Quốc vương Jordan chấp thuận đơn từ chức của Thủ tướng Omar al-Razzaz
Quốc vương Jordan Abdullah đã chấp thuận đơn từ chức của Thủ tướng Omar al-Razzaz, song yêu cầu ông tiếp tục làm việc đến khi Quốc vương chỉ định người kế nhiệm.
Thủ tướng Omar al-Razzaz. (Anhr: Middle East Eyes)
Truyền thông sở tại đưa tin Quốc vương Jordan Abdullah ngày 3/10 đã chấp thuận đơn từ chức của Thủ tướng Omar al-Razzaz, song yêu cầu ông Razzaz nắm giữ cương vị Thủ tướng lâm thời cho đến khi Quốc vương chỉ định người kế nhiệm đứng đầu chính phủ.
Trong thư chấp thuận đơn từ chức của Thủ tướng al-Razzaz, Quốc vương Abdullah cho rằng đã có nhiều sai lầm trong việc ứng phó với đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, đồng thời quan ngại về hệ thống chăm sóc y tế ở nước này có nguy cơ sụp đổ nếu số ca lây nhiễm virus SARS-CoV-2 trong cộng đồng vượt ngoài tầm kiểm soát.
Video đang HOT
Quốc vương bày tỏ hy vọng công cuộc cải tổ sâu rộng có thể giúp nước này vượt qua khó khăn trong cuộc chiến chống COVID-19, từ đó giúp khôi phục nền kinh tế.
Quốc vương Abdullah đã tuyên bố giải tán Quốc hội hôm 27/9 vừa qua vào thời điểm cuối nhiệm kỳ 4 năm. Theo Hiến pháp, động thái này đồng nghĩa với việc chính phủ đương nhiệm phải từ chức trong vòng một tuần.
Một chính phủ mới sẽ mở đường cho cuộc bầu cử quốc hội dự kiến diễn ra vào ngày 10/11 tới trong bối cảnh quốc gia Tây Á này đang chật vật ứng phó với số ca lây nhiễm virus SARS-CoV-2 tăng nhanh trong tháng 9 vừa qua.
Tính đến hết ngày 3/10, Jordan ghi nhận 1.099 ca nhiễm mới virus SARS-CoV-2, nâng tổng số ca mắc COVID-19 tại đây lên 14.749, trong đó có 88 ca tử vong.
UAE tặng 80 xe tăng đắt nhất thế giới cho Jordan
UAE chuyển giao miễn phí 80 xe tăng chủ lực Leclerc trong biên chế cho quân đội Jordan, giúp nước này hiện đại hóa một số đơn vị thiết giáp.
Trang tin Blablachars của Pháp cho biết các xe tăng Leclerc có thể được trang bị cho hai tiểu đoàn thuộc Sư đoàn thiết giáp số 3 quân đội Jorndan, thay thế những xe tăng lạc hậu từ thời Chiến tranh Lạnh như M60A1, Centurion, Chieftain và Challenger 1 trong biên chế các đơn vị này.
Xe tăng Leclerc của UAE trình diễn tại triển lãm quốc phòng IDEX 2014. Ảnh: Global Military Review.
Động thái này nhằm giúp Jordan cải thiện năng lực quốc phòng, trong bối cảnh các nước láng giềng ở Trung Đông như Syria và Iraq đã sở hữu xe tăng chiến đấu chủ lực T-90 hiện đại. Đợt chuyển giao cũng giúp tăng cường khả năng phối hợp tác chiến giữa Jordan với Pháp và Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), hai quốc gia được biên chế xe tăng Leclerc.
Xe tăng Leclerc được thiết kế trong giai đoạn 1983-1989, bắt đầu sản xuất từ năm 1991 và đưa vào biên chế quân đội Pháp với số lượng 406 xe từ năm 1993. Mỗi chiếc có giá xuất xưởng khoảng 13 triệu USD hồi năm 2011, trở thành mẫu xe tăng đắt nhất trong lịch sử thế giới.
UAE biên chế 388 xe tăng Leclerc và 46 xe cứu kéo trên khung gầm Leclerc vào năm 1994, trở thành nước duy nhất trên thế giới ngoài Pháp sở hữu loại xe tăng đắt tiền này. Quân đội UAE từng triển khai khoảng 70 chiếc Leclerc cho chiến dịch quân sự do Arab Saudi dẫn đầu tại Yemen.
Xe tăng Lerclerc sở hữu lớp giáp phức hợp có khả năng đối phó nhiều loại đạn chống tăng cùng hệ thống điện tử phức tạp, giúp tăng khả năng chiến đấu và sống sót trên chiến trường hiện đại. Xe cũng được trang bị hệ thống nạp đạn tự động cho pháo 120 mm, bảo đảm tốc độ bắn 10 phát/phút và rút gọn tổ lái chỉ còn ba người gồm trưởng xe, pháo thủ và lái xe.
Đòn phủ đầu giúp Israel xóa sổ không quân Arab năm 1967 Kế hoạch được chuẩn bị tỉ mỉ và thực hiện chính xác giúp không quân Israel đánh bại liên quân Arab đông đảo hơn trong trận chiến 1967. 7h10 ngày 5/6/1967, giữa lúc căng thẳng Israel với các nước thuộc khối Arab tăng cao, 16 máy bay huấn luyện Fouga Magister của không quân Israel cất cánh. Họ bay theo lộ trình quen...