Quy định mới nhất đối với người dân về tỉnh Phú Thọ dịp Tết
Phú Thọ đề nghị tuyên truyền, vận động người ở ngoài tỉnh hạn chế trở về địa phương trong dịp Tết, trường hợp nhất thiết phải về thì thực hiện nghiêm nhiều quy định phòng chống dịch Covid-19.
UBND tỉnh Phú Thọ cho biết, tình hình dịch Covid-19 vẫn đang có chiều hướng diễn biến phức tạp trên phạm vi cả nước. Tại Phú Thọ, những ngày gần đây liên tục ghi nhận từ 120 – 160 ca mắc mới với nhiều ca nhiễm tại cộng đồng, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh.
Đặc biệt có nhiều trường hợp đang học tập, làm việc, sinh sống ngoài tỉnh Phú Thọ tự làm xét nghiệm test nhanh Covid-19 khi phát hiện dương tính đã không khai báo với chính quyền địa phương sở tại, mà tự ý di chuyển về tỉnh.
Mặc dù dịch Covid-19 tại tỉnh Phú Thọ vẫn đang trong tầm kiểm soát, song địa phương này cho rằng, luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát diện rộng, gây quá tải hệ thống y tế, ảnh hưởng lên sức khỏe, đời sống người dân và các hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Đặc biệt, nguy cơ này luôn ở mức cao nhất vào dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán và thời gian tổ chức các hoạt động lễ hội đầu xuân.
Lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 cho người dân ở tỉnh Phú Thọ (Ảnh: Hồng Vân).
Video đang HOT
Vì vậy, Tiểu ban Y tế – Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Phú Thọ vừa có văn bản yêu cầu các sở ngành, đơn vị, địa phương quán triệt sâu rộng tới cán bộ công chức, viên chức, người lao động và toàn thể nhân dân hạn chế tối đa việc di chuyển khi không cần thiết trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán.
Đồng thời tuyên truyền, vận động người thân trong gia đình đang học tập, làm việc, sinh sống ngoài tỉnh hạn chế đến, trở về tỉnh Phú Thọ trong thời gian này.
Trường hợp do nhu cầu phải đến/trở về tỉnh Phú Thọ, người dân bắt buộc phải khai báo y tế, thông báo với chính quyền địa phương, luôn tuân thủ nghiêm các quy định 5K và áp dụng các biện pháp phòng chống dịch.
Người đến/trở về từ các xã thuộc cấp độ 1, cấp độ 2 và cấp độ 3 phải chủ động tự theo dõi sức khỏe 7 ngày kể từ ngày trở về địa bàn tỉnh. Khuyến khích tự thực hiện xét nghiệm test nhanh kháng nguyên.
Người đến/trở về từ các xã thuộc cấp độ 4 phải có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 trong vòng 72 giờ bằng phương pháp RT-PCR hoặc test nhanh kháng nguyên. Trường hợp chưa có kết quả xét nghiệm, phải được xét nghiệm do nhân viên y tế thực hiện hoặc tự thực hiện xét nghiệm dưới sự giám sát của nhân viên y tế, cá nhân tự chi trả chi phí.
Phú Thọ cũng yêu cầu người dân tự theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú 7 ngày kể từ ngày đến/ trở về địa phương đối với các trường hợp tiêm đã tiêm đủ 2 liều vaccine. Cơ quan y tế lấy mẫu xét nghiệm 2 lần, trong đó lần thứ 2 xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR; cá nhân tự chi trả phí xét nghiệm.
Cách ly tại nhà, nơi lưu trú 7 ngày kể từ ngày đến/ trở về địa phương đối với các trường hợp chưa tiêm đủ 2 liều vaccine; sau đó tự theo dõi sức khỏe trong 7 ngày tiếp theo. Cơ quan y tế lấy mẫu xét nghiệm 2 lần, trong đó lần thứ 2 xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR; cá nhân tự chi trả phí xét nghiệm.
Các trường hợp đến/trở về từ ngoại tỉnh Phú Thọ trong ngày, không lưu trú lại phải thực hiện khai báo y tế bằng quét mã QR tại các địa điểm đến để phục vụ công tác truy vết, phòng dịch.
Làng cá chép đỏ Thủy Trầm vào vụ Tết
Làng Thủy Trầm, xã Tuy Lộc, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ là ngôi làng chuyên nuôi cá chép đỏ phục vụ cho ngày tiễn ông Công ông Táo về trời (ngày 23 tháng Chạp).
Đây là ngôi làng miền núi nằm ven sông Hồng, với tổng diện tích hơn 30 ha diện tích mặt nước và có hơn 250 hộ tham gia, sản lượng ước đạt khoảng 50 tấn cá đạt tiêu chuẩn (loại 50 - 60 con/kg) để cung cấp cho thị trường các tỉnh từ Bắc miền Trung trở ra. Trong ảnh: Người dân làng cá Thủy Trầm cho cá chép đỏ ăn trước 2 ngày, rồi chuyển từ ao nuôi lên bể xây trên bờ để cung cấp cho thị trường.
Làng cá chép đỏ Thủy Trầm tạo việc làm cho khoảng 700 lao động địa phương.
Hộ nông dân Bùi Ngọc Tuấn có 2 sào diện tích nuôi cá, năm nay ước thu nhập khoảng hơn 30 triệu đồng.
Hiện nay, 1 kg cá chép đỏ có giá từ 120.000 đồng đến 150.000 đồng, người nông dân thu lãi khoảng 17 triệu đồng/sào diện tích ao nuôi.
Người dân làng cá Thủy Trầm cho cá chép đỏ ăn trước 2 ngày, rồi chuyển từ ao nuôi lên bể xây trên bờ để cung cấp cho thị trường.
Cá chép đỏ của làng Thủy Trầm có màu sắc đậm hơn so với ở các vùng nuôi khác.
Cá chép đỏ được đóng vào bao chuẩn bị cung cấp ra thị trường.
Bình Thuận "đánh tiếng" kêu gọi sàn thương mại điện tử tiêu thụ thanh long, giảm phụ thuộc vào Trung Quốc Nhằm tìm đầu ra cho trái thanh long và dưa hấu sắp tới, các cơ quan chức năng tỉnh Bình Thuận đã kêu gọi các doanh nghiệp có sàn thương mại điện tử hỗ trợ, kết nối đến người tiêu dùng trên mọi miền đất nước... Thu hoạch và chế biến thanh long ở Bình Thuận. Ảnh: Đ.Hòa - BTO Đưa trái thanh...