Quý 2 tiêu thụ 300 triệu smartphone: Android 84,7%, iOS 11,7%, WP 2,5%
Theo số liệu của hãng nghiên cứu thị trường IDC, Android và iOS chiếm tổng cộng 96,4% số smartphone xuất xưởng trong Q2/2014, còn đối thủ Windows Phone đến từ Microsoft chỉ chiếm 2.5%.
Cụ thể, trong Q2/2014, Android chiếm áp đảo 84,7% thị phần, đối thủ iOS đến từ Apple chỉ chiếm 11,7% thị phần, giảm xuống khá nhiều so với năm ngoái, Windows Phone và BlackBerry đều bị tụt giảm xuống lần lượt còn 2,5% và 0,5% thị phần. 301,3 triệu là tổng số smartphone được xuất xưởng trong Q2 năm nay (thông số sơ bộ trước đó của IDC là dưới 300 triệu).
Nhìn vào bảng thống kê phía dưới, chúng ta có thể thấy Android chiếm ưu thế lớn nhất cả về lượng máy bán ra lẫn thị phần.
Biểu đồ thị phần thị trường smartphone quý 2/2014, theo IDC
Video đang HOT
Hệ điều hành di động đến từ Google vẫn là “ông vua” trong năm nay với thị phần đạt mức kỷ lục 84,7% (tăng 5,1% so với 79,6% trong Q2/2013 và gần gấp đôi trong 3 năm trở lại đây), điều này phần lớn là nhờ Samsung vì hãng đã chiếm 29,3% tất cả những mẫu Android được bán ra, mặc dù con số đó đã giảm đôi chút bởi sức ép từ các đối thủ cạnh tranh như Coolpad, Huawei, Lenovo, LG, Xiaomi và ZTE.
Còn iOS đến từ Apple chỉ còn 11,7% (giảm 1,3% so với 13% trong Q2/2013). Tuy vậy, Apple sẽ có cơ hội phục hồi lại thị phần cũng như lượng máy bán ra trong quý tiếp theo nếu như họ ra mắt thành công mẫu iPhone mới màn hình lớn.
Thị phần Windows Phone đã giảm so với năm trước (giảm 0,9% so với 3,4% trong Q2/2013), nhưng lại tăng nhẹ so với quý trước đó. Windows Phone sắp tới cũng có cơ hội tăng thị phần nhờ số lượng nhà sản xuất tham gia nề tảng này dự kiến sẽ tăng trong nửa cuối năm 2014, ví dụ như BLU, Micromax, Prestigo, Yezz, và Q-Mobile tại Việt Nam. Trong khi đó, thị phần BlackBerry có tăng trưởng nhẹ so với quý trước tuy nhiên chúng ta không thấy được điều này vì sự áp đảo đến từ Android và iOS là quá lớn.
Kết quả nghiên cứu thị trường trên cho thấy thời điểm hiện tại không hề có một hệ điều hành nào cả mới lẫn cũ có thể vượt qua được sự lấn át của Android và iOS, ít nhất là trong năm nay.
Theo The Next Web
Thị trường dịch vụ CNTT tại Việt Nam sẽ tăng gần 13%
Bất chấp những thách thức kinh tế vĩ mô vẫn còn đó, chi tiêu dịch vụ công nghệ thông tin (CNTT) tại Việt Nam vẫn tăng trưởng mạnh mẽ.
Chỉ tính riêng năm 2013 đã tăng gần 10%, lên 446 triệu USD, dự báo năm 2014 thị trường dịch vụ CNTT sẽ tăng 12,7%. Đây là kết quả nghiên cứu thị trường của International Data Corporation (IDC).
Theo IDC, với vị thế là một thị trường mới nổi nên đầu tư vào cơ sở hạ tầng của Việt Nam đã và đang phát triển rất nhanh. Có thể thấy, các dịch vụ hỗ trợ phần cứng vẫn tiếp tục thống trị chi tiêu dịch vụ CNTT với 18,9% thị phần, tiếp theo là dịch vụ tích hợp hệ thống với 14,3% và dịch vụ triển khai phần mềm với 11,3%.
Thực tế, trong năm 2013 chi tiêu cho các dịch vụ triển khai phần cứng chỉ ở mức thấp với tốc độ tăng trưởng 8,8% do thiếu nhu cầu từ lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, sản xuất và bán lẻ. Tựu trung lại, các lĩnh vực này chiếm 41% chi tiêu dịch vụ CNTT tại Việt Nam. Tuy nhiên, các khoản đầu tư mạnh vào chính phủ điện tử, điện toán đám mây, trung tâm dữ liệu, và hệ thống thông tin địa lí (GIS) đã kích thích nhu cầu về dịch vụ tích hợp hệ thống, giúp phân khúc này tăng 9,7%.
Riêng chi tiêu cho dịch vụ tích hợp và tư vấn mạng, tăng 10,1 % với các khoản đầu tư lớn vào nền tảng IPv6 đến từ lĩnh vực truyền thông. "Đáng chú ý, thị trường dịch vụ CNTT Việt Nam đã trưởng thành với những xu hướng mới nổi như dữ liệu lớn (big data), đám mây và di động", ông Hà Ngọc Khương, Chuyên viên phân tích thị trường IDC cho biết.
IDC cũng nhận thấy,do thiếu kĩ năng kĩ thuật tiên tiến của người dùng cuối, chi tiêu cho các dịch vụ gia công tăng hơn 11%. Hiện các nhà tích hợp hệ thống nội địa đang rút ngắn khoảng cách kĩ năng bằng cách cung cấp dịch vụ hỗ trợ kĩ thuật, chăm sóc khách hàng tốt hơn nhằm thu hút người sử dụng đến với dịch vụ gia công (outsourcing). Nhiều hãng đang nhảy vào lĩnh vực này và kết quả là tạo ra một thị trường có rất nhiều sự lựa chọn cho người dùng cuối.
Theo đó, IDC tin rằng trong năm 2014 thị trường dịch vụ CNTT sẽ tiếp tục tăng mạnh. Trong đó, dự án CNTTvà hiện đại hóa khu vực tài chính, trị giá 71,8 triệu USD của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ là động lực mạnh mẽ cho thị trường dịch vụ CNTT vào năm 2014.
IDC hi vọng, chi tiêu dịch vụ CNTT của ngành ngân hàng sẽ tăng trở lại nhờ nhu cầu của các dự án mới về ngân hàng lõi (core banking) và dữ liệu lớn (big data). Ngoài ra, chi tiêu ngày càng tăng trong cơ sở hạ tầng như smart grid và các dự án giao thông thông minh sẽ thúc đẩy nhu cầu đối với dịch vụ có liên quan đến CNTT như dịch vụ tư vấn và tích hợp hệ thống.
Theo Báo Tin Tức.
Người dùng tốn 11 tỷ USD vì phần mềm lậu năm 2014 Nghiên cứ do IDC và Đại học quốc gia Singapore thực hiện tại châu Á - Thái Bình Dương (APAC) cho thấy 2014 sẽ tiếp tục là năm đầy biến động về an toàn mạng. Mục tiêu tấn công của tội phạm mạng đang chuyển hướng, không chỉ nhắm tới người dùng cá nhân và các tổ chức doanh nghiệp, mà đang hướng...