Quốc hội “nắn” các Bộ trưởng trả lời chất vấn
Quốc hội nhắc Bộ trưởng Tài chính hạn chế sử dụng vay mới để đảo nợ cũ; Bộ trưởng GD-ĐT cần tiếp thu Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa; Bộ trưởng Tư pháp phát huy vai trò người đứng đầu; Tổng Thanh tra Chính phủ xây dựng nội bộ ngành trong sạch…
Sáng 24/6, trước phiên bế mạc kỳ họp thứ 7, Quốc hội đưa ra biểu quyết với Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn. Hơn 96% các đại biểu đã bấm nút tán thành toàn bộ nội dung nghị quyết.
Hơn 96% các đại biểu đã bấm nút tán thành toàn bộ nội dung Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn (Ảnh: Việt Hưng)
Đôi vơi Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng, Nghị quyết về vấn đề chất vấn nêu rõ yêu cầu có giai pháp cần thiết bảo đảm an toàn, an ninh tài chính về nợ công, nợ Chính phủ trong giơi han cho phép; tái cơ cấu nợ công theo hướng chuyển từ cơ cấu vay ngắn hạn sang vay dài hạn, phát hành trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn dài hơn; giảm bội chi ngân sách, hạn chế sử dụng vay mới để đảo nợ cũ; ra soat, đánh giá tổng thể nợ công, nợ của Chính phủ để có giải pháp cân đối vay và trả nợ, bảo đảm an toàn nợ công trong dai han.
Kết quả thực hiện các yêu cầu này Bộ trưởng Tài chính được yêu cầu báo cáo lại Quốc hội vào kỳ họp thứ 8 tới đây.
Trong lĩnh vực của mình, Bộ trưởng Tài chính cũng được nhắc thực hiện thu đúng, thu đủ, kip thơi vao ngân sach nha nươc và cân đối thu chi hợp lý để đam bao cac nhu câu chi trong dư toan, tăng khả năng trả nợ của ngân sách nhà nước; phối hợp với các bộ, ngành, địa phương phát hiện, ngăn ngừa và xử lý tình trạng gian lận thương mại, trốn thuế, nợ thuế, hoàn thuế sai, chuyển giá.
Việc chi ngân sách cần theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức, tiết kiệm; bội chi chủ yếu dành cho đầu tư phát triển.
Về vấn đề đẩy mạnh cổ phần hóa DNNN, Quốc hội yêu cầu Bộ trưởng Tài chính bảo đảm công khai, minh bạch, bảo vệ tài sản của Nhà nước; đôi mơi quan tri doanh nghiệp sau cổ phần hoá, nâng cao hiệu quả quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp; thực hiện tái cơ cấu đầu tư và doanh nghiệp; xây dựng phương án sử dụng và quản lý nguồn vốn từ kết quả cổ phần hóa DNNN để báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 8.
Video đang HOT
Đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo, mốc thời gian cụ thể được đề ra cho Bộ trưởng Phạm Vũ Luận là báo cáo lại Quốc hội về các biện pháp triển khai Chương trình hành động của Chính phủ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông sẽ trình Quốc hội xem xét, quyết định vào kỳ họp thứ 8 được nhắc phải tiếp thu, hoàn chỉnh để triển khai tổ chức thực hiện trong giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo.
Về vấn đề tuyển sinh, Quốc hội nhắc Bộ trưởng Phạm Vũ Luận căn cứ kết quả dự báo lao động việc làm hàng năm để có định hướng đối với hoạt động tuyển sinh, đào tạo phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động. Tiêp tuc ra soat, co giai phap chân chinh tinh trang mơ trương đai hoc va tuyên sinh tran lan, nâng cao chất lượng đào tạo, đưa giao duc đai hoc vao nên nêp.
Quốc hội cũng nhắc Bộ trưởng Tư pháp tăng cường vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu ngành trong việc thẩm định, kiểm tra quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật (Ảnh: Việt Hưng)
Đối với Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường, Nghị quyết chất vấn nêu yêu cầu triển khai đồng bộ các biện pháp bảo đảm thi hành Hiến pháp mới. Theo đo, tập trung ra soat toàn bộ hệ thống pháp luật, xác định các quy định trái Hiến pháp để đình chỉ thi hành, các quy định cần sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành mới để cụ thể hóa Hiến pháp; đôn đốc việc chuẩn bị các dự án luật, pháp lệnh trực tiếp phục vụ triển khai thi hành Hiến pháp trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua trong các năm 2014 và 2015.
Quốc hội cũng nhắc Bộ trưởng Tư pháp tăng cường vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu ngành trong việc thẩm định, kiểm tra quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất, đồng bộ và khả thi của hệ thống pháp luật; kiểm tra, đôn đốc việc xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết, hương dân thi hành luật, pháp lệnh, giảm số văn bản nợ đọng; nâng cao chất lượng công tác kiểm soát thủ tục hành chính, kiểm tra văn bản quy pham phap luât, kip thơi phat hiên, xư ly và kiến nghị xử lý sai pham.
Lĩnh vực thanh tra của Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh cũng có nhiều nội dung được lưu ý, trong đó có yêu cầu tập trung xây dựng, hoàn thiện thể chế pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Từ nay đến hết năm 2014, chuẩn bị, trình Chính phủ ban hành quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, thưc hiên kết luận thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.
Lĩnh vực thanh tra của Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh có nhiều nội dung được lưu ý (Ảnh: Việt Hưng)
Cơ quan thanh tra phải phối hợp chặt chẽ với các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, kiểm toán nha nươc trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng; có biện pháp đẩy mạnh sư tham gia cua nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các cơ quan thông tin, tuyên truyền, báo chí trong công tac đấu tranh phòng, chống tham nhũng.
