Quốc vương Ả rập Xê út mua hơn 6 tấn hàng lưu niệm tại Bali
Ngoài việc tặng những món quà xa xỉ cho quan chức chính phủ Indonesia, Quốc vương Ả rập Xê út và đoàn tháp tùng đã mua sắm hàng tấn hàng lưu niệm khi tới “ thiên đường du lịch” Bali hồi tuần trước.
Quốc vương Salman và đoàn tháp tùng mua hơn 6 tấn hàng lưu niệm tại Bali. (Ảnh minh họa: AFP)
Mua hơn 6 tấn hàng lưu niệm
Báo Jakarta Globe của Indonesia cho biết, trước khi kết thúc chuyến công du Indonesia, Quốc vương Ả rập Xê út Salman Abdulaziz Al Saud và phái đoàn tháp tùng đã tới thiên đường du lịch Bali tại nước này. Để phục vụ chuyến thăm của Quốc vương Salman, một phần bãi biển ở đây đã tạm thời ngừng phục vụ công chúng và dành riêng cho phái đoàn của Quốc vương Ả rập.
Giới chức Bali cho biết, Quốc vương rời hòn đảo này cùng với gần 17 tấn hàng hóa, trong đó gồm hơn 6 tấn hàng hóa mua tại đây.
“Chúng tôi ước tính, phái đoàn của Quốc vương đã chi 300 tỷ Rupiah (khoảng 22,4 triệu USD) cho chuyến công du này”, người đứng đầu cơ quan du lịch Bali Anak Agung Gede Yuniartha cho biết hôm 13/3. Trong đó có chi phí cho việc thuê hàng trăm phòng khách sạn, 300 xe limousine cũng như chi phí tới các điểm du lịch, mua sắm nổi tiếng của Indonesia.
Video đang HOT
Được biết, Quốc vương Salman và phái đoàn đã có chuyến công du kéo dài gần hai tuần từ ngày 1/3 đến 12/3 tới Indonesia. Đi cùng với Quốc vương trong chuyến công du này có khoảng 1.500 người tháp tùng, 459 tấn hành lý, thiết bị. Quốc vương cũng mang theo hai thang máy dát vàng để phục vụ việc lên xuống máy bay.
Những món quà xa xỉ
Quốc vương Salman trong cuộc hội đàm với Tổng thống Indonesia nhân chuyến công du kéo dài 12 ngày. (Ảnh: AFP)
Hãng tin Straits Times cho biết, Quốc vương Salman đã tặng nhiều món quà xa xỉ cho các quan chức Indonesia trong chuyến công du vừa qua. Theo danh sách quà tặng được Ủy ban phòng chống tham nhũng Indonesia (KPK) công bố hôm qua 16/3, trong số những món đồ này có kiếm vàng, đồng hồ Rolex, bút bi vàng, nhẫn kim cương.
Phát ngôn viên KPK, ông Febri Diansyah, không nêu rõ ai được nhận những món quà này, nhưng tiết lộ ước tính ban đầu cho thấy, tổng trị giá các món quà khoảng hơn 5 tỷ Rupiah (khoảng 375.000 USD).
Việc các thành viên Hoàng gia hay nguyên thủ trao tặng các món quà lưu niệm cho nhau nhân các chuyến thăm chính thức là việc thường thấy, nhưng tặng những món quà xa xỉ là hiếm thấy. Theo luật của Indonesia, tất cả quan chức chính phủ phải kê khai quà tặng cho KPK trong vòng 30 ngày kể từ khi nhận được.
Tuần trước, Jakarta Post đưa tin, Cảnh sát trưởng Indonesia Tito Karnavian đã được Đại sứ Ả rập Xê út Osama Mohammed Abdullah Al Shuaibi tặng một chiếc kiếm vàng ngay trước chuyến thăm của Quốc vương Salman. Bộ Ngoại giao Indonesia cũng nhận được một chiếc kiếm vàng tương tự khi Quốc vương công du nước này.
Minh Phương
Theo Straits Times
Đằng sau cuộc đánh đổi chủ quyền của Ai Cập và Ả Rập Xê Út
Chuyến thăm Ai Cập của Quốc vương Ả Rập Xê Út Salman đã xác lập quan hệ song phương đặc biệt và 2 nước đã trở thành đối tác chiến lược quan trọng nhất của nhau ở Trung Đông.
Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah al-Sisi (trái) và Quốc vương Ả Rập Xê Út Salman trong buổi đón tiếp Quốc vương tại Điện Tổng thống Ai Cập ở Cairo - Ảnh: Reuters
Ả Rập Xê Út không chỉ là chỗ dựa đáng tin cậy nhất cho chính thể và cá nhân Tổng thống Abdel Fattah al-Sisi ở Ai Cập mà còn đã thành công với chủ ý dùng hợp tác kinh tế để ràng buộc nước này. Sau cuộc chính biến năm 2013 ở Ai Cập và ông al-Sisi lên cầm quyền, Ả Rập Xê Út đã đổ rất nhiều tiền của để giúp ông củng cố và bảo toàn quyền lực. Bây giờ, nước này tiếp tục đầu tư thêm nữa để sự ràng buộc giữa 2 nước thêm chắc chắn.
Việc chính phủ Ai Cập chuyển giao chủ quyền đối với 2 hòn đảo khô cằn không người ở vịnh Aqaba cho Ả Rập Xê Út phải được nhìn nhận và đánh giá trong bối cảnh ấy.
Lẽ thường, chủ quyền lãnh thổ luôn là chuyện thiêng liêng nhất đối với mọi quốc gia. Nhưng xem ra hiện tại ở Ai Cập đang có chuyện đánh đổi.
Đành rằng cách đây hơn 60 năm, vì các lý do chiến lược và lịch sử, Ả Rập Xê Út đã tự nguyện giao 2 hòn đảo cho nước láng giềng nhưng về pháp lý quốc tế thì chúng hiện hoàn toàn thuộc về chủ quyền hợp pháp của Ai Cập. Từ đó đến nay, Ả Rập Xê Út không hề đòi lại đảo, có nghĩa là giữa 2 nước không có tranh chấp chủ quyền.
Rõ ràng chính phủ của ông Sisi đã chủ động tranh thủ Ả Rập Xê Út bằng món quà đặc biệt này. Đánh đổi như thế có lợi trước mắt về nhiều mặt nhưng sẽ không tránh khỏi bị dư luận và lịch sử phán xét.
La Phù
Theo Thanhnien
Ai Cập chuyển giao chủ quyền đảo cho Ả Rập Xê Út Chính phủ Ai Cập có thể phải ra hầu tòa sau khi ký thỏa thuận chuyển giao 2 hòn đảo chiến lược ở biển Đỏ cho đồng minh Ả Rập Xê Út. Tổng thống al-Sisi (trái) đón vua Salman tại sân bay - Ảnh: The Guardian Thỏa thuận trên được ký kết trong chuyến thăm Cairo của Quốc vương Ả Rập Xê Út...