Quốc hội Pháp thông qua luật cho phép nghe lén người dân
Quốc hội Pháp ngày 24.6 đã thông qua luật tăng thêm quyền cho cơ quan tình báo quốc gia trong việc nghe lén điện thoại người dân.
Quốc hội Pháp đã tăng cường quyền giám sát cho các lực lượng tình báo trong việc nghe lén – Ảnh: Reuters
Mặc sự phản đối từ các tổ chức dân sự, chính quyền Tổng thống Francois Hollande đã thúc đẩy việc thông qua luật này từ đầu năm 2015, sau vụ khủng bố tòa soạn Charlie Hebdo tại Paris hồi tháng 1 khiến 12 người thiệt mạng.
Luật này được quốc hội Pháp thông qua ngày 24.6. Theo đó, cơ quan tình báo được phép sử dụng các thiết bị như điện thoại, máy quay phim, các máy ghi âm nhỏ và các thiết bị khác để nghe lén mà không đòi hỏi lệnh từ tòa án, theo Reuters ngày 25.6.
Thay vì phải chờ sự phê chuẩn của một thẩm phán, các quan chức an ninh giờ đây có thể thực hiện việc theo dõi sau khi hỏi ý kiến của một cơ quan giám sát mới thành lập riêng cho các hoạt động này.
Video đang HOT
Trong trường hợp ngoại lệ, các lực lượng theo dõi cũng có thể sử dụng thiết bị gián điệp gọi là IMSI Catcher, giúp ghi lại mọi tín hiệu điện thoại, internet hoặc tin nhắn hội thoại trong khu vực.
Đảng Xã hội của Tổng thống Francois Hollande ủng hộ luật này, xem đây là yếu tố quan trọng trong hoạt động chống khủng bố và khác với đạo luật PATRIOT (đạo luật Đoàn kết và tăng cường sức mạnh nước Mỹ, bằng cách cung cấp những công cụ phù hợp để nghe lén và theo dõi các hoạt động khủng bố) của Mỹ được đưa ra sau vụ khủng bố 11.9.2001.
Bảo Vinh
Theo Thanhnien
WikiLeaks: Ba đời tổng thống Pháp bị Mỹ nghe lén
WikiLeaks đã công bố các báo cáo tình báo mật và các tài liệu kỹ thuật cho thấy Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA) đã ngầm theo dõi hoạt động của các tổng thống Pháp như Jacques Chirac, Nicolas Sarkozy và Francois Hollande.
Tổng thống Pháp Francois Hollande cùng cựu Tổng thống Jacques Chirac - Ảnh: Reuters
Trong bộ hồ sơ mang tên "Tình báo Elysee" mà WikiLeaks công bố bao gồm các báo cáo tình báo mật của NSA và các tài liệu về các cuộc nói chuyện giữa các quan chức cấp cao của Pháp trong 10 năm qua, theo France24 ngày 24.6.
Những thông tin này được báo Liberation (Pháp) và trang mạng Mediapart đăng tải đầu tiên, nói rằng NSA đã bắt đầu do thám các tổng thống Pháp ít nhất là từ năm 2006 đến tháng 5.2012, thời điểm ông Hollande lên thay tổng thống Sarkozy, theo Reuters.
Những tài liệu này tiết lộ việc NSA do thám tổng thống Hollande và 2 cựu tổng thống Chirac (nhiệm kỳ 1995-2007) và Sarkozy (2007-2012). Văn phòng các bộ trưởng và đại sứ Pháp tại Mỹ cũng bị nghe lén, theo Reuters.
WikiLeaks cho hay, NSA đã theo dõi việc Pháp giải quyết các vấn đề về cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, cuộc khủng hoảng nợ của Hy Lạp và các vấn đề của lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU).
Những báo cáo trước đó tiết lộ rằng NSA đã từng ghi âm các cuộc điện thoại cá nhân của thủ tướng Đức Angela Merkel. Vụ việc đã gây ầm ĩ tại Đức và mở ra một cuộc điều tra chính thức về phạm vi hợp tác giữa cơ quan tình báo Đức với Mỹ.
WikiLeaks nói rằng trong khi vụ phơi bày các thông tin về Đức chỉ tập trung vào việc các quan chức Đức bị cơ quan tình báo Mỹ theo dõi, thì những công bố mới nhất này đã đưa ra cái nhìn rõ ràng hơn về hoạt động gián điệp của Mỹ đối với các nước đồng minh của mình.
Hơn nữa, các báo cáo còn chỉ ra cách mà Mỹ theo dõi các cuộc gọi về các vấn đề chính trị, kinh tế và tình báo ngoại giao của các lãnh đạo và bộ trưởng Pháp.
Năm 2013, Pháp và Đức từng thúc đẩy đưa ra một bộ quy tắc ứng xử về hoạt động gián điệp sau những báo cáo của WikiLeaks có từ những năm 1970 tiết lộ các quan chức ngoại giao Mỹ thời bấy giờ đã theo dõi chặt chẽ 2 ông Jacques Chirac và Francois Mitterrand, những người sau này trở thành tổng thống Pháp.
Hiện văn phòng tồng thống Pháp chưa đưa ra bình luận gì về những công bố của WikiLeaks, nhưng cho hay tổng thống Hollande đang chuẩn bị cuộc họp với ủy ban quốc phòng để bàn về vấn đề này. Trong khi đó Bộ Ngoại giao Pháp từ chối bình luận về công bố này.
Ned Price, người phát ngôn NSA nói rằng cơ quan này sẽ không bình luận gì về các cáo buộc về hoạt động tình báo đặc biệt, theo The Guardian.
WikiLeaks cho biết sẽ cung cấp thêm nhiều tiết lộ quan trọng trong tương lai gần. Hồi tuần trước, WikiLeaks đã công bố hơn 60.000 bức điện tín, tài liệu của chính quyền Ả Rập Xê Út và tuyên bố sẽ tiếp tục đưa thêm nửa triệu tài liệu nữa trong vài tuần tới.
Bảo Vinh
Theo Thanhnien
Mỹ phủ nhận nghe lén tổng thống Pháp Ngoại trưởng John Kerry hôm qua khẳng định Mỹ không nghe lén Tổng thống Pháp Francois Hollande hay các quan chức trong chính phủ nước này như trang WikiLeaks công bố. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry. Ảnh: AFP. "Chúng tôi không nhằm vào Tổng thống Hollande. Chúng tôi sẽ không nhằm vào những người bạn như Tổng thống Hollande", Reuters dẫn lời Ngoại...