Nghị quyết nhấn mạnh yêu cầu đối với những vụ, việc có dấu hiệu tội phạm phải chuyển ngay đến cơ quan có trách nhiệm để thực hiện việc điều tra, truy tố, xét xử theo quy định của pháp luật. Có kế hoạch tổ chức thực hiện kết luận thanh tra, bảo đảm xử lý đến cùng kết luận của cơ quan thanh tra.
Riêng ngành thanh tra, Quốc hội đòi hỏi xây dựng ngành trong sạch, vững mạnh, đủ năng lực, phẩm chất hoàn thành nhiệm vụ được giao; tạo chuyển biến rõ nét trong đấu tranh phòng, chống tội phạm tham nhũng và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 8.
P.Thảo
Theo Dantri
Chốt danh sách 4 bộ trưởng trả lời chất vấn
Quốc hội đã chốt danh sách 4 vị trưởng ngành sẽ trả lời chất vấn gồm Tư pháp, Tài chính, Giáo dục - Đào tạo và Thanh tra Chính phủ. Hiện chưa chốt là Thủ tướng hay một vị Phó thủ tướng sẽ trả lời chất vấn sau cùng để làm rõ thêm các vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm.
Ảnh minh họa
Thông tin trên vừa được Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết khi trao đổi với báo giới bên hành lang phiên họp Quốc hội sáng nay 6.6.
Theo đó, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng sẽ trả lời chất vấn các nhóm vấn đề gồm đầu tư công, quản lý đầu tư công, giảm nợ đầu tư công, kiểm soát đầu tư công; giá cả thị trường, nhất là các mặt hàng thiết yếu; kiểm soát thuế, chống chuyển giá, chống thất thu thuế; đẩy nhanh tiến trình đổi mới doanh nghiệp Nhà nước. Các vị tư lệnh ngành Kế hoạch - Đầu tư, Công thương sẽ "chia lửa" với Bộ trưởng Tài chính ở nhóm vấn đề này.
Với Bộ trưởng Giáo dục - Đào tạo Phạm Vũ Luận, các nhóm vấn đề phải giải trình tập trung vào chất lượng đào tạo đại học, dạy nghề; giảm tỷ lệ sinh viên ra trường thất nghiệp; đề án đổi mới giáo dục, việc thay đổi sách giáo khoa mà thời gian qua dư luận bức xúc nhiều.
Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường sẽ giải trình các vấn đề liên quan đến Hiến pháp mới thông qua, việc triển khai thực hiện; tình hình ban hành văn bản pháp luật; thi hành án dân sự.
Các nhóm vấn đề về giải quyết khiếu nại tố cáo tồn đọng; phòng chống tham nhũng, ngay trong nội bộ ngành thanh tra, giải pháp nào... sẽ là những vấn đề Tổng thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh phải giải đáp trước Quốc hội.
Liên quan đến các câu hỏi chất vấn về biển Đông, ông Phúc cho biết có đại biểu đề nghị Thủ tướng trả lời một số vấn đề liên quan đến biển Đông. "Việc Thủ tướng trả lời chất vấn hay giao một Phó thủ tướng trả lời thì Chính phủ sẽ có ý kiến. Sau khi các bộ trưởng trả lời, Chính phủ sẽ có phần trả lời thêm, trong đó sẽ trả lời các câu hỏi của đại biểu liên quan đến biển Đông", Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nói.
Lý do vì sao Bộ trưởng Quốc phòng, Ngoại giao không trả lời chất vấn trong bối cảnh biển Đông nóng bỏng, theo ông Phúc, là vì tiêu chí lựa chọn bộ trưởng trả lời chất vấn là vấn đề bức xúc, nhiều đại biểu có ý kiến. "Cũng nên chọn những vị từ đầu nhiệm kỳ đến giờ chưa trả lời lần nào. Đồng thời phải cân đối hài hòa các nhóm vấn đề về kinh tế, xã hội, tư pháp. Khi đưa phiếu thăm dò tới đại biểu, họ sẽ căn cứ vào các tiêu chí đó để lựa chọn. Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổng hợp rồi hỏi lại đại biểu. Một bộ trưởng chỉ được trả lời chất vấn khi được đại biểu đồng ý", ông Phúc nói thêm.
Còn về lý do vì sao Bộ trưởng Y tế nhận được nhiều câu hỏi nhưng không chọn để trả lời chất vấn, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội giải thích: Bộ trưởng Y tế cũng nằm trong nhóm có nhiều vấn đề bức xúc, nhận được nhiều câu hỏi, nhưng Bộ trưởng Y tế trước đó đã trả lời chất vấn một lần rồi.
Theo ông Phúc, trước kỳ họp này, tại phiên họp 26, Bộ trưởng Y tế đã trả lời chất vấn Ủy ban Thường vụ Quốc hội, được phát thanh truyền hình trực tiếp cho toàn dân theo dõi, trực tuyến đến 63 đầu cầu để các đại biểu chất vấn.
Theo thứ tự trả lời chất vấn, Bộ trưởng Tài chính sẽ đăng đàn đầu tiên, kế đến là Bộ trưởng Giáo dục - Đào tạo, Bộ trưởng Tư pháp, Tổng thanh tra Chính phủ.
Theo TNO
Hoàn thiện cơ chế bảo vệ Hiến pháp theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng Văn kiện Đại hội lần thứ XI của Đảng đã xác định: "Nghiên cứu xây dựng, bổ sung các thể chế, cơ chế vận hành cụ thể để đảm bảo nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân và nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các...