Quốc hội sẽ thông qua hai nghị quyết và thảo luận hai dự án luật
Theo Chương trình Kỳ họp 7, sáng 10/6, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Nghị quyết về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2020.
Toàn cảnh phiên họp Quốc hội. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN
Thời gian còn lại của buổi sáng, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương.
Dự án Luật trình Quốc hội cho ý kiến lần này với phạm vi sửa đổi, bổ sung tập trung vào vấn đề tinh gọn bộ máy, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền và rà soát lại chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các thiết chế hành chính nhà nước.
Dự án Luật dự kiến sửa đổi, bổ sung 05 điều của Luật Tổ chức Chính phủ và 28 điều của Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Trong đó, nội dung sửa đổi, bổ sung của Luật Tổ chức Chính phủ tập trung vào nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ.
Những nội dung sửa đổi, bổ sung trong Luật Tổ chức chính quyền địa phương tập trung vào việc phân quyền, phân cấp, ủy quyền giữa các cơ quan của chính quyền địa phương các cấp; cơ cấu tổ chức của Hội đồng Nhân dân; phương thức hoạt động của chính quyền địa phương; cu thê hoa chu trương săp xêp đơn vi hanh chinh câp huyên, câp xa.
Cuối phiên thảo luận, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân giải trình ý kiến của đại biểu Quốc hội.
Trong phiên làm việc buổi chiều, các đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 81/2014/QH13 ngày 21/11/2014 của Quốc hội về việc thi hành Luật tổ chức Tòa án nhân dân.
Video đang HOT
Sau nội dung này, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.
Dự thảo Luật tập trung sửa đổi, bổ sung 03 điều, đó là: Điều 1 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi 17 điều, khoản và bãi bỏ 03 khoản, điểm về đối tượng công chức, chính sách đối với người có tài năng, ngạch công chức, tuyển dụng công chức, phân loại, đánh giá và xử lý cán bộ công chức); Điều 2 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Viên chức (sưa đôi 7 điêu, khoan vê tiêu chi phân loai đơn vi sư nghiêp công lâp, chê đô hơp đông đôi vơi viên chưc, đanh gia viên chưc, chê đô thôi viêc va xư ly ky luât viên chưc); Điều 3 về hiệu lực thi hành.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân sẽ giải trình ý kiến của đại biểu Quốc hội nêu tại phiên thảo luận.
Theo TTXVN/Báo Tin tức
Đề xuất bỏ biên chế suốt đời, xoá hình thức kỷ luật giáng chức
Chính phủ đề xuất tất cả các trường hợp viên chức được tuyển dụng mới tới đây sẽ chỉ được ký hợp đồng xác định thời hạn thay vì "biên chế suốt đời".
Chiều 24/5, Quốc hội nghe trình bày Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.
Bỏ biên chế suốt đời
Một nội dung mới đáng chú ý trong tờ trình của Bộ trưởng Bộ Nội vụ là đề xuất đối với tất cả các trường hợp viên chức được tuyển dụng mới sau khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức có hiệu lực sẽ thực hiện ký kết hợp đồng xác định thời hạn.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân trình bày Tờ trình dự án Luật tại phiên họp.
Đây được xem là biện pháp thúc đẩy canh tranh vi tri viêc lam đê nâng cao chât lương đôi ngu can bô, công chưc, viên chưc từ đó thu hút, trọng dụng nhân tài có trọng tâm, trọng điểm, gắn chế độ tiền lương với vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo.
Đây là phương án được Bộ Nội vụ lựa chọn trình ra Quốc hội xem xét, bên cạnh phương án giữ như quy định hiện hành là sẽ ký hợp đồng không xác định thời hạn, để người lao động yên tâm làm việc.
Về kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu, Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết, qua tổng hợp, ý kiến các Bộ, ngành, địa phương đều nhất trí với việc bổ sung quy định về xử lý kỷ luật hành chính đối với cán bộ, công chức, viên chức sau khi nghỉ việc, nghỉ hưu mới phát hiện có hành vi vi phạm trong thời gian công tác.
