Quốc tế đồng lòng kêu gọi ngừng bắn nhân đạo tại Gaza
Trong bối cảnh thương vong do các cuộc tấn công của Israel nhằm vào Hamas tại Dải Gaza gia tăng báo động, đa số các nước thành viên Đại hội đồng Liên hợp quốc (UNGA) ngày 12/12 đã đồng ý thông qua một nghị quyết kêu gọi ngừng bắn tại khu vực này.
Khói bốc lên sau một cuộc không kích của Israel ở Khan Younis, phía Nam Gaza ngày 12/12. Ảnh AP.
Ngày 12/12 (theo giờ New York, Mỹ), UNGA khóa 78 đã thông qua một nghị quyết kêu gọi ngừng bắn vì nhân đạo ngay lập tức ở Dải Gaza. Nghị quyết được thông qua tại Phiên họp khẩn cấp thứ 10 của UNGA về khủng hoảng Gaza, diễn ra dưới sự chủ trì của Chủ tịch Dennis Francis. Tại phiên bỏ phiếu, nghị quyết do Ai Cập, đại diện cho nhóm các quốc gia Arab, bảo trợ này nhận được 153 phiếu thuận, 10 phiếu chống và 23 phiếu trắng. Nghị quyết cũng kêu gọi các bên ngừng bắn vì nhân đạo ở Gaza và trả tự do vô điều kiện cho các con tin ngay lập tức. Các điều khoản bổ sung của Áo và Mỹ vào bản nghị quyết, trong đó lên án trực tiếp phong trào Hamas, đã không nhận được số phiếu ủng hộ cần thiết. Phiên họp khẩn diễn ra trong bối cảnh chiến sự giữa Israel và phong trào Hồi giáo Hamas chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, trong khi Hội đồng Bảo an LHQ tiếp tục bế tắc trong việc tìm kiếm một hành động thống nhất nhằm tìm lối thoát cho cuộc khủng hoảng. Phát biểu khai mạc phiên họp của UNGA, Chủ tịch Dennis Francis nhấn mạnh khủng hoảng nhân đạo ở Gaza đang ngày càng nghiêm trọng, đồng thời một lần nữa yêu cầu các bên ngừng bắn nhân đạo ngay lập tức, nêu bật nhiệm vụ cấp bách là chấm dứt mọi hành động bạo lực và thù địch nhằm vào dân thường vô tội. Theo ông Francis, “đang có các cuộc tấn công tàn bạo nhằm vào dân thường, sự sụp đổ của các hệ thống nhân đạo và thiếu tôn trọng sâu sắc luật pháp quốc tế”. Quan chức này khẳng định chiến tranh cũng phải có luật lệ và các bên không được phép chệch hướng khỏi các nguyên tắc và giá trị cốt lõi.
Đại sứ Ai Cập tại LHQ, Osama Mahmoud Abdelkhalek Mahmoud, tuyên bố nghị quyết do nước này đề xuất “rất đơn giản, rõ ràng”, “hệ thống y tế, hỗ trợ nhân đạo đang bị hủy hoại ở Gaza và việc thông qua, thực thi nghị quyết này chỉ nhằm bảo vệ tính mạng cho thường dân vô tội”. Theo ông Abdelkhalek Mahmoud, nhóm các nước Arab tin rằng nỗ lực của một nhóm nhỏ quốc gia đi ngược lại lập trường chung của cộng đồng quốc tế dựa trên khái niệm rằng Israel có quyền tự vệ, song rõ ràng đây là trường hợp điển hình về tiêu chuẩn kép và Israel không có quyền đó. Đại sứ Ai Cập nhấn mạnh các tội ác chiến tranh nhằm vào người dân Palestine cần phải chấm dứt.
