Quy định mới về điều chỉnh cơ cấu vốn điều lệ đối với doanh nghiệp cổ phần hóa
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 34/2019/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư số 40/2018/TT-BTC hướng dẫn bán cổ phần lần đầu và quản lý, sử dụng tiền thu từ cổ phần hóa của doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ chuyển đổi thành công ty cổ phần.
Ảnh minh họa
Thông tư 34 bổ sung Điều 9a về “Nguyên tắc điều chỉnh cơ cấu vốn điều lệ”:
1. Đối với doanh nghiệp cổ phần hóa là doanh nghiệp nhà nước: Trường hợp doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa theo hình thức bán một phần vốn nhà nước kết hợp phát hành thêm cổ phiếu hoặc bán toàn bộ vốn nhà nước kết hợp phát hành thêm cổ phiếu thì việc điều chỉnh cơ cấu vốn điều lệ thực hiện như sau:
Video đang HOT
Xác định số cổ phần bán được là số cổ phần phát hành thêm theo phương án cổ phần hóa đã được cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt. Trường hợp tổng số cổ phần bán được theo các hình thức quy định tại Thông tư này (bao gồm cả số cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược) lớn hơn số cổ phần phát hành thêm theo phương án bán cổ phần thì phần chênh lệch tăng được xác định là cổ phần bán vốn nhà nước.
Số cổ phần bán ưu đãi cho đối tượng quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều 42 Nghị định số 126/2017/NĐ-CP được xác định là số cổ phần bán phần vốn nhà nước.
2. Đối với doanh nghiệp cổ phần hóa là doanh nghiệp do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ: Việc điều chỉnh cơ cấu vốn điều lệ trong trường hợp doanh nghiệp do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thực hiện cổ phần hóa theo hình thức bán một phần vốn nhà nước kết hợp phát hành thêm cổ phiếu hoặc bán toàn bộ vốn nhà nước kết hợp phát hành thêm cổ phiếu được căn cứ theo nguyên tắc nêu tại Khoản 1 Điều này để thực hiện.
Đồng thời Thông tư 34 cũng Bổ sung Điều 20a về “Trách nhiệm của Hội đồng thành viên, Chủ tịch các doanh nghiệp nhà nước” gồm: Phê duyệt phương án cổ phần hóa của các doanh nghiệp cấp II để triển khai việc bán cổ phần và quản lý, sử dụng tiền thu từ cổ phần hóa theo đúng quy định tại Thông tư này, ngoại trừ các đơn vị quy định tại điểm b khoản 1 Điều 45 Nghị định số 126/2017/NĐ-CP.
Kiểm tra, giám sát Ban chỉ đạo cổ phần hóa và doanh nghiệp cấp II cổ phần hóa trong việc thực hiện bán cổ phần theo phương án đã được duyệt và quản lý, sử dụng tiền thu từ cổ phần hóa theo quy định, ngoại trừ các đơn vị quy định tại điểm b khoản 1 Điều 45 Nghị định số 126/2017/NĐ-CP; quyết định phê duyệt quyết toán chi phí cổ phần hóa, kinh phí hỗ trợ lao động dôi dư và số tiền thu từ cổ phần hóa của các doanh nghiệp cấp II cổ phần hóa.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 29/07/2019.
Theo baochinhphu.vn
Vinalines dự kiến tổ chức đại hội cổ đông lần đầu vào cuối tháng 7
Thời gian tổ chức đại hội cổ đông lần thứ nhất của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam sẽ được lùi đến ngày 29/7/2019.
Vinalines tổ chức đại hội cổ đông lần đầu vào ngày 29/7. Ảnh: minh họa/TTXVN
Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) vừa cho biết, thời gian tổ chức đại hội cổ đông lần thứ nhất của Vinalines sẽ được lùi đến ngày 29/7/2019. Thời gian này bị chậm hơn so với dự kiến trước đó hơn 1 tháng.
Đại diện Vinalines cho hay, sở dĩ Tổng công ty phải lùi thời gian là do Thông tư 34/2019/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 40/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính về hướng dẫn bán cổ phần lần đầu quản lý sử dụng tiền thu từ cổ phần hóa chính thức có hiệu lực từ ngày 29/7/2019.
Vì vậy, Tổng công ty phải chờ đến ngày Thông tư này có hiệu lực để đáp ứng đúng quy định của Luật Doanh nghiệp và Nghị định số 126/2017/NĐ-CP của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp nhà nước và Công ty TNHH MTV do doanh nghiệp đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần.
Như vậy, đây là lần thứ 3 Vinalines phải thay đổi thời gian tổ chức đại hội cổ đông lần đầu để chính thức chuyển sang hoạt động mô hình công ty cổ phần. Trước đó, thời điểm dự kiến tổ chức đại hội cổ đông của Vinalines là quý I/2019 và quý II/2019 (24/6/2019).
Để chuẩn bị cho tiến trình cổ phần hóa, Vinalines đã tổ chức 2 đợt chào bán cổ phần; trong đó, phiên chào bán cổ phần ra công chúng lần đầu đã thu hút 42 nhà đầu tư đăng ký mua với khối lượng 5.439.800 cổ phần (chiếm hơn 1,1% trên tổng số gân 490 triệu cổ phần đưa ra đấu giá). Tại phiên chào bán thỏa thuận lần 2, số lượng cổ phần được Vinalines chào bán là hơn 483,3 triệu cổ phần./.
Theo bnews.vn
Vơi bớt nỗi lo sở hữu chéo ngân hàng Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, ông Lê Minh Hưng cho biết, tỷ lệ sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng đã giảm đáng kể. Triệt tiêu sở hữu chéo Sau 6 năm đẩy mạnh tái cơ cấu, xóa "mạng nhện" sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng, tình trạng này đã giảm đáng kể. Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà...