Quỹ Chính phủ Singapore chi 100 triệu USD mua cổ phiếu Masan trong phiên 14/5
Sau giao dịch này, nhóm GIC hiện đang nắm giữ 152,27 triệu cổ phiếu MSN, tương ứng tỷ lệ sở hữu 13,03%. Trước đó vào năm 2018, GIC cũng từng chi 100 triệu USD để mua vào 24,5 triệu cổ phiếu MSN.
Theo tin từ Sở GDCK TP.HCM (HoSE), Ardolis Investment Pte Ltd thuộc quỹ Chính phủ Singapore (GIC) đã mua vào gần 39 triệu cổ phiếu Masan (MSN) trong phiên giao dịch 14/5.
Dữ liệu giao dịch cho biết mức giá mà Ardolis Investment mua vào là 60.000 đồng/cp, tương ứng quy mô giao dịch lên tới 2.335 tỷ đồng (xấp xỉ 100 triệu USD).
Sau giao dịch này, nhóm GIC hiện đang nắm giữ 152,27 triệu cổ phiếu MSN, tương ứng tỷ lệ sở hữu 13,03%. Trước đó vào năm 2018, GIC cũng từng chi 100 triệu USD để mua vào 24,5 triệu cổ phiếu MSN.
Trong cơ cấu cổ đông Masan, GIC hiện đang là cổ đông ngoại lớn nhất với tỷ lệ sở hữu 13,03%, xếp tiếp theo là SK Group ( Hàn Quốc) với tỷ lệ sở hữu 9,4%. Ngoài sự hiện diện ở Masan, cả GIC và SK Group cũng đang là cổ đông lớn tại VinGroup/VinHomes.
Video đang HOT
Biến động cổ phiếu MSN
Theo báo cáo quý 1/2020 được công bố, doanh thu thuần của Masan tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước và lên cao nhất lịch sử, đạt 17.638 tỷ đồng. Tuy nhiên, Masan lại báo lỗ trước thuế 60 tỷ đồng, lỗ sau thuế hơn 216 tỷ đồng. Đây là lần đầu tiên Masan báo lỗ, kể từ quý 2/2014.
Nguyên nhân khiến Masan thua lỗ cho dù doanh thu tăng vọt là do công ty hợp nhất kết quả kinh doanh của VCM, sau khi sở hữu công ty này từ quý 4/2019. VCM là công ty đang điều hành hệ thống siêu thị Vinmart và Vinmart , đạt doanh thu hơn 8.700 tỷ đồng trong quý 1/2020, chiếm gần 50% tổng doanh thu Masan. Tuy nhiên, VCM lỗ gần 900 tỷ đồng trong quý vừa qua.
Tín hiệu tốt từ liên kết phát triển nguồn điện
Thơi gian gân đây, nhiêu thông tin quan tâm tới viêc chuyên nhương cac dư an điên măt trơi tư cac nha đâu tư trong nươc qua cac nha đâu tư nươc ngoai.
Trao đổi với báo chí, ngay 20/5, ông Hoàng Tiến Dũng, Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương) cho răng, đây la môt hoat đông kinh doanh binh thương trong cơ chê thi trương. Đăc biêt, trong bôi canh hiên nay, viêc liên kêt đâu tư phat triên nguôn điên ma không cân bao lanh Chinh phu đươc xem la tin hiêu tôt.
Hệ thống pin năng lượng mặt trời tại Nhà máy điện mặt trời Hòa Hội, Phú Yên. Ảnh: Phạm Cường/TTXVN
Thưa ông, ông nhìn nhận, đánh giá thế nào về việc có nhiều dự án điện mặt trời được giao cho các nhà đầu tư Việt Nam nhưng sau này được chuyển nhượng cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư, sở hữu, quản lý vận hành?
Tính đến hết ngày 11/5/2020, đã có 92 dự án hoặc một phần dự án điện mặt trời (ĐMT) và 10 dự án hoặc một phần dự án điện gió với tổng công suất gần 6.000 MW đã vận hành thương mại. Một số dự án điện gió, điện mặt trời đã được các nhà đầu tư Việt Nam chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án dưới hình thức liên doanh, chuyển nhượng cổ phần... cho các nhà đầu tư nước ngoài đến từ Thái Lan, Philippines, Trung Quốc, Singapore, Saudi Arabia...
Bộ Công Thương thấy rằng, việc chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án đầu tư là hoạt động kinh doanh bình thường trong cơ chế thị trường và được quy định trong Luật Đầu tư; quy định của pháp luật cho phép chuyển nhượng dự án cho nhà đầu tư nước ngoài đáp ứng đủ các điều kiện, quy đinh vê chuyển nhượng dự án đầu tư thuộc ngành nghề có điều kiện. Theo quy định hiện nay, việc chuyển nhượng dự án, thay đổi cổ đông... do Sở/Bộ Kế hoạch và Đầu tư thụ lý giải quyết tùy theo quy mô, công suât cac dự án.
Thông thường, đối với các dự án điện than, điện khí đầu tư theo hình thức BOT, hay các dự án điện khí đang đề nghị đầu tư thường yêu cầu có bảo lãnh Chính phủ trong triển khai dự án. Tuy nhiên, thơi gian qua, các dự án điện mặt trời, điện gió đa đươc triển khai đầu tư hoàn toàn không có bảo lãnh Chính phủ. Trong bối cảnh hiện nay, việc các nhà đầu tư tư nhân trong và ngoài nước tham gia đầu tư phát triển nguồn điện tai tao mà không cần bảo lãnh Chính phủ là điểm tích cực trong thu hút đầu tư vào ngành điện.
