Quỹ đầu tư sau 5 tháng: Chuẩn bị vào bờ
Nhờ nhịp hồi phục trong 2 tháng qua của thị trường chứng khoán, thành tích hoạt động của các quỹ đầu tư đã được cải thiện, dù chưa thoát khỏi tình trạng tỷ suất lợi nhuận âm.
Tính từ tháng 1 tới cuối tháng 5/2020, VN-Index là chỉ số chứng khoán có màn biểu diễn tích cực nhất trong khu vực khi tăng 32,8% so với mức đáy tháng 3 (tất cả các giá trị tính theo USD).
Theo đó, sau 5 tháng đầu năm, một số quỹ đầu tư dù có hiệu suất âm, nhưng đã có tỷ suất lợi nhuận đầu tư cao hơn các chỉ số tham chiếu như VN-Index, VN30, nhờ vậy thoát khỏi tình trạng underperform (kém khả quan hoặc dưới chuẩn đầu tư) như Quỹ VOF (VinaCapital) với hiệu quả đầu tư đạt -4,2%, Tundra Vietnam Fund -5,5%, PXP Vietnam Emerging Equity Fund -3,31%…
Xét về giá trị tài sản ròng (NAV), chỉ tiêu này cũng được cải thiện đáng kể nhờ nhịp hồi phục của thị trường. Tính tới cuối tháng 5, NAV của VEIL – quỹ do nhóm Dragon Capital quản lý đạt hơn 1,3 tỷ USD.
2 quỹ khác là VOF và PYN Elite Fund có NAV lần lượt là 698 triệu USD và 438 triệu USD. Trước đó, vào thời điểm thị trường xuống mức thấp tháng 3, không có quỹ nào có NAV đạt giá trị tỷ đô tại thị trường Việt Nam.
Hiệu suất đầu tư của các quý tính tới cuối tháng 5/2020.
Giăng lưới khi biển động
Video đang HOT
VOF VinaCapital đánh giá, nhà đầu tư không “quăng lưới” trong tháng 5 đã bỏ lỡ đà tăng ấn tượng tại thị trường toàn cầu nói chung và tại Việt Nam nói riêng.
Đáng chú ý, với nhận định “nước động thì dễ đánh cá”, VOF cho biết đã xây dựng được một danh mục gồm nhiều cổ phiếu chất lượng với mức giá hấp dẫn hơn so với thời điểm trước khi đại dịch Covid-19 diễn ra, trong đó có VCB, VPB, PHR và VHM.
Theo VOF, đây đều là những công ty có vị thế dẫn đầu trên thị trường, bảng cân đối tài chính lành mạnh, nắm giữ tiền mặt ở mức tích cực, có động lực để tăng trưởng trong trung và dài hạn, vượt qua những biến động tạm thời của thị trường.
Không riêng VOF, thời điểm thị trường biến động cũng là lúc các quỹ đầu cơ thực hiện tái cơ cấu danh mục: Chốt lời tại nhiều khoản đầu tư, đồng thời bổ sung thêm những cổ phiếu mới. Đơn cử, tại PYN Elite, ACV là cổ phiếu mới được quỹ gia tăng mức nắm giữ, tranh thủ cơ hội từ đợt giảm giá mạnh vì dịch bệnh.
Theo công bố Top 10 cổ phiếu trong danh mục đầu tư, dễ nhận thấy các cổ phiếu ngành hàng không được gia tăng tỷ trọng (ACV, SCS). Bên cạnh đó, nhóm ngân hàng vẫn ở vị trí nổi bật trong danh mục đầu tư với các mã như TPB, CTG, HDB…
Trong 5 tháng đầu năm, quỹ duy trì sức bán ra mạnh, lần lượt rút vốn khỏi nhiều khoản đầu tư đã nắm giữ lâu dài, trong đó có MWG, CII…
Với Vietnam Holding, do đánh giá cao lĩnh vực thương mại điện tử của Việt nam, với việc mua sắm online và sử dụng ví điện tử tăng lần lượt khoảng 33% và 10% trong khoảng thời gian từ tháng 4 tới tháng 5, danh mục đầu tư của qũy xuất hiện cổ phiếu VTP của Tổng CTCP Bưu chính Viettel, chiếm 4,6% tỷ trọng danh mục.
VTP đạt mức tăng trưởng doanh thu lên tới 84% trong quý đầu năm 2020 và được kỳ vọng tiếp tục hưởng lợi từ đà leo dốc của mua sắm trực tuyến trong thời gian tới.
Ở chiều ngược lại, tỷ trọng bán lẻ trong danh mục của Vietnam Holding tính tới cuối tháng 5 đã giảm mạnh, từ mức 18% vào cuối tháng 3 xuống 14% vào cuối tháng 5. Các khoản đầu tư tiêu biểu là MWG và PNJ đều giảm tỷ trọng.
Không tham gia trò chơi chỉ số
AFC Vietnam Fund chia sẻ, rất khó đối với nhà quản lý quỹ trong việc tìm một chỉ số duy nhất đại diện cho thị trường Việt Nam. Theo quỹ này, hoạt động của 3 sàn giao dịch HOSE, HNX và UPCoM đã có nhiều thay đổi.
Chưa kể, thị trường có phần thiếu cân bằng khi tập trung quá lớn vào nhóm ngân hàng, bất động sản và nhóm Vingroup, mà thiếu vắng các cổ phiếu phù hợp với nhà đầu tư nước ngoài.
Trong bối cảnh này, AFC Vietnam Fund cho biết, Quỹ lựa chọn chiến lược “không tham gia, không liên đới” tới trò chơi chỉ số, thay vào đó là “tập trung vào các khoản đầu tư đang bị định giá thấp, những doanh nghiệp sẽ tận dụng được tiềm năng tăng trưởng của kinh tế Việt Nam trong dài hạn”.