Video đang HOT
Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus ngày 12/12 viết trên mạng xã hội X, bày tỏ quan ngại về các vụ tấn công vào bệnh viện ở Gaza, mới nhất là vào bệnh viện Kamal Adwan, ở phía Bắc Dải Gaza, đồng thời kêu gọi cần bảo vệ tất cả mọi người ở trong bệnh viện. “Chúng tôi cũng đề nghị ngừng bắn ngay lập tức và cho phép tiếp cận nhân đạo bền vững tới các cơ sở y tế ở Dải Gaza”, người đứng đầu WHO nhấn mạnh. Đáng chú ý, dựa trên ảnh vệ tinh chụp được hôm 26/11, Trung tâm Vệ tinh của LHQ (UNOSAT) xác định rằng 18% cơ sở hạ tầng của Gaza đã bị phá hủy kể từ khi xảy ra cuộc xung đột. Theo đó, UNOSAT đã xác định được 10.049 công trình bị phá hủy, 8.243 công trình bị hư hỏng nặng và 19.087 công trình bị hư hỏng vừa phải, tổng cộng 37.379 công trình bị ảnh hưởng. “Những phát hiện này nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết phải ngừng bắn ngay lập tức và hỗ trợ để giải quyết cuộc khủng hoảng nhân đạo đang gia tăng ở Dải Gaza”, theo thông báo của UNOSAT.
Trong khi đó, người đứng đầu Cao ủy Nhân quyền LHQ (OHCHR) Volker Turk ngày 12/12 cũng cảnh báo rằng từ “sụp đổ” không đủ để nói về tình hình nhân đạo tại Dải Gaza. Phát biểu trước báo giới tại Geneva (Thụy Sĩ), ông Turk nhấn mạnh tình hình nhân đạo tại vùng lãnh thổ này hiện vô cùng bấp bênh, thậm chí đang bên bờ vực thẳm. Quan chức LHQ kêu gọi các bên xung đột ở Gaza tôn trọng các chuẩn mực nhân quyền quốc tế.
Bên cạnh đó, trong tuyên bố chung đưa ra trước cuộc bỏ phiếu của LHQ, Thủ tướng Canada Justin Trudeau cùng người đồng cấp Australia, Anthony Albanese và người đồng cấp New Zealand, Christopher Luxon đã nhấn mạnh Israel và Hamas phải nỗ lực hướng tới “một lệnh ngừng bắn bền vững”. Theo đó cần có một thỏa thuận ngừng bắn kéo dài nhiều ngày giống như thỏa thuận vào tháng trước để mở đường cho hoạt động viện trợ nhân đạo cũng như trao trả con tin và tù nhân giữa hai bên. Ba nhà lãnh đạo cũng hối thúc phía Hamas thả những người mà phong trào này bắt giữ trong cuộc tấn công Israel hồi tháng 10, nêu bật tầm quan trọng của “việc tiếp cận nhân đạo an toàn và không bị cản trở” tới Dải Gaza, đồng thời yêu cầu Israel ngừng bao vây vùng lãnh thổ này.
Trong diễn biến khác, Tổng thống Mỹ Joe Biden cảnh báo Israel đang đánh mất sự ủng hộ trên toàn thế giới vì cuộc xung đột với Hamas. Phát biểu tại cuộc gặp mặt với các nhà tài trợ cho chiến dịch tranh cử của mình, Tổng thống Joe Biden cho rằng Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cần thay đổi nhằm t&ig
Liên hợp quốc cảnh báo hoạt động nhân đạo tại Gaza đang xấu đi
Ngày 7/12, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) phụ trách điều phối các vấn đề nhân đạo và cứu trợ khẩn cấp, ông Martin Griffiths nhận định chương trình nhân đạo hiện nay tại Dải Gaza đã hoạt động không còn hiệu quả.