Ngoài ra, nhà đầu tư nước ngoài thông thường có kinh nghiệm và năng lực tốt hơn trong công nghê, thu hut nguôn vôn đầu tư, quản lý vận hành nhà máy. Sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài trong các dự án điện sẽ mang lại lợi ích tổng thể tốt hơn cho nhà đầu tư và xã hội.
Ông co thê giai đap cu thê hơn vê nhưng lơi ich khi co sư liên kêt giưa nha đâu tư trong va ngoai nươc đối với các dự án điện?
Việc các nhà đầu tư nước ngoài thông qua các nhà đầu tư trong nước để tham gia các dự án trên là tín hiệu tốt trong việc thu hút đầu tư đối với ngành điện.
Cu thê, các tập đoàn năng lượng lớn trên thế giới ít khi trực tiếp đi phát triển dự án để tránh, giảm các rủi ro, thời gian và chi phí ở giai đoạn phát triển dự án như đền bù giải phóng mặt bằng, xin phê duyệt của chính quyền, đối tác địa phương, trung ương. Trong khi đo, các nhà đầu tư trong nước hiểu biết về luật pháp trong nước, cơ chế, chính sách, trình tự, thủ tục... tốt hơn nên thực hiện giai đoạn chuẩn bị đầu tư sẽ có nhiều thuận lợi hơn.
Mặt khác, các nhà đầu tư nước ngoài có tiềm lực tốt về vốn, công nghệ, kinh nghiệm đầu tư, vận hành nhà máy... Kết hợp giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn cho dự án và nhà đầu tư. Nhà đầu tư nước ngoài cũng thường tham gia vào dự án quy mô công suất lớn hoặc gom nhiều dự án quy mô công suất nhỏ. Điều này cũng giúp giảm chi phí vận hành chung cho nhà đầu tư nước ngoài.
Cơ chế hỗ trợ giá điện cố định (FIT) trong thơi gian qua theo các Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg ngày 11/4/2017 (Quyết định 11) và Quyết định số 13/2020/ QĐ-TTg (Quyết định 13) ngày 6/4/2020 về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời đươc xem la rât hâp dân các nhà đầu tư. Ông nhin nhân thê nao vê y kiên nay va săp tơi Viêt Nam se ap dung cơ chê nao đê tiêp tuc thu hut đâu tư?
Quyết định số 11 và Quyết định số 13 về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời nhăm hướng tới viêc thu hut cac nha đâu tư trong va ngoai nươc tham gia.
Các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài chỉ đầu tư khi các dự án mang lại hiệu quả, lợi ích cho họ vì vậy giá điện phải được thiết kế để đảm bảo lợi ích cho nhà đầu tư thi mới hy vọng thu hút được đầu tư.
Trong giai đoạn trước đây, khi thị trường năng lượng tái tạo tại Việt Nam còn mới mẻ, chi phí phát triển nguồn năng lượng tái tạo cao hơn so với các nguồn điện truyền thống, để thúc đẩy phát triển thị trường năng lượng tái tạo, Việt Nam áp dụng cơ chế hỗ trợ giá điện cố định (FIT) là công cụ chính sách phổ biến được sử dụng bởi hầu hết các nước trên thế giới.
Thực tế đã chứng minh cơ chế giá FIT là công cụ hữu hiệu thúc đẩy phát triển nhanh nguồn năng lượng tái tạo, đặc biệt đối với những thị trường mới như Việt Nam, nhờ có những ưu điểm sau: giá ưu đãi với thời gian dài hạn (20 năm) tạo tính minh bạch trong đánh giá tính khả thi và huy động nguồn vốn cho dự án; cam kết của chính phủ về ưu tiên huy động điện phát từ nguồn năng lượng tái tạo; rút ngắn thời gian đàm phán hợp đồng mua bán điện, tiết kiệm thời gian, kinh phí cho nhà đầu tư.
Tại Việt Nam, thông qua chính sách FIT, hiện đã có gần 6.000 MW công suất nguồn năng lượng tái tạo được đưa vào vận hành phát điện, đảm bảo cung cấp điện kịp thời cho nền kinh tế, giảm lượng điện chạy dầu giá cao và chuyển dịch năng lượng theo hướng phát triển bền vững, giảm phát thải khí nhà kính.
Tuy nhiên, phai thưa nhân, cơ chế FIT cũng có một số hạn chế. Các dự án tập trung phát triển tại khu vực có tiềm năng tốt dẫn đến quá tải lưới điện tại một số khu vực, gia tăng cạnh tranh về đất đai. Bên cạnh đó, giá điện FIT khó có thể phản ánh sát và kịp thời sự thay đổi giá công nghệ của thị trường nên thường dẫn tới sự phát triển "nóng" ngoài mong muốn.
Trong giai đoạn tới, khi thị trường năng lượng tái tạo Việt Nam phát triển, công nghệ năng lượng tái tạo đã có những tiến bộ vượt bậc, chi phí công nghệ giảm mạnh, năng lượng tái tạo có thể cạnh tranh với nguồn năng lượng truyền thống, cần chuyển sang cơ chế mới để khắc phục các hạn chế nêu trên. Vì vậy, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Công Thương nghiên cứu, đề xuất áp dụng cơ chế đấu thầu cho phát triển nguồn năng lượng tái tạo thay thế cho cơ chế FIT...
Xin cảm ơn Cục trưởng!
Việt Nam đã xuất khẩu hơn 415 triệu chiếc khẩu trang Trong 4 tháng qua, Việt Nam đã xuất khẩu 415 triệu chiếc khẩu trang vải cho hàng chục nước trên thế giới. Tổng cục Hải quan vừa có báo cáo về kết quả xuất nhập khẩu các loại nguyên liệu, hàng hoá trong tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2020. Trong đó có riêng một mục về tình hình xuất khẩu khẩu...