đàn chống xói mòn cơ sở tính thuế và chuyển lợi nhuận (BEPS) mà Việt Nam là thành viên.
Dự án phúc lợi xã hội không phải kê khai giao dịch liên kết
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 132/2020/NĐ-CP quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết.
Doanh nghiệp có giao dịch liên kết sẽ thuận lợi hơn với việc giữ nguyên mức trần chi phí lãi vay 30%.
Theo nghị định này, các khoản vay ưu đãi của Chính phủ thực hiện theo phương thức Chính phủ đi vay nước ngoài về cho các doanh nghiệp vay lại; các khoản vay đầu tư chương trình, dự án thực hiện chính sách phúc lợi xã hội... không phải kê khai giao dịch liên kết.
Giữ nguyên mức trần chi phí lãi vay 30%
Theo khoản 3, Điều 16 Nghị định 132, việc xác định chi phí để tính thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết là tổng chi phí lãi vay được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 30% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ cộng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ, cộng chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ của người nộp thuế.
Phần chi phí lãi vay không được trừ được chuyển sang kỳ tính thuế tiếp theo, khi xác định tổng chi phí lãi vay được trừ trong trường hợp tổng chi phí lãi vay phát sinh được trừ của kỳ tính thuế tiếp theo thấp hơn mức quy định. Thời gian chuyển chi phí lãi vay tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh chi phí lãi vay không được trừ.
Tuy nhiên, Nghị định 132 không áp dụng với các khoản vay của người nộp thuế là tổ chức tín dụng theo Luật Các tổ chức tín dụng; tổ chức kinh doanh bảo hiểm theo Luật Kinh doanh bảo hiểm; các khoản vay vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vay ưu đãi của Chính phủ thực hiện theo phương thức Chính phủ đi vay nước ngoài cho các doanh nghiệp vay lại; các khoản vay thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia (chương trình nông thôn mới và giảm nghèo bền vững); các khoản vay đầu tư chương trình, dự án thực hiện chính sách phúc lợi xã hội của Nhà nước (nhà ở tái định cư, nhà ở công nhân, sinh viên, nhà ở xã hội và dự án phúc lợi công cộng khác).
Các chi phí của giao dịch liên kết không phù hợp bản chất giao dịch độc lập, hoặc không góp phần tạo ra doanh thu, thu nhập cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của người nộp thuế thì không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ. Cụ thể, chi phí thanh toán cho bên liên kết không thực hiện bất kỳ hoạt động sản xuất, kinh doanh nào liên quan đến ngành nghề, hoạt động sản xuất, kinh doanh của người nộp thuế; không có quyền lợi, trách nhiệm liên quan đối với tài sản, hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho người nộp thuế...
Người nộp thuế phải kê khai báo cáo lợi nhuận liên quốc gia
Theo Nghị định 132, người nộp thuế có giao dịch liên kết thuộc phạm vi điều chỉnh tại nghị định này có trách nhiệm kê khai, xác định giá giao dịch liên kết, không làm giảm nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tại Việt Nam theo quy định. Người nộp thuế có trách nhiệm chứng minh việc thực hiện phân tích, so sánh và lựa chọn phương pháp xác định giá giao dịch liên kết khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.
Người nộp thuế phải cung cấp hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết
Theo Nghị định 132, người nộp thuế phải có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác và chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với các thông tin, tài liệu tại hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết khi có yêu cầu của cơ quan thuế trong quá trình tham vấn trước khi tiến hành thanh tra, kiểm tra. Thời hạn cung cấp hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết không quá 30 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản yêu cầu của cơ quan thuế. Trường hợp người nộp thuế có lý do chính đáng, thì thời hạn cung cấp hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết được gia hạn 1 lần không quá 15 ngày làm việc, kể từ ngày hết hạn.
Đặc biệt, Nghị định 132 cũng quy định trường hợp người nộp thuế là công ty mẹ tại Việt Nam có doanh thu hợp nhất toàn cầu trong kỳ tính thuế từ 18 nghìn tỷ đồng trở lên, có trách nhiệm lập báo cáo lợi nhuận liên quốc gia tại hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết. Thời hạn nộp báo cáo cho cơ quan thuế chậm nhất là 12 tháng sau ngày kết thúc năm tài chính của công ty mẹ.
Người nộp thuế tại Việt Nam có công ty mẹ tại nước ngoài mà công ty mẹ có nghĩa vụ lập báo cáo lợi nhuận liên quốc gia theo quy định của nước cư trú, phải nộp cho cơ quan thuế trong các trường hợp sau: quốc gia, vùng lãnh thổ nơi công ty mẹ là đối tượng cư trú có thỏa thuận quốc tế về thuế với Việt Nam, nhưng không có thỏa thuận của nhà chức trách có thẩm quyền tại thời điểm đến hạn nộp báo cáo.
Quốc gia, vùng lãnh thổ nước ngoài nơi công ty mẹ là đối tượng cư trú có thoả thuận giữa nhà chức trách có thẩm quyền với Việt Nam, nhưng đã đình chỉ cơ chế trao đổi thông tin tự động, hoặc không tự động cung cấp được cho Việt Nam báo cáo lợi nhuận liên quốc gia của tập đoàn là đối tượng cư trú tại các quốc gia, vùng lãnh thổ nước ngoài đó.
Trường hợp tập đoàn đa quốc gia có nhiều hơn 1 người nộp thuế tại Việt Nam và công ty mẹ tại nước ngoài có văn bản thông báo chỉ định một trong những người nộp thuế tại Việt Nam nộp báo cáo lợi nhuận liên quốc gia, thì người nộp thuế được chỉ định có nghĩa vụ nộp báo cáo lợi nhuận liên quốc gia cho cơ quan thuế. Người nộp thuế có nghĩa vụ nộp văn bản thông báo chỉ định của công ty mẹ cho cơ quan thuế trước, hoặc vào ngày kết thúc năm tài chính của công ty mẹ của người nộp thuế.
DIC Corp thông báo bán 8,26 triệu cổ phiếu quỹ sau khi "bắt đáy" thành công vào đầu tháng 4 Trước đó vào tháng 4, DIC Corp đã mua vào 8,26 triệu cổ phiếu quỹ với tổng giá trị chỉ hơn 90 tỷ đồng trong bối cảnh cổ phiếu công ty giảm sâu bởi ảnh hưởng dịch Covid-19. Ước tính DIC Corp có thể thu về lợi nhuận khoảng 90% từ thương vụ này. Tổng CTCP Đầu tư phát triển xây dựng -...