Quy định điều tiết bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa
Bộ Giao thông vận tải đã ban hành Thông tư 42/2021/TT-BGTVT quy định về công tác điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông, chống va trôi và hạn chế giao thông đường thủy nội địa.
Phương tiện vận tải thủy trên kênh xáng Xà No, đoạn qua thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. Ảnh: Duy Khương/TTXVN
Thông tư quy định rõ 4 trường hợp điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông bao gồm:
Tại các vị trí điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông ở khu vực luồng chạy tàu thuyền hạn chế. Vị trí và tiêu chí điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường thủy nội địa theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
Khi thi công các công trình qua sông, xây dựng, sửa chữa công trình, khai thác tài nguyên, trục vớt, nạo vét, thanh thải vật chướng ngại, lên đà, hạ thủy trên luồng, hành lang bảo vệ luồng, vùng nước cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu có ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường thủy.
Video đang HOT
Khi xuất hiện tình huống đột xuất có một trong các yếu tố bất lợi gây ảnh hưởng tới an toàn của công trình đường thủy và các hoạt động giao thông đường thủy, bao gồm: Xảy ra sự cố tai nạn giao thông đường thủy tiềm ẩn nguy cơ gây ùn tắc giao thông; có vật chướng ngại trên luồng, điểm cạn gây ra cản trở giao thông; trong các trường hợp phòng, chống thiên tai (khan cạn, bão lũ), cứu nạn, cứu hộ; hoạt động diễn tập, thể thao, lễ hội, vui chơi giải trí, thực tập đào tạo nghề, họp chợ, làng nghề, hoạt động bảo đảm quốc phòng an ninh.
Theo đề nghị, chỉ đạo của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Bên cạnh đó, Thông tư cũng nêu rõ nội dung công tác điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông.
Một trong những nội dung công tác điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông là điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông bằng báo hiệu đường thủy nội địa. Triển khai lắp đặt hệ thống báo hiệu theo phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt để hướng dẫn phương tiện thủy đi lại bảo đảm an toàn. Quản lý, bảo trì hệ thống báo hiệu điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông theo quy định. Phương tiện đi lại qua khu vực điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông phải thực hiện theo chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường thủy nội địa được lắp đặt tại khu vực này.
Điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông bằng trạm điều tiết khống chế kết hợp báo hiệu đường thủy nội địa. Triển khai phương tiện, thiết bị, nhân lực và hệ thống báo hiệu theo phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt; quản lý, bảo trì hệ thống báo hiệu điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông theo quy định; hướng dẫn phương tiện thủy đi, dừng, neo đậu theo đúng quy chế đi lại qua khu vực điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông đã công bố.
Khống chế, ngăn chặn và xử lý các trường hợp phương tiện giao thông vi phạm quy chế, gây mất trật tự an toàn giao thông trên khu vực điều tiết; cứu nạn những trường hợp sự cố, tai nạn và những tình huống rủi ro khác có nguy cơ gây mất an toàn xảy ra trên khu vực điều tiết.
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/3/2022.
Cầu Thủ Thiêm 2 thi công dầm cầu chính, tàu thuyền bị hạn chế qua lại
Từ 15/5, đơn vị thi công triển khai thi công dầm cầu chính, hoàn thiện cầu chính từ trụ tháp S1 đến S2 cầu Thủ Thiêm 2 trên sông Sài Gòn.
Từ 15/5, bắt đầu hạn chế giao thông thủy qua khu vực thi công xây dựng cầu Thủ Thiêm 2 trên sông Sài Gòn - Ảnh: internet
Chi cục Đường thủy nội địa phía Nam cho biết, bắt đầu từ ngày 15/5/2021, giao thông đường thủy qua khu vực thi công cầu Thủ Thiêm 2 vượt sông Sài Gòn (tại Km13 800, thuộc địa phận phường Thủ Thiêm, quận Thủ Đức và phường Bến Nghé, quận 1, TP.HCM) bị hạn chế để phục vụ thi công cầu.
Theo đơn vị thi công, thời gian này bắt đầu triển khai thi công dầm chính cầu, từ đốt AS12 đến AS17 và hoàn thiện cầu chính nhịp dây văng từ trụ tháp S2 đến trụ S1 (khoang thông thuyền của cầu) của cầu Thủ Thiêm 2.
Tại khu vực thi công cầu Thủ Thiêm 2 có bố trí hệ thống báo hiệu đường thủy và lực lượng điều tiết hướng dẫn giao thông thủy. Các phương tiện thủy khi lưu thông đến khu vực này phải tuyệt đối tuân thủ báo hiệu, hướng dẫn của lực lượng điều tiết đảm bảo giao thông tại hiện trường.
Cũng trên sông Sài Gòn, từ ngày 12-22/5, luồng đường thủy đoạn từ Km54 500-Km58 600 (bờ phải thuộc xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi, TP.HCM; bờ trái thuộc TP.Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) phải hạn chế để phục vụ công tác huấn luyện nghiệp vụ điều khiển phương tiện thủy, phục vụ công tác tìm kiếm cứu nạn của Trường Sỹ quan Công binh. Tại khu vực hạn chế có báo hiệu, lực lượng chốt trực điều tiết hướng dẫn phương tiện thủy qua lại.
Còn đoạn từ Km43 200-Km43 650 và từ Km54 400-Km55 800 bờ trái đang có công trình thi công kè bờ sông, Km131 400 (địa phận tỉnh Bình Dương) có công trình thi công cầu. Các phương tiện thủy khi lưu thông cần chú để đảm bảo ATGT.
Hà Nội: Miễn phí thuê mặt bằng đối với các hộ bán hoa, cây cảnh dịp Tết Mới đây, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội lên kế hoạch tổ chức 78 điểm chợ hoa Xuân phục vụ Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022. Thời gian hoạt động của các chợ hoa từ ngày 12/1/2022 (tức ngày 10 tháng 12 Âm lịch) đến 20 giờ ngày 31/1/2022 (tức ngày 29 tháng 12 Âm lịch). Người dân mua sắm...