Ai Cập chuyển giao chủ quyền đảo cho Ả Rập Xê Út
Chính phủ Ai Cập có thể phải ra hầu tòa sau khi ký thỏa thuận chuyển giao 2 hòn đảo chiến lược ở biển Đỏ cho đồng minh Ả Rập Xê Út.
Tổng thống al-Sisi (trái) đón vua Salman tại sân bay – Ảnh: The Guardian
Thỏa thuận trên được ký kết trong chuyến thăm Cairo của Quốc vương Ả Rập Xê Út Salman hồi tuần trước. Reuters hôm qua 12.4 dẫn tuyên bố “giải trình” mới nhất của chính phủ Ai Cập cho biết 2 nước đã ký hiệp định phân định ranh giới trên biển sau quá trình đàm phán tích cực, kỹ lưỡng và hợp pháp “suốt 6 năm qua”. Trong đó, 2 hòn đảo không người ở mang tên Tiran và Sanafir, nằm ở cửa ngõ vào vịnh Aqaba, được xác định ở trong vùng biển thuộc chủ quyền Ả Rập Xê Út. Giới chức 2 nước giải thích thêm là các đảo này “vốn của Ả Rập Xê Út”.
Năm 1950, do lo ngại nguy cơ bị Israel tiến chiếm nên Quốc vương Abdulaziz Al Saud, người sáng lập vương triều Al Saud và là cha của vua Salman, đề nghị Ai Cập bảo vệ giúp nên hiệp định mới chỉ là “vật trả về chủ cũ”.
Thỏa thuận chuyển giao chủ quyền này còn cần phải được quốc hội Ai Cập thông qua nhưng nó đã khiến đại bộ phận dân chúng Ai Cập vô cùng phẫn nộ. Trên mạng xã hội tràn ngập những ý kiến chỉ trích dữ dội cho rằng chính quyền đã “bán rẻ một phần lãnh thổ”. Ả Rập Xê Út đã rót hàng tỉ USD viện trợ cho Ai Cập từ khi tướng Abdel Fattah al-Sisi lật đổ Tổng thống Mohammed Mursi của tổ chức Huynh đệ Hồi giáo, vốn bị Ả Rập Xê Út coi là đối tượng cần triệt tiêu, hồi năm 2013.
Video đang HOT
“Đảo giá 1 tỉ, kim tự tháp giá 2 tỉ, khuyến mãi thêm 2 tượng nhân sư miễn phí”, cây bút châm biếm kỳ cựu ở Ai Cập Basem Yousef viết trên trang Twitter. Đến ngày 12.4, luật sư nổi tiếng Khaled Ali nộp đơn kiện chính phủ Ai Cập. Theo Reuters, đơn kiện cáo buộc hiệp định mới vi phạm điều 151 của hiến pháp quy định mọi thỏa thuận liên quan chủ quyền phải được quyết định thông qua trưng cầu dân ý. Tòa sẽ xem xét vụ kiện vào ngày 17.5.
Vị trí các đảo gây tranh cãi – Ảnh: Mirajnews
Cũng trong ngày 12.4, tờ The Jerusalem Post dẫn lời các chuyên gia Israel nhận định thỏa thuận giữa Ai Cập và Ả Rập Xê Út có thể ảnh hưởng đến nước này.
Tiến sĩ Shaul Shay thuộc Viện Chính sách và chiến lược Herzliya nói việc liên quân do Ả Rập Xê Út dẫn đầu nhảy vào Yemen để chống lại lực lượng nổi dậy Houthi đã giúp nước này kiểm soát trên thực tế eo biển Mandeb nối biển Đỏ với vịnh Aden.
Nay nếu Ả Rập Xê Út tiếp tục khống chế thêm cửa ngõ vào vịnh Aqaba thì sẽ gây tác động chiến lược đến các cảng biển quan trọng của Israel. Theo ông, chính quyền Tel Aviv “cần đánh giá lại tình hình địa chính trị và an ninh khu vực” nhằm ứng phó kịp thời với những diễn biến mới.