Tính tới cuối tháng 5/2020, danh mục đầu tư của AFC Vietnam Fund gồm 50 cổ phiếu và nắm giữ 19,2% tiền mặt. Trong đó, Top 5 cổ phiếu nắm giữ trong danh mục là ABI (6,2%), VSC (4,7%), TCL (4%), LPB (3%) và PTB (2,8%).
Sau khi mua Vinamilk và Thế giới di động, quỹ ngoại quy mô 4 tỷ USD tiếp tục đầu tư vào Sabeco
Arisaig Asia Consumer Fund đã đầu tư vào 3 cổ phiếu hàng tiêu dùng Việt Nam, bao gồm VNM, MWG và SAB.
Thời gian gần đây, Arisaig Asia Consumer Fund Limited đang trở thành cái tên đáng chú ý trên TTCK Việt Nam khi liên tục gia tăng sở hữu cổ phần Thế giới di động (MWG).
Từ cuối năm 2019 tới nay, Arisaig Asia Consumer Fund đã có nhiều lần mua lại cổ phiếu MWG từ các cổ đông ngoại khác thông qua giao dịch ngoài sàn (VSD). Nổi bật trong đó là việc mua lại 9 triệu cổ phiếu MWG từ Pyn Elite Fund vào cuối năm 2019, đầu năm 2020 hay mua lại gần 2 triệu cổ phiếu MWG từ các quỹ do Dragon Capital quản lý vào cuối năm ngoái.
Theo ước tính, Arisaig Asia Consumer Fund đang nắm giữ khoảng 16 triệu cổ phiếu MWG. Tính theo thị giá hiện nay, quy mô khoản đầu tư vào MWG của Arisaig Asia Consumer Fund Limited có giá trị gần 1.400 tỷ đồng.
Bên cạnh khoản đầu tư vào MWG, vào cuối năm 2019, Arisaig Asia Consumer Fund cũng nắm giữ 28,8 triệu cổ phiếu Vinamilk (VNM), tương ứng giá trị hơn 3.300 tỷ đồng.
Quỹ quy mô 4 tỷ USD nhắm đến lĩnh vực hàng tiêu dùng Việt Nam
Theo tìm hiểu, Arisaig Partners (Arisaig Asia Consumer Fund là thành viên của Arisaig Partners) được thành lập vào năm 1996, chuyên đầu tư vào các doanh nghiệp hàng tiêu dùng với quy mô hiện lên tới 4 tỷ USD. Theo Arisaig Partners, kinh nghiệm hơn 2 thập kỷ đầu tư vào các thị trường mới nổi đã giúp quỹ rút ra một điều rằng cách tốt nhất để nắm bắt sự tăng trưởng của các nền kinh tế là mua cổ phần những công ty cung cấp các sản phẩm, dịch vụ cơ bản hàng ngày mà người tiêu dùng phải sử dụng.
Arisaig Partners cho biết quỹ đầu tư với danh mục cô đọng, tầm nhìn dài hạn. Quỹ không xem trọng các định giá ngắn hạn hay biến động của thị trường. Ưu tiên của Arisaig Partners là các doanh nghiệp đầu ngành, chiếm lĩnh thị phần lớn, có lợi thế cạnh tranh, nắm bắt công nghệ và mang lại lợi nhuận cao.
Arisaig Partners hiện có 4 quỹ thành viên, trong đó Arisaig Asia Consumer Fund là quỹ lớn nhất với quy mô danh mục tại thời điểm cuối tháng 5 lên tới 2,5 tỷ USD. Arisaig Asia Consumer Fund chuyên đầu tư vào các doanh nghiệp hàng tiêu dùng thiết yếu, công nghệ tại khu vực Châu Á như Ấn Độ, Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Pakistan, Việt Nam, nơi quy tụ một nửa dân số Thế giới.
Trong đó, tỷ trọng cổ phiếu Việt Nam trong danh mục Arisaig Asia Consumer Fund hiện chiếm khoảng 3%, tương ứng 75 triệu USD. Nếu tính tất cả các quỹ trong danh mục Arisaig Partners quản lý thì giá trị cổ phiếu Việt Nam vào khoảng 100 triệu USD. Với giá trị danh mục hiện chỉ còn khoảng 100 triệu USD (2.300 tỷ đồng), không loại trừ khả năng quỹ đã bán/giảm tỷ trọng đáng kể VNM trong nửa đầu năm nay (đầu năm nắm 28,8 triệu cổ phiếu VNM, tương ứng giá trị hơn 3.300 tỷ đồng).
Sự cô đọng trong danh mục Arisaig Asia Consumer Fund có thể thấy rõ khi chỉ có 28 cổ phiếu. Trong tháng 5, Arisaig Asia Consumer Fund cho biết quỹ đã đầu tư vào 3 doanh nghiệp mới, bao gồm Sabeco (SAB), Alibaba và Yihai. Tuy nhiên, con số đầu tư cụ thể vào Sabeco không được quỹ tiết lộ.
Thoái bớt vốn ngành bán lẻ, Vietnam Holding rót tiền vào VTP với kỳ vọng về thương mại điện tử Viettel Post được kỳ vọng hưởng lợi từ xu hướng mua sắm trực tuyến trong thời gian tới. Trong khi dó, tỷ trọng ngành bán lẻ như MWG, PNJ trong cơ cấu danh mục giảm còn mức 14% vào cuối tháng 5. Vietnam Holding chú ý đến sự tăng trưởng mạnh của thương mại điện tử trong mùa dịch, khi người tiêu dùng...