Một số ý kiến đề nghị cân nhắc về tính pháp lý vì đối tượng này không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật; hệ quả pháp lý của việc xóa tư cách chức vụ đã đảm nhiệm tại thời điểm có hành vi vi phạm, theo đó những văn bản, quyết định của những người này ký còn hiệu lực hay không...
Tuy nhiên, do đây là hình thức xử lý kỷ luật mới, đối tượng áp dụng tương đối rộng nên quá trình thực hiện có thể phát sinh một số vấn đề pháp lý khác nhau đối với các đối tượng khác nhau. Vì vậy, những nội dung này Chính phủ báo cáo Quốc hội cho phép quy định chi tiết ở Nghị định.
Xem xét bỏ hình thức kỷ luật giáng chức
Liên quan đề xuất không tiếp tục quy định hình thức kỷ luật giáng chức, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cho hay hiện còn 2 phương án. Một là, không tiếp tục quy định hình thức kỷ luật giáng chức, bởi vì việc quy định đồng thời 2 hình thức kỷ luật "giáng chức" và "cách chức" áp dụng đối với những người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý dễ dẫn đến tình trạng nể nang, chỉ áp dụng hình thức "giáng chức" thay vì phải áp dụng hình thức "cách chức".
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định trình bày báo cáo thẩm tra.
Hơn nữa, quy định về hình thức kỷ luật giáng chức là không phù hợp với việc bố trí công chức theo vị trí việc làm. Vì vậy, để bảo đảm tính nghiêm minh, sự nghiêm khắc đối với các hành vi vi phạm của đội ngũ công chức lãnh đạo, quản lý, tránh tình trạng lợi dụng quy định để xử lý kỷ luật ở mức độ nhẹ hơn thì không nên tiếp tục quy định hình thức kỷ luật giáng chức.
Hai là, giữ hình thức kỷ luật giáng chức như Luật Cán bộ, công chức hiện hành. Dự thảo Luật Chính phủ trình Quốc hội theo phương án không tiếp tục quy định hình thức kỷ luật giáng chức theo phương án 1.
Bên cạnh đó, dự thảo Luật không tiếp tục quy định đối tượng lãnh đạo, quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập là công chức. Đây cũng là nội dung quan trọng, ảnh hưởng đến số lượng lớn đội ngũ lãnh đạo, quản lý trong các đơn vị sự nghiệp công lập. Do đó, Chính phủ báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định.
Trình bày Báo cáo thẩm tra về 2 dự án luật này, Chủ nhiệm Ủy ban Nguyễn Khắc Định nêu rõ, Uy ban Phap luât nhân thây, nhưng nôi dung giao Chinh phu quy đinh chi tiêt trong dư thao Luât tương đôi nhiêu va rât quan trong nhưng hô sơ dư an Luât mơi co 3 dư thao Nghi đinh quy đinh chi tiêt.
Đê nghi Chinh phu chi đao sat sao viêc xây dưng, chinh ly va ban hanh cac văn ban quy đinh chi tiêt, bao đam văn ban đươc ban hanh kha thi, co hiêu lưc cung thơi điêm co hiêu lưc cua Luât sưa đôi, bô sung môt sô điêu cua Luât Can bô, công chưc va Luât Viên chưc.
DUY THÀNH
Theo VTC
Xử lý 7 vụ việc về kỷ luật, kỷ cương công vụ ở Hà Nội Chiều 13/5, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về kiểm tra công vụ do Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân làm Tổ trưởng đã kiểm tra công vụ tại UBND TP Hà Nội. Toàn cảnh buổi làm việc. Báo cáo tại buổi làm việc, Giám đốc Sở Nội vụ TP Hà Nội Trần Huy Sáng cho biết, thực hiện...