Trùng Quang
Theo Thanhnien
Ai Cập chuyển giao hai đảo cho Arab Saudi
Ai Cập sẽ chuyển giao hai đảo ở biển Đỏ cho đồng minh Arab Saudi, khiến hàng nghìn người lên mạng xã hội thể hiện sự phẫn nộ.
Vị trí hai đảo Tiran và Sanafir ở biển Đỏ. Đồ họa: NYTimes
Theo Press TV, nội các Ai Cập hôm 9/4 thông báo nước này đang chuyển giao chủ quyền hai đảo chiến lược là Tiran và Sanafir ở cửa Vịnh Aqaba cho Arab Saudi, khi Quốc vương Salman đang ở Cairo trong chuyến thăm kéo dài 5 ngày.
Chính phủ Ai Cập cho biết hai nước đã ký hiệp định phân định ranh giới trên biển, trong đó đặt hai đảo Tiran và Sanafir ở vùng biển thuộc chủ quyền của Arab Saudi. Nội các Ai Cập cho rằng quyết định được đưa ra sau 6 năm nghiên cứu và 11 vòng đàm phán. Hai đảo nằm cách đường bờ biển cả hai nước chưa đầy 8 km.
Các quan chức Ai Cập và Arab Saudi cho biết các đảo thuộc về vương quốc này và chỉ nằm dưới sự kiểm soát của Ai Cập do Abdulaziz Al Saud, người lập quốc của Arab Saudi, năm 1950 đề nghị Ai Cập bảo vệ chúng. Tuy nhiên, những người phản đối quyết định chuyển giao cho rằng hiệp định năm 1906 do Anh và Đế quốc Ottoman ký đã đánh dấu ranh giới giữa Ai Cập và Arab, lúc đó do Ottoman kiểm soát, đặt các hòn đảo trong lãnh thổ Ai Cập.
Quyết định của nội các đang chờ quốc hội Ai Cập thông qua.
Thỏa thuận là một phần của một chuỗi hiệp định kinh tế được ký kết trong chuyến thăm đầu tiên của Quốc vương Arab Saudi tới Ai Cập. Hiệp định cũng bao gồm việc lập quỹ đầu tư Arab Saudi - Ai Cập trị giá 16 tỷ USD và việc xây một cây cầu giữa Ai Cập và Arab Saudi, đặt theo tên quốc vương.
Thông báo bất ngờ khiến những người Ai Cập, vốn từ lâu đã coi các hòn đảo này là của họ suốt nhiều thập kỷ, thể hiện sự phẫn nộ. Trong một làn sóng chỉ trích trên mạng xã hội, người chỉ trích gọi Tổng thống Abdel Fattah el-Sisi là "Awaad", một nhân vật bán đất trong bài hát cổ Ai Cập, hành vi được coi là đáng xấu hổ trong mắt người dân nông thôn. "Một hòn đảo giá một tỷ, kim tự tháp giá hai tỷ, và rồi thêm vài pho tượng miễn phí", Bassem Youssef, một nhà châm biếm, viết trên Twitter.
Một cuộc biểu tình nhỏ xảy ra ở Quảng trường Tahrir và ít nhất 5 người bị bắt hôm 10/4, một quan chức Bộ Nội vụ nói.
Trọng Giáp
Theo VNE
Tổng thống Putin điện đàm với Quốc vương Ả Rập Xê Út về Syria Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nói chuyện với Vua Salman của Ả Rập Xê Út về tình hình Syria, trong lúc các quan chức quốc phòng Nga cũng gặp Mỹ trước cuộc họp của Liên Hiệp Quốc, theo Reuters. Tổng thống Putin (trái) và Vua Salman đã điện đàm bàn về Syria - Ảnh: Reuters Tổng thống Putin và Vua Salman bày...