Người dân Palestine sơ tán tránh chiến sự tại thành phố Khan Younis, phía Nam Dải Gaza ngày 1/12/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Phát biểu tại cuộc họp báo ở Geneva (Thụy Sĩ), ông Griffiths bày tỏ quan ngại khi các cuộc tấn công quân sự liên tiếp đã phá hủy các vùng an toàn từng được thiết lập, cản trở các hoạt động nhân đạo. Ông đã nhấn mạnh đến những khó khăn trong việc lên kế hoạch và triển khai vận chuyển hàng nhân đạo hiện nay. Tình trạng thiếu an toàn có thể làm gián đoạn hoạt động của các đoàn cứu trợ và khiến họ đối mặt với nguy cơ bị tấn công. Áp lực đang gia tăng đối với 2 triệu người dân tại Gaza khi họ buộc phải di dời xa hơn về phía Nam mà không có khu vực nào thực sự an toàn, đồng thời đối mặt với tương lai tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Ông Griffiths cho rằng việc Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres kích hoạt điều 99 của Hiến chương LHQ vào ngày 6/12 vừa qua, cho thấy những diễn biến tại Gaza đang là mối đe dọa khẩn cấp đối với hòa bình và an ninh quốc tế. Tuy nhiên, quan chức này tiết lộ đại diện của Ai Cập, Mỹ, LHQ và Israel đang thảo luận về vấn đề mở cửa khẩu Kerem Shalom. Ông đánh giá đây là dấu hiệu cho thấy cửa khẩu này sẽ sớm được mở. Nếu điều này thành hiện thực, đây sẽ là bước tiến lớn giúp hoạt động nhân đạo có thể đến với vùng lãnh thổ của Palestine.
Trong khi đó, Đại tá Elad Goren, quan chức của COGA - cơ quan của Israel phụ trách điều phối vấn đề dân thường với Palestine, cũng xác nhận trong những ngày tới, Israel sẽ mở cửa khẩu Kerem Shalom để tiến hành kiểm tra.
Cửa khẩu Rafah ở khu vực biên giới với Ai Cập hiện chỉ được thiết kể để người dân qua lại, chứ không phải xe tải. Trong khi đó, 60% hàng hóa chuyên chở bằng xe tải vào Gaza trước khi xung đột nổ ra vào ngày 7/10 là đi qua cửa khẩu Kerem Shalom. Cửa khẩu này nằm ở biên giới phía Nam Dải Gaza với Israel và Ai Cập, cả hai nước này đều đang để ngỏ khả năng khôi phục lại hoạt động của tuyến đường.
Theo Cơ quan LHQ về người tị nạn Palestine, ước tính có 1,9 triệu người tại Gaza (tương đương 85% dân số) đã phải rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn. Họ đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nhu yếu phẩm như lương thực, nước sạch, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, vệ sinh. Một cuộc khảo sát do Chương trình Lương thực thế giới của LHQ thực hiện cho thấy hiện có 83-97% hộ gia đình không có thực phẩm phù hợp. Tại một số khu vực, có tới 90% hộ gia đình chịu cảnh không lương thực trong cả ngày, một số hộ đã phải chấp nhận tình cảnh này suốt 10 ngày trong tháng vừa qua.
Nhà Trắng cho biết cũng trong ngày 7/12, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ dân thường tại Gaza và cho phép thêm hàng cứu trợ vào khu vực này.
Trong cuộc điện đàm với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, Tổng thống Biden đã kêu gọi thiết lập hành lang nhân đạo để người dân có thể di chuyển an toàn giữa các điểm nóng về chiến sự. Ông cũng hoan nghênh việc Israel cho phép thêm nhiên liệu vào Gaza sau khi lệnh ngừng bắn chấm dứt, đồng thời nhấn mạnh tính cấp thiết của việc tăng thêm viện trợ cho tất cả người dân trong khu vực.
Trong cuộc điện đàm riêng rẽ với Quốc vương Jordan Abdullah II, Tổng thống Biden cho rằng cần duy trì các nỗ lực để khôi phục lệnh ngừng bắn. Hai nhà lãnh đạo cũng nhất trí hướng tới hòa bình lâu dài và bền vững tại Trung Đông, bao gồm việc thiết lập nhà nước Palestine.
Báo động nạn lừa đảo quyên góp cho nạn nhân chiến tranh ở Trung Đông Những kẻ lừa đảo đang lợi dụng tình hình xung đột ở Trung Đông bằng cách kêu gọi chuyển tiền quyên góp cho nạn nhân chiến tranh. Người dân Palestine đợi tại cửa khẩu Rafah bên phía Ai Cập để vào Gaza, ngày 25/11/2023, sau khi lệnh ngừng bắn có hiệu lực. Ảnh: THX/TTXVN Công ty an ninh mạng Netcraft của Anh cho...