Quốc tế phản ứng với quyết định Mỹ trừng phạt hoạt động điều tra của ICC
Dư luận cho rằng quyết định trừng phạt của Mỹ sẽ tác động đến hoạt động của Tòa án Hình sự quốc tế và cho thấy sự thiếu tôn trọng luật pháp của nước này.
Hôm qua (12/6), nhiều nước và tổ chức đã lên tiếng phản đối việc Tổng thống Mỹ Donald Trump thông qua các biện pháp trừng phạt mọi hoạt động điều tra xoay quanh các cáo buộc binh lính Mỹ phạm tội ác chiến tranh tại Afghanistan của Tòa án hình sự quốc tế (ICC). Phần lớn dư luận quốc tế cho rằng, hành động này của Mỹ sẽ tác động đến các phiên xét xử cũng như hoạt động điều tra mà Tòa án Hình sự quốc tế đang tiến hành cũng như cho thấy sự thiếu tôn trọng luật pháp quốc tế của Mỹ.
Văn phòng nhân quyền Liên Hợp Quốc hôm qua (12/6) lấy làm tiếc về quyết định của Mỹ, thông qua các biện pháp trừng phạt hoạt động điều tra về các cáo buộc binh lính Mỹ phạm tội ác chiến tranh tại Afghanistan. Người phát ngôn Ủy ban Nhân quyền Liên Hợp Quốc Rupert Colville cho rằng, đây là hành động can thiệp vào nguyên tắc thượng tôn pháp luật và các quy trình xét xử của Tòa án Hình sự quốc tế
“Chúng tôi cho rằng các biện pháp này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của Tòa án Hình sự quốc tế. Cần phải bảo vệ sự độc lập của Tòa án Hình sự quốc tế và không có sự can thiệp để Tòa án có thể đưa ra những quyết định khách quan, không bị ảnh hưởng, sức ép, đe dọa hay can thiệp, theo hình thức gián tiếp hay trực tiếp với bất cứ lý do nào”.
Video đang HOT
Đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại và an ninh của Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell cũng bày tỏ “quan ngại sâu sắc” trước quyết định của Tổng thống Trump. Ông Borrell cho rằng, Tòa án Hình sự quốc tế đóng vai trò quan trọng trong đảm bảo luật pháp và quá trình thực thi luật pháp quốc tế.
“Việc Mỹ tiến hành trừng phạt các cá nhân liên quan đến hoạt động điều tra tội ác chiến tranh tại Afghanistan là một vấn đề đáng quan ngại. Với tư cách Liên minh châu Âu, chúng tôi ủng hộ sự kiên định của Tòa án Hình sự quốc tế. Chúng tôi chắc chắn sẽ hỗ trợ Tòa án Hình sự quốc tế”.
Ông Borrell cũng cho biết sẽ tiếp tục nghiên cứu quyết định của Tổng thống Donald Trump và thảo luận với các Ngoại trưởng các nước thành viên EU trong cuộc họp trực tuyến vào đầu tuần tới về vấn đề này.
Cùng ngày, chính phủ Venezuela đã ra thông cáo phản đối sắc lệnh hành pháp của Tổng thống Mỹ, cho rằng, lệnh trừng phạt này cho thấy sự “thiếu tôn trọng hoàn toàn” của Mỹ đối với luật pháp quốc tế.
Tòa án Hình sự quốc tế được thành lập vào năm 2002 để truy tố và xét xử những người phạm tội ác chiến tranh, tội ác chống lại loài người và tội diệt chủng. Hồi tháng 3 vừa qua, Tòa án Hình sự quốc tế đã cho phép mở cuộc điều tra về những cáo buộc tội ác chiến tranh và diệt chủng tại Afghanistan từ tháng 5/2003, với nghi phạm là binh lính quốc gia Nam Á này cùng một số đơn vị vũ trang và tình báo của Mỹ.
Chính quyền Tổng thống Donald Trump lâu nay luôn phản ứng gay gắt với khả năng tiến hành điều tra quốc tế về cuộc chiến tranh mà Mỹ tham chiến tại Afghanistan. Ngày 11/6, Tổng thống Donald Trump đã cho phép thực hiện các biện pháp trừng phạt như đóng băng những tài sản hoặc bất động sản trên đất Mỹ của mọi cá nhân từ Tòa án Hình sự quốc tế tham gia hoặc hỗ trợ hoạt động điều tra hoặc truy tố binh lính Mỹ mà không được sự đồng thuận của Mỹ. Những người này cũng như người thân trong gia đình sẽ bị cấm tới Mỹ.
Trong tuyên bố đáp trả, Tòa án Hình sự quốc tế đã so sánh sắc lệnh của ông Donald Trump như một hành động dọa nạt và ép buộc, đồng thời khẳng định đây là “một nỗ lực can thiệp quy tắc pháp luật không thể chấp nhận được”. Tòa án hình sự quốc tế cũng cho biết họ sẽ đứng về phía nhân viên, quan chức của mình và khẳng định các cuộc điều tra độc lập và thủ tục tố tụng của tòa án được thực thi một cách công bằng, khách quan.
Mỹ trừng phạt các thành viên của Tòa án hình sự quốc tế
Các quan chức trong chính quyền Tổng thống Trump cho rằng Tòa án hình sự quốc tế đe dọa xâm phạm chủ quyền quốc gia Mỹ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 11/6 ban hành sắc lệnh cho phép trừng phạt các thành viên Tòa án hình sự quốc tế liên quan tới cuộc điều tra về vai trò của các lực lượng Mỹ trong các tội ác chiến tranh ở Afghanistan.
Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Getty.
Sắc lệnh của Tổng thống Trump cho phép Ngoại trưởng Mike Pompeo tham vấn với Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin trong việc phong tỏa tài sản ở Mỹ của các thành viên Tòa án hình sự quốc tế liên quan tới cuộc điều tra nói trên. Sắc lệnh này cũng cho phép Ngoại trưởng Mỹ cấm những cá nhân này và gia đình của họ nhập cảnh vào Mỹ.
Các quan chức trong chính quyền Tổng thống Trump cho rằng Tòa án hình sự quốc tế đe dọa xâm phạm chủ quyền quốc gia Mỹ đồng thời cáo buộc Nga đã thao túng cơ quan này nhằm phục vụ cho lợi ích của mình. Ngoại trưởng Mike Pompeo cảnh báo các đồng minh thân cận của Mỹ, đặc biệt là các nước thuộc NATO đang tham gia chống khủng bố ở Afghanistan, có thể là mục tiêu tiếp theo của cuộc điều tra này.
Tòa án hình sự quốc tế tháng 3/2020 đã bắt đầu tiến hành điều tra các tội ác chiến tranh ở Afghanistan từ 2003 tới 2014 trong đó có cáo buộc tra tấn tù nhân do các lực lượng Mỹ và CIA thực hiện.
Tòa án hình sự quốc tế được thành lập năm 2002 nhằm truy tố các tội ác chiến tranh, tội ác diệt chủng và các tội ác chống lại loài người. Mỹ chưa bao giờ là thành viên của tòa án này.
Pháp bắt kẻ tài trợ vụ diệt chủng Rwanda khiến 800.000 người chết Cảnh sát Pháp đã bắt giữ nghi phạm chủ chốt cuối cùng trong vụ diệt chủng Rwanda khiến 800.000 người bị sát hại vào năm 1994. Văn phòng công tố viên và cảnh sát Pháp cho biết tại thời điểm bị bắt, Felicien Kabuga đang sống dưới danh tính giả ở vùng ngoại ô thủ đô Paris. Tên này từng là một trong...