Quy định mới về hỗ trợ lãi suất vay vốn giảm tổn thất trong nông nghiệp
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 82/2019/TT-BTC sửa đổi một số điều của Thông tư số 89/2014/TT-BTC hướng dẫn hỗ trợ lãi suất vay vốn và cấp bù chênh lệch lãi suất do thực hiện chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp.
Ảnh minh họa. Nguồn: internet.
Theo Thông tư, một nội dung về điều kiện được ngân sách nhà nước hỗ trợ lãi suất vay vốn và cấp bù chênh lệch lãi suất được sửa đổi như sau: “ Các khoản vay trả nợ đúng hạn tại thời điểm hỗ trợ lãi suất và cấp bù chênh lệch lãi suất; không thực hiện hỗ trợ lãi suất và cấp bù chênh lệch lãi suất đối với các khoản vay quá hạn tính từ thời điểm quá hạn. Cac khoan cho vay bị quá hạn một phần dư nợ gốc thi khach hang không đươc hỗ trợ lãi suất, câp bu chênh lệch lai suât đôi vơi phân dư nơ gôc bị quá hạn kê tư thơi điêm phat sinh nợ quá hạn. Phân dư nơ gôc không bi qua han theo quy định thì tiếp tục đươc hương hô trơ lai suât, cấp bù chênh lệch lãi suất theo Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg”.
Trước đây, Thông tư số 84 chỉ quy định: Các khoản vay trả nợ trong hạn tại thời điểm hỗ trợ lãi suất và cấp bù chênh lệch lãi suất; không thực hiện hỗ trợ lãi suất và cấp bù chênh lệch lãi suất đối với các khoản vay ( gốc và lãi) quá hạn tính từ thời điểm quá hạn.
Thông tư mới này cũng sửa đổi tiết a điểm 4.1 khoản 4 Điều 5 Thông tư số 89/2014/TT-BTC như sau: Số tiền lãi được hỗ trợ cho một khoản vay được tính theo phương pháp tích số giữa mức lãi suất hỗ trợ với dư nợ cho vay và thời gian vay vốn được hỗ trợ lãi suất. Trước đây thời gian này được tính theo tháng, thì nay tính theo năm.
Video đang HOT
Thông tư số 82 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/12/2019.
H.Vân
Theo haiquanonline.com.vn
Sửa đổi quy định hỗ trợ lãi suất vay vốn, cấp bù chênh lệch lãi suất
Thông tư số 82/2019/TT-BTC ngày 15/11/2019 của Bộ Tài chính đã sửa đổi một số điều của Thông tư số 89/2014/TT-BTC ngày 07/7/2014 hướng dẫn hỗ trợ lãi suất vay vốn và cấp bù chênh lệch lãi suất do thực hiện chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp.
Thông tư số 82/2019/TT-BTC đã sử đổi một trong những điều kiện được ngân sách nhà nước hỗ trợ lãi suất vay vốn và cấp bù chênh lệch lãi suất. Nguồn: internet
Thông tư số 82/2019/TT-BTC đã sử đổi một trong những điều kiện được ngân sách nhà nước hỗ trợ lãi suất vay vốn và cấp bù chênh lệch lãi suất, cụ thể: các khoản vay trả nợ đúng hạn tại thời điểm hỗ trợ lãi suất và cấp bù chênh lệch lãi suất; không thực hiện hỗ trợ lãi suất và cấp bù chênh lệch lãi suất đối với các khoản vay quá hạn tính từ thời điểm quá hạn.
Thông tư số 82/2019/TT-BTC nêu rõ, các khoản cho vay bị quá hạn một phần dư nợ gốc thì khách hàng không được hỗ trợ lãi suất, cấp bù chênh lệch lãi suất đối với phần dư nợ gốc bị quá hạn kể từ thời điểm phát sinh nợ quá hạn. Phần dư nợ gốc không bị quá hạn theo quy định thì tiếp tục được hưởng hỗ trợ lãi suất, cấp bù chênh lệch lãi suất theo Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg.
Số tiền lãi được hỗ trợ cho một khoản vay được tính theo phương pháp tích số giữa mức lãi suất hỗ trợ với dư nợ cho vay và thời gian vay vốn được hỗ trợ lãi suất theo công thức sau:
Trong đó, mức lãi suất hỗ trợ được tính theo đơn vị là %/năm; n là số ngày dư nợ thực tế trong kỳ được hỗ trợ lãi suất.
Số tiền lãi chênh lệch được cấp bù cho một khoản vay được tính theo phương pháp tích số giữa mức chênh lệch lãi suất được cấp bù với dư nợ cho vay và thời gian vay vốn được cấp bù lãi suất theo công thức sau:
Trong đó, mức chênh lệch lãi suất cấp bù tính theo đơn vị là %/năm; n là số ngày dư nợ thực tế phát sinh trong kỳ được hỗ trợ lãi suất.
Về chế độ báo cáo, Thông tư số 82/2019/TT-BTC hướng dẫn, các ngân hàng thương mại thực hiện chế độ báo cáo quý, năm về kết quả thực hiện hỗ trợ lãi suất, cấp bù chênh lệch lãi suất của chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp của toàn hệ thống theo quy định.
Trong đó, đối với báo cáo quý, định kỳ hàng quý, các ngân hàng thương mại tổng hợp số liệu về kết quả thực hiện hỗ trợ lãi suất, cấp bù chênh lệch lãi suất của chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp của toàn hệ thống.
Đối với báo cáo năm, định kỳ hàng năm, các ngân hàng thương mại gửi báo cáo thực hiện năm cho Bộ Tài chính gồm: Số tiền hỗ trợ lãi suất vay vốn và chênh lệch lãi suất đã được tạm cấp trong năm; Số tiền hỗ trợ lãi suất vay vốn và chênh lệch lãi suất phát sinh thực tế đề nghị được cấp cả năm; Hồ sơ đề nghị quyết toán theo quy định tại điểm 5.2 khoản 5 Điều 5 Thông tư này.
Thời hạn gửi báo cáo quý chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc quý; Thời hạn gửi báo cáo năm: chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Các ngân hàng thương mại thực hiện báo cáo bằng văn bản cho Bộ Tài chính.
Theo tapchitaichinh.vn
Năm 2020, tăng trưởng tín dụng ở mức nào? Ngân hàng Nhà nước cho biết, tỷ lệ tăng tín dụng năm 2020 chỉ quanh mức như năm 2019 với 13%. Tăng trưởng tín dụng năm 2019 khoảng 13% Tại họp báo triển khai nhiệm vụ ngành được Ngân hàng Nhà nước tổ chức ngày 31/12, bà Nguyễn Thị Hồng, Phó thống đốc Ngân hàng nhà nước cho biết, tăng trưởng tín dụng...